Để đạt được độ hiệu lực bên trong, nghiên cứu đã sử dụng bộ công cụ test Zung, đây là bộ công cụ đã được chuẩn hóa và đưa vào sử dụng ở nhiều cơ sở y tế, tâm lý ở Việt Nam. Ngoài ra bảng hỏi của nghiên cứu cũng được dựa trên các tiêu chí chẩn đoán về các dạng rối loạn lo âu theo DSM-IV.
Nhằm đạt được độ hiệu lực bên ngoài, nghiên cứu này được tiến hành lựa chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên: Lấy danh sách các lớp sinh viên sau đó lựa chọn ngẫu nhiên phân tầng
- Xác định danh sách học sinh, sinh viên theo các lớp từ năm thứ nhất đến năm thứ 3 theo đơn vị đào tạo.
- Lựa chọn ngẫu nhiên tên lớp đại diện cho các khoa (đối tượng của từng tầng tỷ lệ thuận với độ lớn của nhóm).
- Phát bảng hỏi.
Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu những biểu hiện lo âu của sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội sử dụng phương pháp tự trả lời vào các bảng đánh giá tâm lý, không sử dụng các phương pháp gây tổn hại cho người trả lời về bất cứ phương diện nào.
Nghiên cứu được tiến hành với sự tự nguyện cam kết tham gia nghiên cứu của các khách thể nghiên cứu, không ép buộc, dọa dẫm hay đánh giá. Trước khi tham gia trả lời bảng hỏi, cán bộ nghiên cứu công bố rõ ràng về mục đích của nghiên cứu và khẳng định: Trong quá trình tham gia trả lời bảng hỏi nếu khách thể cảm thấy không muốn tham gia hoặc không muốn tiếp tục tham gia thì có thể không tham gia và dừng lại mà không chịu bất cứ một điều cản trở nào từ bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào.
Các thông tin của các khách thể nghiên cứu được giữ bí mật trong hệ thống quản lý dữ liệu do tác giả nghiên cứu chịu trách nhiệm.
33
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
3.1. Tỷ lệ SV có triệu chứng biểu hiện RLLA tại trƣờng ĐHLĐXH theo test Zung
Để thu thập số liệu cho đề tài, chúng tôi đã thiết kế bảng tự đánh giá các triệu chứng và chúng tôi đã thu được kết quả như sau về mức độ biểu hiện RLLA ở SV trường ĐHLĐXH.
Bảng 3.1. Các mức độ triệu chứng biểu hiện RLLA theo test Zung ở SV trường ĐHLĐXH
Các mức độ rối loạn lo âu Số lƣợng Phần trăm (%)
Không có rối loạn lo âu 120 64.9 Rối loạn lo âu mức nhẹ 64 34.6
Rối loạn lo âu mức nặng 1 0.5
Tổng số 185 100.0
Kết quả bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ SV có biểu hiện RLLA ở SV trường ĐHLĐXH là 35,1%, chiếm trên 1/3 số SV trả lời bảng hỏi. Trong đó, RLLA ở mức độ từ nhẹ đến vừa là 64 em (chiếm 34,6%), mức độ nặng là 1 em (chiếm 0,5%).
Kết quả này có sự khác biết so với các kết quả nghiên cứu về RLLA ở các tác giả đã từng nghiên cứu về sức khỏe tâm thần nói chung và về RLLA nói riêng như: Tác giả Nguyễn Công Khanh (2000) đã sử dụng thang đánh giá lo âu của Spiebeger trên 503 học sinh trung học cơ sở cho thấy có 17,65% - 19,2% học sinh đã trải qua biểu hiện của RLLA [18]. Tác giả Trần Như Minh Hằng khi nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ lâm sàng RLLA ở công nhân may sử dụng test Zung và bộ câu hỏi khảo sát các triệu chứng lo âu để khảo sát RLLA và đã đưa ra tỷ lệ RLLA là 10,83% [9]. Nghiên cứu của Hoàng Cẩm Tú ở
34
khoa Tâm bệnh - Bệnh viện Nhi quốc gia cho thấy tỷ lệ RLLA chiếm khoảng 30% bệnh nhân có vấn đề về tâm bệnh [18]. Theo Richard C. Shelton các RLLA thường gặp nhất trong các bệnh lý tâm thần, có thể ảnh hưởng đến 15% dân số ở bất kỳ thời điểm nào [39]. Nghiên cứu của Rieger và cộng sự (1990) có khoảng 15% dân số nói chung, trong cuộc đời đã trải nghiệm các triệu chứng mang đặc trưng đủ của RLLA và 2,3 - 8,1% có RLLA hiện hữu.
Sự khác biệt về kết quả nghiên cứu này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: do các công cụ khảo sát được sử dụng, có sự khác nhau về độ tuổi, văn hóa của khách thể nghiên cứu và cũng có thể đến từ thời điểm chúng tôi tiến hành khảo sát. Trong nghiên cứu này, khách thể trong nghiên cứu của chúng tôi là các bạn SV - những người được coi là có trình độ nhận thức cao trong xã hội và chính vì thế khi được hỏi về biểu hiện của lo lắng họ không chỉ chú ý đến những triệu chứng về cơ thể mà còn chú ý đến cá những triệu chứng về hành vi, nhận thức nên họ liệt kê, mô tả đầy đủ các triệu chứng hơn các khách thể khác như trẻ em và người công nhân – những người có xu hướng chỉ chú ý đến các triệu chứng cơ thể khi đánh giá về lo âu. Một lý do nữa dẫn đến sự khác biệt với các kết quả nghiên cứu trước đây cũng có thể do khách thể nghiên cứu của chúng tôi hầu hết là những người phải sống xa gia đình (chiếm 78,3%). Mặc dù tuổi còn trẻ nhưng các em đã sớm bắt đầu cuộc sống tự lập, nhiều em vừa đi học, vừa đi làm để trang trải cho cuộc sống của bản thân ở chốn thành thị đắt đỏ. Một lý do khác có thể góp phần vào kết quả trên là do thời điểm chúng tôi tiến hành khảo sát (tháng 11/2012) đây chính là lúc các em đang trong giai đoạn kết thúc các môn học và chuẩn bị cho kỳ thi hết môn. Chúng tôi cho rằng từ sự kết hợp của các lý do trên đã làm cho tỷ lệ SV có biểu hiện RLLA tăng cao hơn so với các kết quả nghiên cứu khác.
Bảng 3.1 cho thấy có 34,6% SV trường ĐHLĐXH có biểu hiện của rối loạn lo âu ở mức nhẹ và 0,5% có biểu hiện ở mức nặng. Như vậy, nhìn một cách tổng thể có 35,1% sinh viên trường ĐHLĐXH có triệu chứng biểu hiện
35
của RLLA. Con số 0.5% SV có biểu hiện RLLA ở mức nặng theo chúng tôi là tương đối phù hợp vì nếu RLLA ở mức độ nặng thì các em khó có khả năng tiếp tục việc học, còn ở mức nhẹ thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc học tập của các em. Tuy nhiên con số này cũng là một cơ sở xác định một trong những vấn đề khó khăn của các em SV và bước đầu gợi ý cho chúng tôi hướng để tìm ra hướng hiệu quả nhằm hỗ trợ và giúp đỡ các em một cách tốt nhất trong quá trình các em học tập tại trường.
Nhìn chung, tỷ lệ SV có biểu hiện RLLA ở SV trường ĐHLĐXH là 35,1%, chiếm trên 1/3 số SV trả lời bảng hỏi. Trong đó, RLLA ở mức độ từ nhẹ đến vừa là 64 em (chiếm 34,6%), mức độ nặng là 1 em (chiếm 0,5%). Sự khác biệt về kết quả nghiên cứu này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: do các công cụ khảo sát được sử dụng, có sự khác nhau về độ tuổi, văn hóa của khách thể nghiên cứu và cũng có thể đến từ thời điểm chúng tôi tiến hành khảo sát.
3.2. Những đặc điểm lâm sàng của RLLA ở SV trƣờng Đại học LĐXH
Trên cơ sở của việc phân loại các mức độ biểu hiện của RLLA, chúng tôi tiến hành tìm hiểu những đặc điểm phổ biến và ít phổ biến hơn theo các mức độ về tần suất thời gian xuất hiện.
Bảng 3.2. Các biểu hiện lâm sàng của RLLA ở SV trường ĐH LĐ- XH
NỘI DUNG Không có Đôi khi Phần lớn
thời gian Hầu hết/ tất cả thời gian Giá trị trung bình n % n % n % n %
Tôi cảm thấy nóng nảy
và lo âu hơn thường lệ 5 7,7% 55 84,6% 3 4,6% 2 3,1% 2.0
Tôi cảm thấy sợ vô cớ 23 5,4% 40 61,5% 2 3,1% 1.6
Tôi dễ bối rối và cảm
36 Tôi cảm thấy như bị
ngã và vỡ ra từng mảnh
49 75,4% 14 21,5% 2 3,1% 1.2
Tôi cảm thấy mọi thứ đều tốt và không có điều gì xấu sẽ xảy ra
26 40% 13 20% 26 40% 3.0
Tay và chân tôi lắc lư,
run lên 43 66,2% 20 30,8% 2 3,1% 1.3
Tôi đang khó chịu vì đau đầu, đau cổ, đau lưng.
11 16,9% 52 80% 1 1,5% 1 1,5% 1.8
Tôi cảm thấy yếu và
dễ mệt mỏi. 8 12,3% 39 60% 16 24,6% 2 3,1% 2.1
Tôi cảm thấy bình tĩnh và có thể ngồi yên một cách dễ dàng
20 30,8% 24 36,9% 19 29,2% 2 3,1% 2.9
Tôi cảm thấy tim mình
đập nhanh 11 6,9% 50 76,9% 4 6,2% 1.8
Tôi đang khó chịu vì cơn hoa mắt chóng mặt 26 40% 37 56,9% 1 1,5% 1.6 Tôi bị ngất và có lúc cảm thấy gần như thế 49 75,4% 12 18,5% 4 6,2% 1.3 Tôi có thể thở ra, hít vào một cách dễ dàng 8 12,3% 6 9,2% 27 1,5% 23 5,9% 1.9
Tôi cảm thấy tê buốt, như có kiến bò ở đầu ngón tay, ngón chân
33 50,8% 29 44,6% 3 4,6% 1.5
37 đau dạ dày và đầy bụng.
Tôi luôn cần phải đi
đái 24 36,9% 30 46,2% 9 13,8% 2 3,1% 1.8
Bàn tay tôi thường khô
và ấm 21 32,3% 25 38,5% 12 18,5% 7 0,8% 2.9 Mặt tôi thường nóng và đỏ 14 21,5% 42 64,6% 8 12,3% 1 1,5% 1.9 Tôi ngủ dễ dàng và luôn có một giấc ngủ tốt 10 15,4% 22 33,8% 29 44,6% 3 4,6% 2.6 Tôi thường có ác mộng 24 36,9% 39 60% 1 1,5% 1.6
Kết quả bảng 3.2. cho thấy: Nhìn chung các biểu hiện của những SV có RLLA rải rác ở tất cả các biểu hiện theo các tỷ lệ khác nhau. Có thể phần chia thành các nhóm triệu chứng sau:
* Nhóm các triệu chứng có rối loạn ít xuất hiện:
Cảm thấy như bị ngã và vỡ ra từng mảnh: mean =1.2
Tay và chân lắc lư, run lên: mean =1.3
Bị ngất và có lúc cảm thấy gần như thế: mean =1.3
Những triệu chứng trên theo chúng tôi là những triệu chứng khá nặng và có thể gây ra nhiều khó khăn với những người có biểu hiện trên. Tuy nhiên tỷ lệ SV có biểu hiện RLLA ở mức nặng lại thấp chỉ có 1 em do vậy chúng tôi cho rằng điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu về mức độ RLLA ở SV.
* Nhóm các triệu chứng có rối loạn xuất hiện ở mức trung bình có số lượng lớn:
Cảm thấy sợ vô cớ: mean = 1.6
38
Khó chịu vì đau đầu, đau cổ, đau lưng: mean = 1.8
Cảm thấy tim mình đập nhanh: mean = 1.8
Khó chịu vì cơn hoa mắt chóng mặt: mean = 1.6
Cảm thấy tê buốt, như có kiến b ̣ò ở đầu ngón tay, ngón chân: mean = 1.5
Khó chịu vì đau dạ dày và đầy bụng: mean = 1.6
Luôn cần phải đi đái: mean = 1.8
Mặt thường nóng và đỏ: mean = 1.9
Thường có ác mộng: mean = 1.6.
Chúng tôi nhận thấy: các triệu chứng trên chủ yếu tập trung vào nhóm các triệu chứng về các biểu hiện của cơ thể do rối loạn hệ thần kinh thực vật gây ra: Hệ tim mạch (tim mình đập nhanh), hệ tiêu hóa (khó chịu vì đau dạ dày và đầy bụng), hệ tiết niệu (luôn cần phải đi đái), hệ thần kinh (khó chịu vì cơn hoa mắt chóng mặt, tê tay chân, gặp ác mộng, sợ vô cớ, bối rối và cảm thấy hoảng sợ) và hệ xương: (đau đầu, đau cổ, đau lưng). Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của TS.BS Đặng Hoàng Hải trong tài liệu bài giảng viết về rối loạn lo âu: Theo báo cáo của Harter người bị rối loạn lo âu dễ mắc bệnh tim mạch hơn người bình thường [9].
* Nhóm các triệu chứng có rối loạn xuất hiện phổ biến nhất: là những triệu chứng dễ nhận thấy, dễ xảy ra ở nhiều người kể cả ở những người không có biểu hiện của RLLA.
Cảm thấy yếu và dễ mệt mỏi (mean = 2,1)
Cảm thấy nóng nảy và lo âu hơn thường lệ (mean = 2,0)
Tóm lại, các biểu hiện của những SV có RLLA rải rác ở tất cả các biểu hiện theo các tỷ lệ khác nhauvới 3 mức độ ít xuất hiện, xuất hiện ở mức trung bình và nhóm triệu chứng xuất hiện phổ biến:
39
Nhóm các triệu chứng có rối loạn ít xuất hiện - là những triệu chứng khá nặng và có thể gây ra nhiều khó khăn với những người có biểu hiện trên.
Nhóm các triệu chứng có rối loạn xuất hiện ở mức trung bình có số lượng lớn: các triệu chứng trên chủ yếu tập trung vào nhóm các triệu chứng về các biểu hiện của cơ thể do rối loạn hệ thần kinh thực vật gây ra.
Nhóm các triệu chứng có rối loạn xuất hiện phổ biến nhất: là những triệu chứng dễ nhận thấy, dễ xảy ra ở nhiều người kể cả ở những người không có biểu hiện của RLLA.
3.3. So sánh mức độ RLLA theo test Zung với các yếu tố khác
Để xác định xem RLLA có sự khác biệt như thế nào khi xét đến các yếu tố: tuổi, giới tính, năm học, tình hình kinh tế gia đinh, nơi ở hiện nay và đặc điểm tính cách cá nhân của SV, chúng tôi dùng phép kiểm định T-test và Anova. Kết quả về độ tin cây (P) khi xem xét RLLA theo các yếu tố như sau: tuổi (p = 0,77); giới (p= 0.79), là SV năm mấy (p=0.83); khoa SV đang học tập (p = 0.62) đều cho thấy các tỷ lệ về RLLA theo các yếu tố trên thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Trường ĐHLĐXH hiện đang đào tạo SV với bốn chuyên ngành chính: kế toán, bảo hiểm, quản trị nhân lực và công tác xã hội. Chương trình học tập của bốn khoa về cơ bản đều dựa theo chương trình khung của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo và chương trình đào tạo chuyên ngành của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội. Điều này có nghĩa là SV của bốn khoa ngoài một số môn học chuyên ngành các em cũng được nghiên cứu và học tập những môn đại cương chung khác. Các môn học đều được giảng dạy lần lượt theo điều kiện tiên quyết. Chính vì vậy, nội dung của các môn học đến với các em được nâng dần độ khó, độ sâu. Điều này làm cho các em không bị bỡ ngỡ vì đã có nền tảng từ các môn học trước đó. Có lẽ chính vì lý do đó nên tỷ lệ RLLA xét ở các góc độ đã nêu trên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
40
Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của SV y tế công cộng và SV điều dưỡng tại đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 (Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh và Michael Dunne) trên 401 SV với bộ câu hỏi cũng sử dụng những thang đo về các mức độ Trầm cảm, Lo âu, Hạnh phúc và Hy vọng. Kết quả thu được: SV nữ có khuynh hướng lo âu nhiều hơn SV nam [18]. Với đề tài nghiên cứu: tìm hiểu mức độ biểu hiện của stress ở SV của SV trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng tác giả Ngô Hoàng Anh , Vũ Ngọc Duy và Nguyễn Thị Mỹ Trang trên 200 SV đã đưa ra kết quả : 100% SV có những biểu hiê ̣n lo âu . Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng những biểu hiê ̣n lo âu xuất hiê ̣n ở nữ SV nhiều hơn so với nam SV [3]. Chúng tôi cho rằng sự khác nhau giữa kết quả nghiên cứu của chúng tôi với hai nghiên cứu trên có thể xuất phát từ việc sử dụng thang đo tự đánh giá về các triệu chứng biểu hiện RLLA cùng với một số đặc điểm riêng biệt của nhóm khách thể nghiên cứu.
Tuy nhiên, RLLA khi xét dưới góc độ của các yếu tố về: Đặc điểm nhân cách, nơi ở hiện nay thì thấy biểu hiện RLLA có sự khác biệt và chúng tôi nhận thấy sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê. Cụ thể:
Bảng 3.3: RLLA khi xét về đặc điểm tính cách của SV
RLLA khi xét về đặc điểm tính cách của SV
Sự khác biệt giá trị
Độ tin cậy
Hiền lành < sống nội tâm, hay phiền muộn -2.80(*) 0.001