Khảo sát tỷ lệ SV có biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng bức ở SV trường ĐHLĐXH cho kết quả cho thấy:
* Về rối loạn lo âu lan tỏa:
Rối loạn lo âu lan tỏa là một rối loạn được đặc trưng bởi tình trạng lo âu quá mức không kiểm soát được, lo âu nhiều chủ đề, không phù hợp với thực tế. Lo âu xuất hiện nhiều ngày, kéo dài trên 6 tháng, kèm theo ít nhất 3 trong 6 triệu chứng cơ thể, bao gồm: căng cơ, bồn chồn kích thích, khó tập trung hoặc cảm giác trống rỗng, dễ mệt mỏi, dễ bị kích thích, rối loạn giấc ngủ. Nghiên cứu về biểu hiện RLLALT chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt khi xem xét các yếu tố liên quan (tuổi, giới tính, năm học, khoa đang học, đặc điểm nhân cách) với tỷ lệ là 10.3% SV có biểu hiện RLLALT.
* Về rối loạn ám ảnh cưỡng bức:
Rối loạn ám ảnh cưỡng bức là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính, dấu hiệu phổ biến của bệnh đó là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng, đây là một dạng trong nhóm bệnh liên quan trực tiếp đến Stress.
Nghiên cứu về rối loạn ám ảnh cưỡng bức chúng tôi thu được kết quả là có 9.2% SV có triệu chứng biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng bức và cũng giống như RLLALT chúng tôi cũng nhận thấy tỷ lệ về rối loạn ám ảnh cưỡng bức khi xem xét các yếu tố liên quan đều thì kết quả đều không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng phù hợp với nhận định về ước tính tỷ lệ OCD phát hiện ở phòng khám ngoại trú khoa tâm thần là trên 10% và khoảng từ 2 - 3% dân số nói chung (Bác sỹ Nguyễn Mạnh Hoàn, Bài viết về
58
Rối loạn ám ảnh cưỡng bức). Tìm hiểu OCD theo khía cạnh giới cho thấy tỷ lệ có triệu chứng OCD là 1.7% SV nam và 8.5% SV nữ. Tuy nhiên tỷ lệ này không có sự khác biệt giữa nam và nữ (P > 0.05). Nghiên cứu của Học viện Sức khỏe Tâm thần Hoa Kỳ (NIMH) cung cấp những kiến thức mới cho thấy tính phổ biến của căn bệnh này. Kết quả của NIMH cho thấy rối loạn ám ảnh cưỡng chế ảnh hưởng đến hơn 2% dân số, rối loạn ám ảnh cưỡng bức ảnh hưởng đến tất cả các dân tộc. Nam và nữ có tỉ lệ mắc bệnh như nhau [45].
Rối loạn lo âu lan tỏa và rối loạn ám ảnh cưỡng bức là 2 dạng của rối loạn lo âu. Nghiên cứu cũng chỉ ra có 10.3% SV có biểu hiện RLLALT và 9.2% SV có triệu chứng biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Cả hai dạng rối loạn trên khi được xem xét các yếu tố liên quan đưa ra một nhận định chung là sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
3.5. Mối tƣơng quan giữa các dạng RLLA
Bảng 3.14. Mối tương quan giữa các dạng biểu hiện RLLA ở sinh viên trường ĐHLĐXH
Mối tƣơng quan giữa các dạng rối loạn lo âu r p
Rối loạn ám sợ khoảng trống
Rối loạn hoảng sợ 0.17(*) 0.01
Rối loạn ám ảnh cưỡng bức 0.14(*) 0.04
Rối loạn ám sợ xã hội
Rối loạn ám ảnh cưỡng bức
0.22(**) 0.00
Rối loạn hoảng sợ Rối loạn lo âu lan tỏa 0.15(*) 0.03
* r có ý nghĩa khi p < 0.05 ** r có ý nghĩa khi p < 0.01
Qua bảng 3.6 về mối tương quan giữa các dạng biểu hiện của rối loạn lo âu, chúng tôi nhận thấy:
Có mối tương quan thuận giữa rối loạn ám sợ khoảng trống với rối loạn ám ảnh cưỡng bức, nghĩa là SV có triệu chứng biểu hiện của rối loạn ám
59
sợ khoảng trống cũng có xu hướng có triệu chứng biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng bức.Tuy nhiên, mối tương quan giữa chúng chưa chặt chẽ (r = 0.14, p < 0.05).
Có mối tương quan thuận giữa rối loạn ám sợ khoảng trống với rối loạn hoảng sợ , có nghĩa là SV có triệu chứng biểu hiện của rối loạn ám sợ khoảng trống cũng có xu hướng có triệu chứng biểu hiện rối loạn hoảng sợ. Tuy nhiên, mối tương quan giữa chúng chưa chặt chẽ (r = 0.17, p < 0.05).
Có mối tương quan thuận giữa rối loạn ám sợ xã hội với rối loạn ám ảnh cưỡng bức, có nghĩa là SV có triệu chứng biểu hiện của rối loạn ám sợ xã hội thì cũng có xu hướng của những triệu chứng biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Tuy nhiên, mối tương quan giữa chúng chưa chặt chẽ (r = 0.22, p < 0.01). Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của Nguyễn Kim Việt: Bệnh nhân có rối loạn ám ảnh cưỡng bức cũng thường có các rối loạn tâm thần khác: 25% bệnh nhân rối loạn OCD có các ám sợ xã hội. Các rối loạn khác cũng thường gặp là các rối loạn liên quan đến lạm dụng rượu, ám sợ đặc hiệu, rối loạn hoảng sợ và các rối loạn ăn uống [26].
Có mối tương quan thuận giữa rối loạn hoảng sợ với rối loạn lo âu lan tỏa, có nghĩa là SV có triệu chứng biểu hiện của rối loạn ám sợ xã hội thì cũng có xu hướng của những triệu chứng biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Tuy nhiên, mối tương quan giữa chúng chưa chặt chẽ (r = 0.15, p < 0.05). Rối loạn hoảng sợ có ở 1/4 số bệnh nhân có rối loạn lo âu lan tỏa
Nhận xét chung: Có mối tương quan thuận nhất định giữa các dạng rối loạn lo âu: rối loạn ám sợ khoảng trống với rối loạn ám ảnh cưỡng bức, rối loạn ám sợ khoảng trống với rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám sợ xã hội với rối loạn ám ảnh cưỡng bức, rối loạn hoảng sợ với rối loạn lo âu lan tỏa. Tuy nhiên các mối tương quan trên đều là những tương quan chưa chặt chẽ.
60
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc được tiến hành tại trường ĐHLĐXH, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:
1. Kết luận
Nhóm khách thể nghiên cứu của chúng tôi là các em sinh viên trường ĐHLĐXH trong độ tuổi từ 18 đến 24, với độ tuổi trung bình là 19.3. Do đặc điểm của ngành học nên tỉ lệ đối tượng nam và nữ chênh lệch lớn. Các em chủ yếu đến từ các vùng nông thôn với điều kiện kinh bình thường chiếm đại đa số.
Tỷ lệ SV có biểu hiện RLLA ở SV trường ĐHLĐXH là 35,1%, chiếm trên 1/3 số SV trả lời bảng hỏi. Trong đó, RLLA ở mức độ từ nhẹ đến vừa là 64 em (chiếm 34,6%), mức độ nặng là 1 em (chiếm 0,5%). Biểu hiện của những SV có RLLA rải rác ở tất cả các biểu hiện theo các tỷ lệ khác nhau với 3 nhóm triệu chứng chính: Nhóm các triệu chứng có rối loạn ít xuất hiện, nhóm các triệu chứng có rối loạn xuất hiện ở mức trung bình, nhóm các triệu chứng có rối loạn xuất hiện phổ biến nhất.
Mức độ RLLA của các sinh viên có đặc điểm nhân cách, nơi ở hiện nay có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Cụ thể: SV sống nội tâm, hay phiền muộn có mức độ lo âu cao hơn SV hiền lành, bình thản, nhanh nhẹn hoạt bát hay nóng tính mà chúng tôi thu được là hoàn toàn phù hợp với lý thuyết về đặc điểm nhân cách trong tâm lý học và cũng phù hợp với tình hình thực tế. SV ở kí túc xá có mức độ lo âu cao hơn SV ở cùng gia đình; SV ở nhà người quen có mức độ lo âu cao hơn SV ở cùng gia đình và cao hơn SV thuê nhà.
61
Rối loạn ám sợ đặc hiệu: Có 41.1% SV có triệu chứng biểu hiện của rối loạn ASĐH. Tỷ lệ ASĐH khi xem xét các yếu tố liên quan (Là sinh viên năm thứ mấy, chuyên ngành đang học, tuổi, giới tính, tình hình kinh tế gia đình) cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên khi ASĐH được xét theo các khía cạnh về nơi ở hiện nay và đặc điểm cá nhân chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt khi thực hiện so sánh kiểm định Anova.
RL ám sợ khoảng trống: 16.2% SV có triệu chứng biểu hiện ám sợ khoảng trống. Tỷ lệ ám sợ khoảng trống có sự khác biệt khi xét đến các yếu tố liên quan như: tình hình kinh tế gia đình, đặc điểm cá nhân và nơi ở hiện nay của SV. Kết quả khảo sát khi xét các yếu tố: độ tuổi, giới tính, khoa đang học tập thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Rối loạn ám sợ xã hội: xuất hiện ở khoảng 1/3 số SV tham gia khảo sát (32.4%). Với 32.4% sinh viên có triệu chứng biểu hiện ám sợ xã hội khi so sánh theo các yếu tố: giới tính, tuổi, chỗ ở hiện nay, đặc điểm tính cách cá nhân, khoa đang học tập và tình hình kinh tế gia đình đều cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (tất cả các giá trị p > 0.5).
Rối loạn hoảng sợ: chiếm 1/3 số SV tham gia trả lời bảng hỏi (32.4%). Xét các yếu tố liên quan: tuổi, giới tính, tình hình kinh tế gia đình, khoa đang học, đang học năm thứ mấy thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Rối loạn hoảng sợ khi xét theo khía cạnh nơi ở và đặc điểm nhân cách của SV thì có sự khác biệt và sự khác biệt này mang ý nghĩa thống kê (p <0.05).
Rối loạn lo âu lan tỏa và rối loạn ám ảnh cưỡng bức: 10.3% SV có biểu hiện RLLALT và 9.2% SV có triệu chứng biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Cả hai dạng rối loạn trên khi được xem xét các yếu tố liên quan đưa ra một nhận định chung là sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Về mối tương quan:
Có mối tương quan thuận nhất định giữa các dạng rối loạn lo âu: rối loạn ám sợ khoảng trống với rối loạn ám ảnh cưỡng bức, rối loạn ám sợ
62
khoảng trống với rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám sợ xã hội với rối loạn ám ảnh cưỡng bức, rối loạn hoảng sợ với rối loạn lo âu lan tỏa. Tuy nhiên các mối tương quan trên đều là những tương quan không chặt chẽ.
2. Khuyến nghị
Qua nghiên cứu về các triệu chứng biểu hiện mức độ RLLA ở SV trường ĐHLĐXH chúng tôi có một số khuyến nghị sau:
- Xây dựng một trung tâm/ phòng tâm lý học đường thân thiện gần gũi nhằm hỗ trợ và giúp đỡ các vấn đề về tâm lý cho SV toàn trường.
- Tiến hành nâng cao năng lực cho cán bộ giảng viên của trung tâm về sức khỏe tâm thần để đón đầu và đáp ứng được với nhu cầu được tham vấn/ trị liệu của các em SV trong trường nói riêng và của xã hội nói chung.
- Tuyên truyền cho các em về các dấu hiệu biểu hiện của rối loạn lo âu để các em sinh viên hiểu, biết cách phòng ngừa và tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp các vấn đề tâm lý.
63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Bình An (1992), Sử dụng các test MMPI, Beck và Zung đánh giá các rối loạn cảm xúc, trầm cảm, lo âu, Công trình nghiên cứu khoa học bệnh viện Bạch Mai, tập 1.
2. Huỳnh Hồ Ngọc Anh (2012), Tác động của trị liệu hành vi nhận thức đến thần chủ có rối loạn lo âu dựa trên định hình trường hợp, Luận văn thạc sỹ.
3. Ngô Hoàng Anh, Vũ Ngọc Duy và Nguyễn Thị Mỹ Trang (2010). Tìm hiểu mức độ biểu hiện của stress ở sinh viên của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
4. Võ Văn Bản (2002),Stress và các phòng chống, Nxb Y học Hà Nội.
5. Bản dịch của Viện Sức khỏe Tâm Thần – Bện viện tâm thần Trung Ƣơng (1999), Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi
6. Nguyễn Thị Phƣớc Bình (2009), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của rối loạn lo âu lan tỏa.
7. Bộ môn Tâm Thần - Trƣờng Đại học Y Hà Nội (2002), Sức khỏe tâm thần cộng đồng.
8. Vũ Dũng (2008),Từ điển Tâm Lý học, Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội. 9. Đặng Hoàng Hải (2010), Rối loạn lo âu. Trường Đại học Y Phạm Ngọc
Thạch,
10.Trần Nhƣ Minh Hằng (2003), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ lâm sàng RLLA ở công nhân may của công ty may Lê Trực và Minh Khai thành phố Hà Nội, luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
11.Lê Hiếu (2007), Suy giảm chất lượng cuộc sống trong các rối loạn trầm cảm lo âu, Bệnh viên tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh.
64
12.Bùi Quang Huy(2009), Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm, lo âu ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid.
13.Nguyễn Thanh Hƣơng và các cộng sự (2008), Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến lo âu và trầm cảm, Trường Đại học y tế công cộng.
14.Đặng Bá Lãm – Bahr Weiss (2007), Giáo dục, Tâm lý và Sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Thanh Mai (2011), Nghiên cứu rối loạn trầm cảm, lo âu ở trẻ bị ung thư và phương thức ứng phó của cha mẹ, Luận án tiến sĩ y học trường Đại học Y Hà Nội.
16.Cao Hoàng Minh (2012), Điều tra tỉ lệ trẻ em và vị thành niên ở miền Bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần.
17.Trần Viết Nghị (2003), Các rối loạn liên quan đến stress và điều trị học trong tâm thần, Bộ môn Tâm Thần - Trường Đại học Y Hà Nội.
18.Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh và Michael Dunne (2009), Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của SV y tế công cộng và SV điều dưỡng tại đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
19.Nguyễn Viết Thiêm (2003),Các rối loạn liên quan đến stress và điều trị trong tâm thần, tài liệu giảng dạy sau đại học, Đại học Y Hà Nội.
20.Nguyễn Thị Hồng Thúy (2003), Ảnh hưởng của một số yếu tố tâm lý đến RLLA của trẻ em, Luận văn thạc sỹ tâm lý học.
21. Nguyễn Hồng Thúy, Trần Thành Nam, Cao Vũ Hùng, Đặng Hoàng Minh (2003), Nghiên cứu“Ứng dụng mô hình trị liệu nhận thức hành vi cho 20 trẻ em có RLLA và gia đình”.
22. Hà Thị Thƣ (2007), Nghiên cứu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Lao động - Xã hội.
23.Nguyễn Xuân Thức (2002), Tâm lý học đại cương, NXb Đại học Sư Phạm Hà Nội.
65
24.Nguyễn Minh Tuấn (2002), Rối loạn lo âu, Các rối loạn tâm thần chẩn đoán và điều trị, Nxb Y học.
25.Trần Đình Xiêm (1995), Rối loạn lo âu, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, 329 – 346.
26. Nguyễn Kim Việt (2003),Rối loạn ám ảnh nghi thức, Các rối loạn liên quan đến stress và điều trị trong tâm thần, bài giảng sau đại học, Đại học Y Hà Nội, (tr. 22)
27. Nguyễn Kim Việt (2009), Lâm sàng và điều trị các rối loạn lo âu, Bộ môn tâm thần – Đại học Y Hà Nội.tr 4.
28. Nguyễn Kim Việt (2011), Tập báo cáo và bài giảng Rối loạn trầm cảm,
Bộ môn Tâm Thần trường Đại học Y Hà Nội.
Tài liệu nƣớc ngoài - tài liệu tiếng Anh
29. Al-Turkait et al, Relationship between Symptoms of Anxiety and depression in a Sample of Arab College Students Using the Hopkins Symptom Checklist 25, Original Paper , Psychopathology 2011;44:230–241.
30. Amir A. Khan et al, (2005) Personality and comorbidity of common psychiatric disorders, British Jouranl of Psychiatry, pp.186,190-196. 31. Andri S. Bjornsson et al, Cognitive- Behavioral group therapy versus
group psychotherapy for social anxiety disorder among college students: A randomized controlled trial, Research Article, Depression and Anxiety 28 : 1034–1042, 2011.
32. Arthur W. Blume et al, The Relationship of Microaggressions With Alcohol Use and Anxiety Among Ethnic Minority College Students in a Historically White Institution, Cultural Diversity and Ethnic Minority Psychology, Vol. 18, No. 1, 45–54, 2012.
66
33. Barlow P. et al (1996), psychological views of anxiety, Journal of mental health, N017.
34. Bruce F. Chorpita, Modular Cognitive-Behavioral Therapy for Childhood Anxiety Disorders, the Guilford Press, 2007.
35. Dan J.Stein (2009), “Generalized axiety disorders”, Textbook of