Phương pháp điều tra qua bảng hỏi có sử dụng thang đo

Một phần của tài liệu luận văn tìm hiểu các biểu hiện rối loạn lo âu ở sinh viên trường đại học lao động xã hội (Trang 39)

Đây là phương pháp chính của đề tài nhằm mục đích tìm hiểu những biểu hiện của RLLA và đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng đến lo âu ở sinh viên.

Bảng tự đánh giá này gồm 3 phần, phần 1 chúng tôi sử dụng bảng tự đánh giá về mức độ lo âu của Zung, phần 2 là những câu hỏi được thiết kế dựa trên tiêu chí chẩn đoán của DSM_IV về các dạng rối loạn lo âu, phần 3 là một số thông tin cá nhân.

Phần 1: Thang đánh giá RLLA của Zung. gồm 20 câu hỏi được đưa từ bộ thang đo tự đánh giá lo âu của Zung W.K, phần này nhằm điều tra sàng lọc các đối tượng có biểu hiện của RLLA. Bậc thang tự đánh giá lo âu này do Zung W.K. (Mỹ) đề xuất năm1980. Test Zung được coi là tiêu chuẩn để đánh giá lo âu, là thông tin trực tiếp, nhất quán từ người bệnh, là một test khách quan định lượng hoá và chuẩn hoá, sử dụng nhanh.

Test Zung được WHO công nhận là một test đánh giá trạng thái lo âu và hiệu quả của các phương pháp điều trị lo âu. Hiện nay test Zung là một trong nhứng test được sử dụng nhiều tại các đơn vị có dịch vụ khám chữa và chăm sóc về sức khỏe tâm thần tại Việt Nam. Bậc thang tự đánh giá lo âu này do Zung W.K. (Mỹ) đề xuất năm1980. Test Zung được coi là tiêu chuẩn để đánh giá lo âu, là thông tin trực tiếp, nhất quán từ người bệnh, là một test khách quan định lượng hoá và chuẩn hoá, sử dụng nhanh. Thang đánh giá RLLA của Zung gồm 20 câu hỏi được đưa từ bộ thang đo tự đánh giá lo âu của Zung

W.K, bảng này bao gồm 20 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời theo thang likert từ không bao giờ trải qua đến hầu hết thời gian đã trải qua…. Người trả lời đọc kỹ và lựa chọn một trong 4 phương án trả lời phù hợp với mình nhất tại thời điểm hiện tại. Kết quả test Zung được tính theo cách sau:

- Dấu (x) đánh cột 1"không bao giờ" được 1 điểm, cột 2 "thỉnh thoảng" được 2 điểm, cột 3 "phần lớn thời gian" được 3 điểm và cột 4 "hầu hết thời gian" được 4 điểm. Tổng điểm của 4 cột không quá 80

- Trong 20 câu tự đánh giá có 5 câu ( 5, 9, 13, 17 và 19) xen kẽ các trạng thái sức khỏe bình thường trái với các mục khác chính vì thế ở những câu này chúng tôi đã tiến hành đổi ngược điểm theo quy tắc: 1 thành 4, 4 thành 1, 2 thành 3 và 3 thành 2.

- Đổi từ điểm thô (điểm được tính bằng tổng điểm của 4 cột) sang điểm chỉ số lo âu:

o Điểm chỉ số dưới 45 (điểm thô dưới 36) thì không có biểu hiện lo âu o Điểm chỉ số từ 45 đến 59 ( tương đương điểm thô từ 36 đến 47) thì

cho kết quả lo âu ở mức độ nhẹ đến vừa.

o Điểm chỉ số từ 60 đến 79 (tương đương điểm thô từ 48 đến 59) thì có biểu hiện lo âu ở mức độ nặng.

o Trên 79 điểm (tương đương điểm thô là 60) thì có biểu hiện RLLA ở mức độ rất nặng.

Phần 2: Nội dung bao gồm các câu hỏi được đưa ra dựa trên tiêu chí chẩn đoán về các RLLA theo tiêu chí chẩn đoán của DSM-IV - phần này nhằm mục đích là tìm hiểu về các dạng cụ thể của RLLA.

Phần 3: là các câu hỏi nhằm thu thập một số thông tin mang tính cá nhân, phần này sẽ giúp chúng tôi phân tích sâu hơn về nhưng yếu tố liên quan đến RLLA ở nhóm khách thể nghiên cứu.

Một phần của tài liệu luận văn tìm hiểu các biểu hiện rối loạn lo âu ở sinh viên trường đại học lao động xã hội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)