BáoThanh niên cần quy chuẩn hoá các hoạt động, thao tác nghiệp vụ của nhân lực tòa soạn

Một phần của tài liệu tiểu luận Báo Thanh Niên với vấn đề quản lý và phát triển nguồn nhân lực (Trang 61)

- Ủy viên Ban (Bộ) biên tập

LỰC BÁO THANH NIÊN

3.1.6. BáoThanh niên cần quy chuẩn hoá các hoạt động, thao tác nghiệp vụ của nhân lực tòa soạn

Việc quy chuẩn hoá các hoạt động, thao tác nghiệp vụ của nhân lực tòa soạn vừa góp phần làm tăng tính chuyên nghiệp của báo chí, vừa củng cố niềm tin của độc giả đối với những thông tin được cung cấp trên bản báo. Trong xã hội thông tin, những thông tin đúng, thông tin chính xác do báo chí cung cấp là nguồn tư liệu quan trọng để độc giả phân tích, xử lý và từ đó đưa ra quyết định. Trên cơ sở Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam và tôn chỉ, mục đích, chức năng nhiệm vụ của mình, báo Thanh Niên cần xây dựng chuẩn mực hoạt động của toà soạn, quy định đạo đức hướng dẫn cho các phóng viên, biên tập viên của mình trong các hoạt động nghề nghiệp, trong đó quy định những yêu cầu cần có đối với phóng viên, biên tập viên của toà soạn; những việc phóng viên, biên tập viên cần làm và những việc không được làm trong quá trình tác nghiệp; những yêu cầu đối với biên tập viên, phóng viên trong việc bảo vệ uy tín, “thương hiệu” của tờ báo, tạp chí; những yêu cầu cụ thể đối với các mục cần kiểm tra trong tin, bài trước khi xuất bản…

Trên thế giới, nhiều tờ báo, để giành và giữ sự tin cậy của công chúng, đã đề ra những chuẩn mực rất cụ thể, chi tiết đối với phóng viên, biên tập viên. Chẳng hạn, có những tờ báo quy định không sử dụng bút danh; chỉ sử dụng những tính từ so sánh tuyệt đối, như “lớn nhất,” “tệ nhất” và “nhất” nếu người viết có thể đưa ra bằng chứng chứng minh cho sự khẳng định đó, và biên tập viên có trách nhiệm xử lý tất cả những cách dùng từ như vậy; không phóng đại nguồn tin, nếu là một nguồn duy nhất thì gọi là “một nguồn”, không phải “các nguồn”; không chấp nhận việc dựng những từ như “có thể” hay “có lẽ” để rào đón những câu khẳng định không thể kiểm chứng... Các quy định của toà soạn còn đưa ra cả những yêu cầu đối với phóng viên, biên tập viên, nhân viên toà soạn trong trường hợp muốn tạo các blog cá nhân. Bất kỳ nhân viên nào muốn tạo lập một blog cá nhân phải giải trình với người

giám sát, và sẽ chỉ được chấp thuận nếu blog đó đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy định của tờ báo. Khi đã được chấp thuận, các phóng viên không được viết điều gì trên blog nếu như điều đó có thể sẽ không được chấp nhận trên báo và cũng phải tuân thủ các nguyên tắc tương tự khi tham gia trên các blog không phải của mình.

Một phần của tài liệu tiểu luận Báo Thanh Niên với vấn đề quản lý và phát triển nguồn nhân lực (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w