- Phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ương
3.3. Một số khuyến nghị
Để các giải pháp trên có tính khả thi, có thể áp dụng và đem lại hiệu quả như mong muốn, Luận văn xin khuyến nghị:
- Khuyến nghị Bộ GD & ĐT phối hợp với Bộ TT & truyền thông quy định mục tiêu, chương trình, nội dung, giáo trình trong các cơ sở giáo dục và đào tạo báo chí; chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hệ thống trường đào tạo báo chí ở các cấp đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật cho phép các cơ sở đào tạo trong nước có thể hợp tác chặt chẽ với các đối tác nước ngoài trong công tác đào
tạo nguồn nhân lực ngành báo chí. Quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng báo chí bảo đảm sự cân đối giữa các cấp bậc đào tạo, ngành nghề và phân bổ hợp lý giữa các vùng miền trên cơ sở phối hợp liên ngành và địa phương.
- Khuyến nghị Bộ TT & TT tiến hành rà soát tổng thể các nhu cầu về đào tạo và bồi dưỡng lực lượng lao động trong ngành báo chí, hệ thống các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành báo chí. Hỗ trợ các cơ sở đào tạo báo chí trong cả nước có điều kiện tham gia và hợp tác với các trường, viện, các cở sở đào tạo báo chí của nước ngoài nhằm mục đích giúp cho các cơ sở đào tạo trong nước có thể trao đổi và học tập kinh nghiệm và tăng cường năng lực giảng dạy và học tập trong đào tạo báo chí.
- Khuyến nghị Hội nhà báo Việt Nam có nhiều cuộc thi, giải thưởng dành cho phóng viên, nhà báo để họ có động lực lao động nghề nghiệp.
- Khuyến nghị trường đào tạo báo chí nên chủ động kết hợp với cơ quan báo chí nói chung, báo Thanh niên nói riêng để cung cấp nguồn nhân lực cho tòa soạn.
-Khuyến nghị báo Thanh niên cần có chế độ đãi ngộ hơn nữa tới đội ngũ cộng tác viên, phóng viên để tạo động lực cho họ lao động hết mình vì nghề nghiệp
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Tổng kết lại vấn đề đưa ra những đánh giá về việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực báo Thanh niên. Đưa ra một vài chiến lược để phát triển nguồn nhân lực cho tòa soạn báo Thanh niên trong những năm tới.
KẾT LUẬN
Khóa luận “Báo Thanh Niên với vấn đề quản lý và phát triển
nguồn nhân lực” trình bày về trên cơ sở hình thành quan niệm nguồn
nhân lực báo chí và quản lí nguồn nhân lực báo chí, khảo sát và đánh giá thực trạng tình hình quản lí ngồn nhân lực tòa soạn báo Thanh niên, từ đó đã nêu vấn đề và tìm kiếm giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản lí nguồn nhân lực tòa soạn báo chí.
Trong chương I, khóa luận khái quát lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực báo chí nói riêng. Trong phần này, khóa luận tổng hợp và đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau về nguồn nhân lực, sự khác nhau ấy thể hiện ở từng góc độ tiếp cận. Phân
tích các khái niệm nội hàm về nguồn nhân lực báo chí, nguồn nhân lực tòa soạn báo chí. Sau đó, khóa luận phân tích cơ cấu nhân lực tòa soạn báo chí và đưa ra những vai trò cơ bản của nguồn nhân lực báo chí. Việc làm này nhằm tạo tiền đề về cơ sở lý luận cho chương II đi vào phân tích thực trạng nguồn nhân lực báo Thanh niên hiện nay.
Trong chương II, khóa luận đã tập trung giải quyết và làm rõ những vấn đề liên quan đến thực trạng việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực báo Thanh Niên qua việc phân tích chi tiết cơ cấu, mô hình tòa soạn của báo Thanh Niên đang vận hành. Đồng thời phân tích quan điểm của cấp quản lý báo Thanh Niên về việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực của tòa soạn báo chí.
Chương III khóa luận đánh giá về ưu, nhược điểm của việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực tòa soạn báo Thanh niên, đề ra một vài chiến lược và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tòa soạn báo chí.
Qua quá trình thực hiện khóa luận, có những khó khăn trong việc lấy số liệu chi tiết và cụ thể về nguồn nhân lực mà chỉ có số liệu tổng quát nên việc đánh giá còn chưa sâu. Việc phân tích thực trạng quản lý và phát triển nguồn nhân lực báo Thanh niên dựa trên kết quả phỏng vấn và tài liệu của tòa soạn. Tuy vậy, đó mới chỉ là những ý kiến chưa đầy đủ. Do vậy, chúng tôi rất mong những công trình nghiên cứu về sau tiếp tục giải quyết cặn kẽ, cụ thể vấn đề mà chúng tôi đã nêu ra: quản lý và phát triển nguồn nhân lực tòa soạn báo chí, chiến lược cụ thể nào để nâng cao hiệu quả chất lượng nguồn nhân lực tòa soạn báo chí.