Rối loạn hoảng sợ

Một phần của tài liệu luận văn tìm hiểu các biểu hiện rối loạn lo âu ở sinh viên trường đại học lao động xã hội (Trang 63)

Rối loạn hoảng sợ là một rối loạn được đặc trưng bởi các cơn hoảng sợ có tính chất kịch phát, xuất hiện đột ngột, sợ hãi vô cùng mạnh mẽ. Người bị rối loạn hoảng sợ có cảm tưởng sắp chết, cho rằng mình bị nhồi máu cơ tim. Chúng tôi tiến hành tìm hiểu các triệu chứng biểu hiện rối loạn hoảng sợ. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.11. Tỷ lệ triệu chứng cơn hoảng sợ của SV trường Đại học LĐXH

Số lƣợng Phần trăm %

Vô cùng sợ hãi 60 32.4%

Không sợ hãi 125 67.6%

Tổng số 185 100.0

Kết quả khảo sát ở bảng 3.11 cho thấy, tỷ lệ sinh viên có triệu chứng biểu hiện rối loạn hoảng sợ chiếm 1/3 số SV tham gia trả lời bảng hỏi (32.4%).

55

Bảng 3.12. Phân bố các triệu chứng về rối loạn hoảng sợ ở SV trường Đại học LĐXH

STT NỘI DUNG Không

bao giờ Một lần Vài lần

Nhiều lần Giá trị trung bình N % N % N % N % 2.1 Toát mồ hôi 23 15.1 17 11.2 99 65.1 2.67 2.2 Tim đập mạnh 3 2.0 6 3.9 88 57.9 55 36.2 3.28 2.3 Chóng mặt/ Buồn nôn 57 37.5 32 21.1 59 38.8 4 2.6 2.07 2.4 Khó thở 55 36.2 32 21.1 59 38.8 6 3.9 2.12 2.5 Nỗi sợ hãi làm bạn trở nên không kiểm soát được bản thân

66 43.4 17 11.2 57 37.5 12 7.9 2.09

2.6 Đau ngực/ đau đầu 42 27.6 24 15.8 73 48.0 13 8.6 2.38

2.7 Cảm giác nghẹn trong

cổ 47 30.9 15 9.9 77 50.7 13 8 .6 2.37

2.8 Cảm giác nóng/lạnh

trong cơ thể 31 20.4 18 11.8 82 53.9 21 13.8 2.61

2.9 Người run lẩy bẩy 51 33.6 24 15.8 61 40.1 16 10.5 2.28

Bảng 3.12 cho thấy mức độ phân bố các triệu chứng:

 Tim đập mạnh: mean = 3.28

 Toát mồ hôi: mean = 2.67

 Cảm giác nóng lạnh trong cơ thể: mean = 2.61.

Các triệu chứng như chóng mặt/ buồn nôn 41%; khó thở 42%; không kiểm soát được nỗi sợ 45% có giá trị trung bình thấp và đây là những triệu chứng có giá trị mean thấp hơn nhiều lần so với các triệu chứng khác.

56

Khi xem xét tỷ lệ triệu chứng biểu hiện cơn hoảng sợ theo các yếu tố liên quan, chúng tôi nhận thấy ở góc độ, theo khía cạnh: tuổi, giới tính, tình hình kinh tế gia đình, khoa đang học, đang học năm thứ mấy thì sự khác biệt không mang tính thống kê. Nhận định này của chúng tôi cũng phù hợp với quan điểm của tác giả Nguyễn Viết Thiêm. Ông đã đưa ra nhận đinh: 20% người trưởng thành có trải nghiệm ít nhất một cơn hoảng sợ tại một thời điểm nào đó. Khoảng 2% dân số có cơn hoảng sợ đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của rối loạn hoảng sợ. Rối loạn này thường hay xảy ra ở lứa tuổi 20 - 40 và ở nam và nữ không có sự khác nhau trong nguy cơ gây rối loạn hoảng sợ [19].

Tuy nhiên, rối loạn hoảng sợ khi xét theo khía cạnh nơi ở và đặc điểm nhân cách của SV thì có sự khác biệt và sự khác biệt này mang ý nghĩa thống kê (p <0.05). Cụ thể:

Bảng 3.13. So sánh về triệu chứng biểu hiện rối loạn hoảng sợ với các yếu tố ở SV trường ĐHLĐXH

So sánh về rối loạn hoảng sợ giữa SV Sự khác

biệt P 1. Về nơi ở hiện nay: SV sống cùng gia đình với SV sống ở kí túc -3.27(*) 0.012 SV sống cùng gia đình với SV

sống với gia đình người quen -4.64(*) 0.000 SV sống với gia đình người quen

với SV sống ở nhà thuê 3.48(*) 0.003

2. Đặc điểm nhân cách

SV có đặc điểm hiền lành với SV

sống nội tâm, hay phiền muộn -2.74(*) 0.006

Kết quả khảo sát ở bảng 3.13 cho thấy, tỷ lệ sinh viên có triệu chứng biểu hiện rối loạn hoảng sợ chiếm 1/3 số SV tham gia trả lời bảng hỏi (32.4%). Xét các yếu tố liên quan: tuổi, giới tính, tình hình kinh tế gia đình,

57

khoa đang học, đang học năm thứ mấy thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Rối loạn hoảng sợ khi xét theo khía cạnh nơi ở và đặc điểm nhân cách của SV thì có sự khác biệt và sự khác biệt này mang ý nghĩa thống kê (p <0.05).

Một phần của tài liệu luận văn tìm hiểu các biểu hiện rối loạn lo âu ở sinh viên trường đại học lao động xã hội (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)