Đặc điểm về khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu luận văn tìm hiểu các biểu hiện rối loạn lo âu ở sinh viên trường đại học lao động xã hội (Trang 36)

* Tuổi

Khách thể nghiên cứu của đề tài là những SV từ năm thứ nhất đến năm thứ ba trường Đại hoc Lao động Xã hội có độ tuổi dao động trong phạm vi hẹp, với tuổi trung bình là 19,3 (tuổi thấp nhât là 18 và cao nhất là 24).

* Giới tính

20%

80%

Nam Nữ

Biểu đồ 2.1: Giới tính của khách thể nghiên cứu

Do đặc điểm của ngành học, sinh viên thi đầu vào chủ yếu là các môn xã hội, có hai khoa kế toán và quản trị nhân lực thi đầu vào là khối A. Tuy nhiên do đặc thù của ngành học, ít nam sinh viên đăng ký học hai ngành trên. Do vậy nhìn một cách tổng thể, số lượng sinh viên nữ học tập ở trường Đại học Lao động Xã hội có sự chênh lệch lớn so với sinh viên nam. Cụ thể số lượng sinh viên nữ (80%) gấp hơn 4 lần nam (20%).

* Chuyên ngành học 37% 28% 26% 9% Kế toán Bảo hiểm Công tác Xã hội Quản trị nhân lực

Phần lớn SV đang theo học ngành Kế toán, chiếm gần 40% trong tổng số SV trả lời. Số lượng SV ngành Bảo hiểm và Công tác xã hội gần tương đương nhau, chiếm hơn 50% tổng số SV trả lời, còn lại là SV ngành Quản trị chiếm gần 10%. * Nơi ở 22% 14% 14% 50% Cùng gia đình Kí túc Người quen Nhà thuê

Biểu đồ 2.3: Nơi ở của khách thể nghiên cứu

Đa số SV ở nhà thuê chiếm ½ số SV tham gia trả lời bảng hỏi. SV ở kí túc và ở nhà người quen cùng chiếm 14% còn lại là SV sống cùng gia đình chiếm 22%. Như vậy, số sinh viên tham gia vào trả lời bảng hỏi phần lớn sống ở vùng nông thôn hoặc sống ở xa Hà Nội nên không thể tránh khỏi việc các em gặp nhiều khó khăn khi phải thuê nhà trọ hoặc ở nhà người quen khi bắt đầu cuộc sống học tập tại Hà Nội.

* Tình hình kinh tế 88% 10% 2% Bình thường Khó khăn Khá giả

Phần lớn SV tự đánh giá mình có điều kiện kinh tế bình thường (87,8%). Tỷ lệ SV ở nhà thuê đánh giá có điều kiện kinh tế khó khăn chiếm 10%. Tỷ lệ này trong nhóm ở cùng gia đình là 2%.

* Năm học 39% 38% 23% Năm 1 Năm 2 Năm 3

Biểu đồ 2.5: Năm học của khách thể nghiên cứu

Tỷ lệ SV năm thứ nhất và năm thứ hai bằng nhau (gần 40%), số SV năm thứ 3 tham gia trả lời bảng hỏi chiếm 23%.

* Cảm nhận về đặc điểm bản thân

Tỉ lệ SV tự nhận mình là người sống nội tâm, hay phiền muộn và nhanh nhẹn hoạt bát tương đương nhau, chiếm 50% tổng số SV. 41% SV tự nhận mình là người hiền lành, bình thản, tỉ lệ SV tự nhân mình là người nóng tính thấp (10%). 10% 41% 24% 25% Nóng nảy Hiền lành bình thản Ưu tư hay phiền muộn

Nhanh nhẹn hoạt bát

2.4. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Bao gồm các công việc như: Đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những quan điểm cũng như những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến lo âu của sinh viên các trường đại học …để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

2.4.2. Phương pháp điều tra qua bảng hỏi có sử dụng thang đo

Đây là phương pháp chính của đề tài nhằm mục đích tìm hiểu những biểu hiện của RLLA và đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến lo âu ở sinh viên.

Bảng tự đánh giá này gồm 3 phần, phần 1 chúng tôi sử dụng bảng tự đánh giá về mức độ lo âu của Zung, phần 2 là những câu hỏi được thiết kế dựa trên tiêu chí chẩn đoán của DSM_IV về các dạng rối loạn lo âu, phần 3 là một số thông tin cá nhân.

Phần 1: Thang đánh giá RLLA của Zung. gồm 20 câu hỏi được đưa từ bộ thang đo tự đánh giá lo âu của Zung W.K, phần này nhằm điều tra sàng lọc các đối tượng có biểu hiện của RLLA. Bậc thang tự đánh giá lo âu này do Zung W.K. (Mỹ) đề xuất năm1980. Test Zung được coi là tiêu chuẩn để đánh giá lo âu, là thông tin trực tiếp, nhất quán từ người bệnh, là một test khách quan định lượng hoá và chuẩn hoá, sử dụng nhanh.

Test Zung được WHO công nhận là một test đánh giá trạng thái lo âu và hiệu quả của các phương pháp điều trị lo âu. Hiện nay test Zung là một trong nhứng test được sử dụng nhiều tại các đơn vị có dịch vụ khám chữa và chăm sóc về sức khỏe tâm thần tại Việt Nam. Bậc thang tự đánh giá lo âu này do Zung W.K. (Mỹ) đề xuất năm1980. Test Zung được coi là tiêu chuẩn để đánh giá lo âu, là thông tin trực tiếp, nhất quán từ người bệnh, là một test khách quan định lượng hoá và chuẩn hoá, sử dụng nhanh. Thang đánh giá RLLA của Zung gồm 20 câu hỏi được đưa từ bộ thang đo tự đánh giá lo âu của Zung

W.K, bảng này bao gồm 20 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời theo thang likert từ không bao giờ trải qua đến hầu hết thời gian đã trải qua…. Người trả lời đọc kỹ và lựa chọn một trong 4 phương án trả lời phù hợp với mình nhất tại thời điểm hiện tại. Kết quả test Zung được tính theo cách sau:

- Dấu (x) đánh cột 1"không bao giờ" được 1 điểm, cột 2 "thỉnh thoảng" được 2 điểm, cột 3 "phần lớn thời gian" được 3 điểm và cột 4 "hầu hết thời gian" được 4 điểm. Tổng điểm của 4 cột không quá 80

- Trong 20 câu tự đánh giá có 5 câu ( 5, 9, 13, 17 và 19) xen kẽ các trạng thái sức khỏe bình thường trái với các mục khác chính vì thế ở những câu này chúng tôi đã tiến hành đổi ngược điểm theo quy tắc: 1 thành 4, 4 thành 1, 2 thành 3 và 3 thành 2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đổi từ điểm thô (điểm được tính bằng tổng điểm của 4 cột) sang điểm chỉ số lo âu:

o Điểm chỉ số dưới 45 (điểm thô dưới 36) thì không có biểu hiện lo âu o Điểm chỉ số từ 45 đến 59 ( tương đương điểm thô từ 36 đến 47) thì

cho kết quả lo âu ở mức độ nhẹ đến vừa.

o Điểm chỉ số từ 60 đến 79 (tương đương điểm thô từ 48 đến 59) thì có biểu hiện lo âu ở mức độ nặng.

o Trên 79 điểm (tương đương điểm thô là 60) thì có biểu hiện RLLA ở mức độ rất nặng.

Phần 2: Nội dung bao gồm các câu hỏi được đưa ra dựa trên tiêu chí chẩn đoán về các RLLA theo tiêu chí chẩn đoán của DSM-IV - phần này nhằm mục đích là tìm hiểu về các dạng cụ thể của RLLA.

Phần 3: là các câu hỏi nhằm thu thập một số thông tin mang tính cá nhân, phần này sẽ giúp chúng tôi phân tích sâu hơn về nhưng yếu tố liên quan đến RLLA ở nhóm khách thể nghiên cứu.

2.4.3. Phương pháp chọn mẫu

Để đạt được độ hiệu lực bên trong, nghiên cứu đã sử dụng bộ công cụ test Zung, đây là bộ công cụ đã được chuẩn hóa và đưa vào sử dụng ở nhiều cơ sở y tế, tâm lý ở Việt Nam. Ngoài ra bảng hỏi của nghiên cứu cũng được dựa trên các tiêu chí chẩn đoán về các dạng rối loạn lo âu theo DSM-IV.

Nhằm đạt được độ hiệu lực bên ngoài, nghiên cứu này được tiến hành lựa chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên: Lấy danh sách các lớp sinh viên sau đó lựa chọn ngẫu nhiên phân tầng

- Xác định danh sách học sinh, sinh viên theo các lớp từ năm thứ nhất đến năm thứ 3 theo đơn vị đào tạo.

- Lựa chọn ngẫu nhiên tên lớp đại diện cho các khoa (đối tượng của từng tầng tỷ lệ thuận với độ lớn của nhóm).

- Phát bảng hỏi.

Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu những biểu hiện lo âu của sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội sử dụng phương pháp tự trả lời vào các bảng đánh giá tâm lý, không sử dụng các phương pháp gây tổn hại cho người trả lời về bất cứ phương diện nào.

Nghiên cứu được tiến hành với sự tự nguyện cam kết tham gia nghiên cứu của các khách thể nghiên cứu, không ép buộc, dọa dẫm hay đánh giá. Trước khi tham gia trả lời bảng hỏi, cán bộ nghiên cứu công bố rõ ràng về mục đích của nghiên cứu và khẳng định: Trong quá trình tham gia trả lời bảng hỏi nếu khách thể cảm thấy không muốn tham gia hoặc không muốn tiếp tục tham gia thì có thể không tham gia và dừng lại mà không chịu bất cứ một điều cản trở nào từ bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào.

Các thông tin của các khách thể nghiên cứu được giữ bí mật trong hệ thống quản lý dữ liệu do tác giả nghiên cứu chịu trách nhiệm.

33

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

3.1. Tỷ lệ SV có triệu chứng biểu hiện RLLA tại trƣờng ĐHLĐXH theo test Zung

Để thu thập số liệu cho đề tài, chúng tôi đã thiết kế bảng tự đánh giá các triệu chứng và chúng tôi đã thu được kết quả như sau về mức độ biểu hiện RLLA ở SV trường ĐHLĐXH.

Bảng 3.1. Các mức độ triệu chứng biểu hiện RLLA theo test Zung ở SV trường ĐHLĐXH

Các mức độ rối loạn lo âu Số lƣợng Phần trăm (%)

Không có rối loạn lo âu 120 64.9 Rối loạn lo âu mức nhẹ 64 34.6

Rối loạn lo âu mức nặng 1 0.5

Tổng số 185 100.0

Kết quả bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ SV có biểu hiện RLLA ở SV trường ĐHLĐXH là 35,1%, chiếm trên 1/3 số SV trả lời bảng hỏi. Trong đó, RLLA ở mức độ từ nhẹ đến vừa là 64 em (chiếm 34,6%), mức độ nặng là 1 em (chiếm 0,5%).

Kết quả này có sự khác biết so với các kết quả nghiên cứu về RLLA ở các tác giả đã từng nghiên cứu về sức khỏe tâm thần nói chung và về RLLA nói riêng như: Tác giả Nguyễn Công Khanh (2000) đã sử dụng thang đánh giá lo âu của Spiebeger trên 503 học sinh trung học cơ sở cho thấy có 17,65% - 19,2% học sinh đã trải qua biểu hiện của RLLA [18]. Tác giả Trần Như Minh Hằng khi nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ lâm sàng RLLA ở công nhân may sử dụng test Zung và bộ câu hỏi khảo sát các triệu chứng lo âu để khảo sát RLLA và đã đưa ra tỷ lệ RLLA là 10,83% [9]. Nghiên cứu của Hoàng Cẩm Tú ở

34

khoa Tâm bệnh - Bệnh viện Nhi quốc gia cho thấy tỷ lệ RLLA chiếm khoảng 30% bệnh nhân có vấn đề về tâm bệnh [18]. Theo Richard C. Shelton các RLLA thường gặp nhất trong các bệnh lý tâm thần, có thể ảnh hưởng đến 15% dân số ở bất kỳ thời điểm nào [39]. Nghiên cứu của Rieger và cộng sự (1990) có khoảng 15% dân số nói chung, trong cuộc đời đã trải nghiệm các triệu chứng mang đặc trưng đủ của RLLA và 2,3 - 8,1% có RLLA hiện hữu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự khác biệt về kết quả nghiên cứu này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: do các công cụ khảo sát được sử dụng, có sự khác nhau về độ tuổi, văn hóa của khách thể nghiên cứu và cũng có thể đến từ thời điểm chúng tôi tiến hành khảo sát. Trong nghiên cứu này, khách thể trong nghiên cứu của chúng tôi là các bạn SV - những người được coi là có trình độ nhận thức cao trong xã hội và chính vì thế khi được hỏi về biểu hiện của lo lắng họ không chỉ chú ý đến những triệu chứng về cơ thể mà còn chú ý đến cá những triệu chứng về hành vi, nhận thức nên họ liệt kê, mô tả đầy đủ các triệu chứng hơn các khách thể khác như trẻ em và người công nhân – những người có xu hướng chỉ chú ý đến các triệu chứng cơ thể khi đánh giá về lo âu. Một lý do nữa dẫn đến sự khác biệt với các kết quả nghiên cứu trước đây cũng có thể do khách thể nghiên cứu của chúng tôi hầu hết là những người phải sống xa gia đình (chiếm 78,3%). Mặc dù tuổi còn trẻ nhưng các em đã sớm bắt đầu cuộc sống tự lập, nhiều em vừa đi học, vừa đi làm để trang trải cho cuộc sống của bản thân ở chốn thành thị đắt đỏ. Một lý do khác có thể góp phần vào kết quả trên là do thời điểm chúng tôi tiến hành khảo sát (tháng 11/2012) đây chính là lúc các em đang trong giai đoạn kết thúc các môn học và chuẩn bị cho kỳ thi hết môn. Chúng tôi cho rằng từ sự kết hợp của các lý do trên đã làm cho tỷ lệ SV có biểu hiện RLLA tăng cao hơn so với các kết quả nghiên cứu khác.

Bảng 3.1 cho thấy có 34,6% SV trường ĐHLĐXH có biểu hiện của rối loạn lo âu ở mức nhẹ và 0,5% có biểu hiện ở mức nặng. Như vậy, nhìn một cách tổng thể có 35,1% sinh viên trường ĐHLĐXH có triệu chứng biểu hiện

35

của RLLA. Con số 0.5% SV có biểu hiện RLLA ở mức nặng theo chúng tôi là tương đối phù hợp vì nếu RLLA ở mức độ nặng thì các em khó có khả năng tiếp tục việc học, còn ở mức nhẹ thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc học tập của các em. Tuy nhiên con số này cũng là một cơ sở xác định một trong những vấn đề khó khăn của các em SV và bước đầu gợi ý cho chúng tôi hướng để tìm ra hướng hiệu quả nhằm hỗ trợ và giúp đỡ các em một cách tốt nhất trong quá trình các em học tập tại trường.

Nhìn chung, tỷ lệ SV có biểu hiện RLLA ở SV trường ĐHLĐXH là 35,1%, chiếm trên 1/3 số SV trả lời bảng hỏi. Trong đó, RLLA ở mức độ từ nhẹ đến vừa là 64 em (chiếm 34,6%), mức độ nặng là 1 em (chiếm 0,5%). Sự khác biệt về kết quả nghiên cứu này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: do các công cụ khảo sát được sử dụng, có sự khác nhau về độ tuổi, văn hóa của khách thể nghiên cứu và cũng có thể đến từ thời điểm chúng tôi tiến hành khảo sát.

3.2. Những đặc điểm lâm sàng của RLLA ở SV trƣờng Đại học LĐXH

Trên cơ sở của việc phân loại các mức độ biểu hiện của RLLA, chúng tôi tiến hành tìm hiểu những đặc điểm phổ biến và ít phổ biến hơn theo các mức độ về tần suất thời gian xuất hiện.

Bảng 3.2. Các biểu hiện lâm sàng của RLLA ở SV trường ĐH LĐ- XH

NỘI DUNG Không có Đôi khi Phần lớn

thời gian Hầu hết/ tất cả thời gian Giá trị trung bình n % n % n % n %

Tôi cảm thấy nóng nảy

và lo âu hơn thường lệ 5 7,7% 55 84,6% 3 4,6% 2 3,1% 2.0

Tôi cảm thấy sợ vô cớ 23 5,4% 40 61,5% 2 3,1% 1.6

Tôi dễ bối rối và cảm

36 Tôi cảm thấy như bị

ngã và vỡ ra từng mảnh

49 75,4% 14 21,5% 2 3,1% 1.2

Tôi cảm thấy mọi thứ đều tốt và không có điều gì xấu sẽ xảy ra

26 40% 13 20% 26 40% 3.0

Tay và chân tôi lắc lư,

run lên 43 66,2% 20 30,8% 2 3,1% 1.3

Tôi đang khó chịu vì đau đầu, đau cổ, đau lưng.

11 16,9% 52 80% 1 1,5% 1 1,5% 1.8

Tôi cảm thấy yếu và

dễ mệt mỏi. 8 12,3% 39 60% 16 24,6% 2 3,1% 2.1

Tôi cảm thấy bình tĩnh và có thể ngồi yên một cách dễ dàng

20 30,8% 24 36,9% 19 29,2% 2 3,1% 2.9

Tôi cảm thấy tim mình

đập nhanh 11 6,9% 50 76,9% 4 6,2% 1.8

Tôi đang khó chịu vì cơn hoa mắt chóng mặt 26 40% 37 56,9% 1 1,5% 1.6 Tôi bị ngất và có lúc cảm thấy gần như thế 49 75,4% 12 18,5% 4 6,2% 1.3 Tôi có thể thở ra, hít vào một cách dễ dàng 8 12,3% 6 9,2% 27 1,5% 23 5,9% 1.9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôi cảm thấy tê buốt, như có kiến bò ở đầu ngón tay, ngón chân

33 50,8% 29 44,6% 3 4,6% 1.5

37 đau dạ dày và đầy bụng.

Tôi luôn cần phải đi

đái 24 36,9% 30 46,2% 9 13,8% 2 3,1% 1.8

Một phần của tài liệu luận văn tìm hiểu các biểu hiện rối loạn lo âu ở sinh viên trường đại học lao động xã hội (Trang 36)