Rối loạn ám sợ khoảng trống

Một phần của tài liệu luận văn tìm hiểu các biểu hiện rối loạn lo âu ở sinh viên trường đại học lao động xã hội (Trang 58)

Thuật ngữ “ám sợ khoảng trống" là chỉ những người không chỉ sợ khoảng trống mà sợ cả những khía cạnh liên quan như sự có mặt một đám đông, sợ đi vào cửa hàng và các nơi công cộng hoặc sợ đi một mình trong tàu hỏa, xe ô tô hoặc máy bay

Xuất phát từ cách hiểu trên chúng tôi tiến hành tìm hiểu về ám sợ khoảng trống ở sinh viên trường ĐHLĐXH. Kết quả cho thấy: có 16.2% SV có triệu chứng biểu hiện ám sợ khoảng trống và mức độ về triệu chứng biểu hiện được chúng tôi thể hiện ở bảng 3.8 như sau:

50

Bảng 3.8: Mức độ về triệu chứng biểu hiện ám sợ khoảng trống ở SV trường ĐHLĐXH STT NỘI DUNG Bình thƣờng Chóng mặt Toát mồ hôi Nghẹt thở Co cứng ngƣời Giá trị trung bình N % N % N % N % N % 1. Đứng xếp hàng 61 75.3 7 8.6 11 13.6 2 2.5 1.43 2. Đứng ở quảng trường rộng 60 74.1 8 9.9 8 9.9 5 6.2 1.35 3. Đứng trong đám đông 35 43.2 12 14.8 12 14.8 22 27.2 2.26

4. Đi trên cầu 50 61.7 21 25.9 9 11.1 1 1.2 1.52

5. Đi xe buýt/tàu/ô tô

29 35.8 33 40.7 7 8.6 12 14.8 2.02

Căn cứ vào kết quả tính giá trị trung bình về mức độ biểu hiện các triệu chứng ám sợ khoảng trống ở bảng 3.8, chúng tôi nhận thấy tình huống đứng trong đám đông các em SV cảm thấy nghẹt thở có tỷ lệ cao nhất là 27% và là tình huống mang tính phổ biến nhất có ở các em SV có triệu chứng biểu hiện ám sợ khoảng trống (mean = 2.26). Hai tình huống: đứng xếp hàng và đi tàu xe có tỷ lệ SV có biểu hiện ngẹt thở thấp nhất lần lượt là 2.5% và 1.2%.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy: tỷ lệ ám sợ khoảng trống có sự khác biệt khi xét đến các yếu tố liên quan như: tình hình kinh tế gia đình, đặc điểm cá nhân và nơi ở hiện nay của SV. Cụ thể:

51

Bảng 3.9. Sự khác biệt mức độ biểu hiện ám sợ khoảng trống với các yếu tố liên quan

STT Các yếu tố Sự khác biệt Độ tin

cậy 1 Tình hình kinh tế gia đình Bình thường < khó khăn -2.14(*) 0.001 Khá giả < bình thường -4.23(*) 0.006 2 Đặc điểm cá nhân

Hiền lành < sống nội tâm, hay

phiền muộn -1.40(*) 0.007 Nhanh nhẹn hoạt bát < sống nội

tâm, hay phiền muộn -1.30(*) 0.023 3 Nơi ở hiện nay Cùng gia đình < kí túc -1.51(*) 0.030 Cùng gia đình < người quen -2.01(*) 0.004 4 Năm học Năm 1 > năm 2 1.14(*) 0.012

Xét về tình hình kinh tế gia đình của SV: SV có hoàn cảnh kinh tế bình thường tỷ lệ ám sợ thấp hơn SV có hoàn cảnh kinh tế khó khăn (sự khác biệt : -2.14 với p = 0.001). SV có hoàn cảnh kinh tế khá giả có tỷ lệ ám sợ khoảng trống thấp hơn SV có điều kiện kinh tế bình thường (sự khác biệt tương đối lớn -4.23 với p = 0.006). Như vậy, nhóm sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khá giả có triệu chứng biểu hiện ám sợ khoảng trống thấp nhất và nhóm SV có điều kiện kinh tế khó khăn là nhóm SV có triệu chứng biểu hiện mắc ám sợ khoảng trống nhiều nhất và sự khác biệt giữa các nhóm trên khá lớn. Điều này cho thấy tình hình hoàn cảnh kinh tế gia đình của SV cũng là một yếu tố thúc đẩy việc gia tăng tỷ lệ ám sợ khoảng trống của các em. Với các em có điều kiện kinh tế khó khăn, việc trở thành SV bên cạnh niềm vui cũng kéo theo bao lo toan khác. Trở thành SV thường đồng nghĩa các em trở thành một người trưởng thành, vì gia đình kinh tế khó khăn các em đã có ý thức phải bươn chải

52

và phải độc lập hơn so với các bạn khác. Nhiều em ngoài giờ đi học (thậm chí không thường xuyên đi học) phải đi làm thêm để phụ giúp kinh tế cho gia đình và tự nuôi sống bản thân. Với bao nhiêu áp lực khác trong cuộc sống, các em vẫn cố gắng bám trụ trường, lớp. Bên cạnh đó, khi kinh tế gia đình khó khăn, các em thường cảm thấy tự ti vào bản thân ḿnh từ đó xuất hiện tâm lý ngại tiếp xúc với đám đông. Với nhóm SV có điều kiện kinh tế khá giả, các em được sống trong môi trường thuận lợi hơn cả. Các em hầu như không phải quan tâm đến điều kiện kinh tế, vật chât tại thời điểm hiện tại vì những điều này có người thân của các em chịu trách nhiệm. SV với tuổi trẻ và lòng nhiệt tình, thích khám phá cộng với có điều kiện kinh tế các em thường có xu hướng muốn được thể hiện, tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn và đối với nhóm này các em hoàn toàn có điều kiện thuận lợi để theo đuổi những đam mê, tham vọng của bản thân. Các em chỉ tập trung vào việc học kiến thức, kỹ năng cần thiết và xây dựng các mối quan hệ phù hợp để chuẩn bị cho tương lai. Có lẽ chính vì những lý do trên nên nhóm đối tượng này có tỷ lệ ám sợ khoảng trống ít hơn hai nhóm điều kiện kinh tế khó khăn và nhóm SV có điều kiện kinh tế bình thường.

Xét về đặc điểm cá nhân. Kết quả từ bảng 3.9 cho thấy nhóm SV có đặc điểm sống nội tâm, hay suy nghĩ, phiền muộn có tỷ lệ ám sợ khoảng trống cao hơn hai nhóm nhanh nhẹn hoạt bát và hiền lành với giá trị độ tin cây p = 0.007 và 0.023. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý khi xem xét dưới góc độ tâm lý cá nhân. Vì nhóm này là những người có đặc điểm nhút nhát, hay suy nghĩ, đôi khi chỉ cần người khác có một hành động hay một lời nói nào đó cũng làm cho họ suy nghĩ, dằn vặt. Điều này làm cho người sống nội tâm có xu hướng sống khép kín, ít và ngại va chạm. Ở trong đám đông có xu hướng thu mình. Trong khi, nhóm SV hiền lành và nhanh nhẹn hoạt bát thì xu hướng của họ có phần trái ngược.

53

khoảng trống thấp hơn SV sống cùng người quen và sống trong kí túc xá với độ tin cây p < 0.05. Điều này cũng phù hợp với những phân tích trước đây về nơi ở của SV đối với tỷ lệ biểu hiện rối loạn lo âu.

Xét về năm học của SV: Kết quả khảo sát từ bảng 3.9 cho thấy SV năm 1 có tỷ lệ ám sợ khoảng trống cao hơn SV năm 2 với độ tin cậy là p = 0.012.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát lại cho biết tỷ lệ ám sợ khoảng trống ở SV khi xét các yếu tố: độ tuổi, giới tính, khoa đang học tập thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Như vậy, có 16.2% SV có triệu chứng biểu hiện ám sợ khoảng trống, 2 tình huống: đứng trong đám đông các em SV cảm thấy nghẹt thở có tỷ lệ cao nhất và mang tính phổ biến nhất. Tỷ lệ ám sợ khoảng trống có sự khác biệt khi xét đến các yếu tố liên quan như: tình hình kinh tế gia đình, đặc điểm cá nhân và nơi ở hiện nay của SV. Kết quả khảo sát khi xét các yếu tố: độ tuổi, giới tính, khoa đang học tập thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu luận văn tìm hiểu các biểu hiện rối loạn lo âu ở sinh viên trường đại học lao động xã hội (Trang 58)