Giám sát, đánh giá quá trình thực hiện các nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống tiêu chí và ứng dụng đánh giá chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước (Trang 44)

9. Kết cấu của luận văn

2.4.3. Giám sát, đánh giá quá trình thực hiện các nhiệm vụ

Căn cứ vào chế độ kiểm tra, định kỳ 6 tháng một lần Ban chủ nhiệm Chƣơng trình phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ KH&CN, Bộ chủ quản kiểm tra việc thực hiện nội dung khoa học và sản phẩm của các đề tài, dự án theo tiến độ nhƣ trong hợp đồng đã ký.

Thời gian kiểm tra là mỗi năm 02 đợt, trƣớc ngày 15/6 và ngày 15/12 hàng năm, Chủ nhiệm và cơ quan chủ trì nhiệm vụ gửi Biên bản kiểm tra định kỳ lên Ban chủ nhiệm chƣơng trình và Văn phòng các chƣơng trình theo đúng mẫu đã đƣợc Bộ

KH&CN quy định và ban hành. Công tác kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch nghiên cứu của nhiệm vụ KH&CN đƣợc tiến hành định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi thấy cần thiết. Thành phần kiểm tra phải có đại diện lãnh đạo các đơn vị quản lý và chuyên môn có liên quan của Bộ KH&CN, Ban chủ nhiệm Chƣơng trình, Văn phòng các Chƣơng trình, các Bộ, ngành có liên quan, cơ quan chủ trì thực hiện và chủ nhiệm nhiệm vụ. Tài liệu các chủ nhiệm cần chuẩn bị cho công tác kiểm tra bao gồm: Báo cáo định kỳ của kỳ báo cáo, các bản xác nhận khối lƣợng công việc hoàn thành đã đƣợc Ban chủ nhiệm xác nhận của các kỳ trƣớc, thuyết minh đề cƣơng dự toán tổng và dự toán hàng năm đã đƣợc các cấp phê duyệt cùng với tất cả các sản phẩm đã thực hiện tính từ đầu năm cho đến kỳ báo cáo và các dữ liệu điều tra, nhật ký theo dõi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại kỳ báo cáo (nếu có). Các tài liệu này phải đảm bảo đúng với các quy định về form mẫu, điền chính xác thông tin theo hƣớng dẫn của Bộ KH&CN và phải nêu rõ đƣợc khối lƣợng và tiến độ công việc đã đƣợc thực hiện trong kỳ báo cáo. Cụ thể nhƣ sau:

Nội dung của báo cáo định kỳ thể hiện đầy đủ tình hình thực hiện các nội dung, công việc chính trong kỳ báo cáo theo nội dung và tiến độ ghi trong Phụ lục 1 của Hợp đồng đề tài/dự án, nội dung nào đã hoàn thành, đang thực hiện hay chƣa thực hiện và cả các nội dung, công việc của kỳ trƣớc chƣa hoàn thành chuyển sang, các mô hình triển khai thực nghiệm của Đề tài, Dự án (nếu có). Trong báo cáo định kỳ các chủ nhiệm cũng đƣợc yêu cầu tự nhận xét và đánh giá kết quả đạt đƣợc so với yêu cầu trong kỳ báo cáo, trong đó chú trọng đến các điểm chính về mặt số lƣợng, chất lƣợng, tiến độ thực hiện và các vấn đề khác nhƣ các kết quả ứng dụng đƣợc vào thực tế, hoặc huyển giao, bán cho sản xuất thông qua các hợp đồng chuyển giao, thƣơng mại hóa…nếu có. Một phần quan trọng cần đƣợc báo cáo nữa là tình hình sử dụng kinh phí của kỳ báo cáo, trong đó cần thể hiện cụ thể số lƣợng kinh phí có đƣợc từ các nguồn ngân sách Nhà nƣớc và các nguồn khác đã đƣợc cấp, đƣợc chi cho các nội dung, công việc đã hoàn thành, đang triển khai và chua sử dụng, kể các kinh phí đƣợc giao khoán và không giao khoán, kinh phí đã đƣợc Văn phòng các Chƣơng trình kiểm tra xác nhận quyết toán từ đầu đến kỳ báo cáo và các

kinh phí mua sắm tài sản, thiết bị, in ấn tài liệu, quản lý phí…Chủ nhiệm và đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ cũng cần nêu ra những vấn đề tồn tại cần giải quyết, dự kiến những công việc cần triển khai tiếp trong kỳ tới và những kiến nghị (nếu có).

Biên bản kiểm tra định kỳ tình hình thực hiện đề tài dự án thuộc Chƣơng trình sẽ tổng hợp từ các báo cáo định kỳ của từng nhiệm vụ, tóm tắt các ý kiến trao đổi của các thành viên trong đoàn kiểm tra và cơ quan chủ trì, chủ nhiệm đề tài, dự án (bao gồm các ý kiến của thành thành viên đoàn kiểm tra và ý kiến giải trình và kiến nghị của cơ quan chủ trì, chủ nhiệm và các cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ) và kết luận cuối cùng của Đoàn kiểm tra.

Một phần của tài liệu Rà soát hệ thống tiêu chí và ứng dụng đánh giá chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)