CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NGUỒN NHÂN LỰC BÁO THANH NIÊN HIỆN NAY
2.1.2. Tiến trình phát triển qua từng giai đoạn (kinh tế, chỉ số phát hành)
phát hành)
Cách vào đời của một con người hay một tổ chức góp phần định hướng sự phát triển lâu dài của con người hay tổ chức đó. Sự phát triển lớn mạnh của Báo Thanh Niên hiện nay chính là một minh chứng cụ thể cho vai trò định hướng của một thời kỳ lịch sử còn muôn vàn khó khăn nhưng cũng vô cùng đặc biệt.
Ngày3 tháng 1năm1986, báo Thanh Niên ra số đầu tiên với tên gọi Tuần tin Thanh Niêntrực thuộcHội liên hiệp Thanh Niên Việt Nam. Và nhắc đến Báo Thanh Niên, người ta không thể không nhắc đến những con người đã có công xây dựng nền móng cho tờ báo, người đã xâu chuỗi và chịu trách nhiệm về đường đi, khuynh hướng và sự phát triển của tờ báo. Trong đó, người đầu tiên phải nhắc tới là ông: Huỳnh Tấn Mẫm - Tổng biên tập đầu tiên của tờ báo, người từng là
Chủ tịchTổng Hội Sinh viên Sài Gòntrongthời kỳ chiến tranh. Kế nhiệm ông Huỳnh Tấn Mẫm, là ông Nguyễn Công Khế - Tổng biên tập tờ báo từ năm1990đến cuối năm2008. Ông là thành viên trong Ban lãnh đạo Đoàn Thanh niên hoạt động tại Đà Nẵng, từng bị bắt và bị giam giữ ở nhiều nhà tù miền Nam. Từ cuối năm 2008 đến nay, tổng biên tập của tờ báo là ông Nguyễn Quang Thông – Phó chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Ngoài ra, trong thời kỳ đầu đầy khó khăn, Báo cũng nhận được sự tham gia ủng hộ của các cây bút tên tuổi thời bấy giờ như: Thép mới, Trần Bạch Đằng, Trịnh Công Sơn, Lý Quý Chung, Trần Ngọc Châu, Đoàn Khắc Xuyên, Hồng Phủ Ngọc Tường… giúp cho uy tín của tờ báo được nâng lên không ngừng.
Trong những ngày đầu thành lập, báo gặp phải muôn vàn khó khăn, chỉ có duy nhất một tờ giấy phép của Bộ Văn hóa- Thông tin cấp ngày 10 tháng 4 năm 1985, không hề có bất cứ nguồn vốn nào, đặc biệt là sự thiếu thốn về cơ sở vật chất. Báo Thanh niên bắt đầu bằng ba không: Không biên chế, không kinh phí ban đầu, không cơ sở vật chất. Ban đầu, tờ báo không có trụ sở nên tòa soạn đặt tại hành lang văn phòng Câu lạc bộ Hội Liên hiệp Thanh Niên (số 145, đường Nguyễn Thị Minh Khai), lúc bấy giờ là văn phòng của câu lạc bộ Hội liên hiệp Thanh Niên. Cả tòa soạn có duy nhất một máy đánh chữ. ( Theo lời anh Huỳnh Tấn Mẫm- TBT đầu tiên của báo). Sau đó, tòa soạn được ông Nguyễn Ngọc Diệp cho mượn ngôi nhà trống rất đẹp ở 1 Ter Nguyễn Thành Ý để làm trụ sở. Chưa kịp vui mừng thì ông đột ngột qua đời, người nhà đòi lại trụ sở. Tiếp đến tòa soạn được anh Lê Thanh Hải, giám đốc Sở nhà đất thành phố Hồ Chí Minh cấp cho nhà 20 Ter Trần Hưng Đạo B, một căn phố nhỏ trên đường một chiều của Chợ Lớn chỉ toàn buôn bán. Có nhà tức là có trụ sở thật sự. Sau đó báo lại chuyển từ 20 Ter Trần Hưng Đạo B về 248 Cống Quỳnh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh và làm việc ở đó cho đến nay.
Khi mới hành lập, báo có 1 ban biên tập và 3 bộ phận: ban biên tập, kĩ thuật trình bày, phát hành và hành chính. Toàn bộ biên chế chỉ có 4 người, còn lại đều hưởng lương cộng tác viên, có 10 phóng viên, cộng tác viên hợp đồng, không biên chế, không kinh phí ban đầu, không cơ sở vật chất, tòa soạn báo chỉ có duy nhất tờ giấy phép ra báo của Bộ Văn hóa – thông tin.
Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn nhưng Tuần Tin
Thanh Niên lúc đó được xem là 1 tờ báo có nội dung phong phú, trình bày
ấn tượng và hiện đại lại rất năng động, được đông đảo người đọc giới trí thức đánh giá cao. Những trang báo trong số đầu như : Duyên con gái, Câu lạc bộ làm quen, Hôn nhân và gia đình, Công tác hội và phong trào thanh niên, Văn hóa- Văn nghệ, Thời sự quốc tế… Câu lạc bộ làm quen là trang mục được nhiều độc giả trẻ ưa chuộng và là trang “kết bạn” đầu tiên của Báo chí Cách mạng Việt Nam sau 1975, được anh Trần Công Mẫn – Tổng biên tập báo Quân đội nhân dân khen ngợi trong một bài xã luận rất lớn trên báo Quân đội nhân dân.
Những cây bút tên tuổi ủng hộ cho số báo đầu tiên như: Thép mới, Trần Bạch Đằng, Trịnh Công Sơn, Lê Quý Chung, Trần Ngọc Châu, Đoàn Khắc Xuyên, Lê Văn Nghĩa, Vị Quê, Hồng Phủ Ngọc Tường, Hồng Phủ Ngọc Phan, Evengy Leng ( của Novosti)…Sau đó đến Tần Hồi Dạ Vũ, Ngọc Trân, Trần Đình Sơn Cước, Nguyễn Khắc Nhượng, Thế Vũ, Vũ Đức Sao Biển, Phan Minh Giám, Trần Miên Thảo, Trần Thiếu Bảo, Phạm Lê Tuấn Phong, Hữu Nguyên…và một loạt các nhà báo tên tuổi những năm 1986 về đầu quân, vì thế uy tín của tờ báo được nâng lên.
Lúc ban đầu, Tuần tin Thanh Niên ra mỗi tuần một 1 số, mỗi số được 5000 bản, 10 số sau nâng lên dược khoảng 10.000 bản, sau đó mới bắt đầu có lãi và bắt đầu thanh toán công in cho Nhà in số 7 – TP HCM. Từ việc mỗi tuần một số đã nâng lên thành 2 số, 3 số, 4 số và
phát đều đặn hàng ngày như hiện nay. Cho đến nay, tòa soạn báo đã có gần 400 người và được in tại 7 địa phương trên toàn quốc với số lượng có lúc lên đến gần nửa triệu bản/ngày (468.000 bản/ ngày). Doanh thu của báo bao gồm doanh thu phát hành và quảng cáo đạt kết quả tốt với tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước từ 8% đến 30%, đã đạt mức gần 600 tỉ đồng/năm…Có hàng chục triệu độc giả trung thành, yêu mến, luôn góp phần xây dựng tờ báo. Có 1,5 triệu người truy cập trang Thanh Niên điện tử tiếng Việt, 30.000 người truy cập trang Thanh Niên tiếng Anh mỗi ngày.
Như vậy, từ chỗ khởi đầu bằng ba không, đến nay, Thanh Niên đã là tờ báo có số lượng phát hành hàng đầu cả nước, có lực lượng cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên gần, có cơ ngơi làm việc khang trang tại Hà Nội, TP.HCM và văn phòng đại diện ở nhiều vùng miền trong cả nước và một số quốc gia khác.
Văn phòng đại diện BáoThanh Niêntại miền Trung đã đứng chân trên địa bàn 20 năm. Đến nay, Văn phòng đã có cơ sở khang trang tại 144 Bạch Đằng. Đội ngũ của văn phòng hiện có 21 phóng viên, CBCNV và 8 người hợp đồng công việc. Để chủ động trong công tác phát hành, Văn phòng đã có đội xe để vận chuyển báo. Nhờ thế mà tại Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, BáoThanh Niêncó mặt trước 6 giờ sáng hằng ngày để phục vụ bạn đọc. Số lượng báo phát hành tại khu vực theo đó tăng cao, có thời điểm lên đến 51.000 tờ/ngày. Hiện nay, tại điểm in Đà Nẵng,Thanh Niênlà tờ báo có số lượng phát hành cao nhất. Không những sớm có mặt tại miền Trung thời kỳ đổi mới, BáoThanh
Niênluôn có mặt trên từng cây số ở những vùng khó khăn, vận động
đóng góp tiền tài, sức lực, tình cảm cho đồng bào gặp hoạn nạn trong bão lũ. Liên tục trong nhiều năm trở lại đây, mỗi năm thực hiện bình quân khoảng 15 tỉ đồng tiền công tác xã hội, năm cao nhất lên đến trên 20 tỉ đồng.
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và đồng chí Đào Duy Tăng đã từng nói về Báo Thanh Niên “ Là tờ báo phong phú, năng động, đấu tranh cho công bằng trong tuyển sinh là một tờ báo tự chủ về tài chính sớm nhất. Tôi nghĩ chắc chắn rằng Thanh Niên sẽ là tờ báo mạnh không chỉ trong giới trẻ và bạn đọc Việt Nam mà còn có thể ảnh hưởng ra độc giả các nước trong khu vực và Việt kiều”. Và quả thực là như vậy, hiện nay báo Thanh Niên đã trở thành một tờ báo uy tín, được bạn bè gần xa trong và ngoài khu vực biết tới. Báo đã có trụ sở và văn phòng đại diện ở hầu hết các khu vực trên cả nước. Đồng thời báo còn có văn phòng đại diện tại Thái Lan và Singapore. Đây là sự đánh dấu rất lớn trong quá trình phát triển của báo. Điều đó thể hiện báo không chỉ được bạn đọc trong nước yêu quý mà còn được độc giả các nước trong khu vực chú ý.
Cho đến nay, báo đã cho ra đời nhiều ấn phẩm được độc giả yêu thích như:
• Thanh Niên (Nhật báo - tiếng Việt)
• Thanh Niên Tuần San (tạp chí), phát hành thứ 4 hàng tuần.
• Thanh Niên Thể thao & Giải trí ( đã bỏ cuối năm 2010)
• Thanh Niên Online tiếng Việt
(http://www.thanhnien.com.vn)
• Thanh Niên Online tiếng Anh
(http://www.thanhniennews.com)
• Thanh Niên Weekly ( Tuần báo – Từ tháng 1/2012 đổi thành Vietweek)
Trong đó, báo in là một trong những nhật báo có số lượng phát hành lớn nhất cả nước, tờThanh Niên Tuần sanin ấn hiện đại trở thành ấn phẩm thú vị cho bạn đọc vào những ngày cuối tuần; tờ báo tiếng AnhWeeklylà một trong những tờ báo tiếng Anh tại Việt Nam được bạn đọc yêu thích nhất hiện nay,báo điện tử tiếng Việt cóThanh Niên
Online, điện tử tiếng Anh cóThanh Niên Newslà hai tờ báo điện tử được
bạn đọc, đồng nghiệp trong và ngoài nước rất quan tâm… Nhờ đó, số lượng phát hành và doanh thu của Báo Thanh Niên tăng trưởng liên tục. Năm 2010, trong bối cảnh suy thoái kinh tế chưa hồi phục, lũ lụt hoành hành cả dải miền Trung… nhưng số lượng phát hành và doanh thu bán báo của báo vẫn tăng 0,5% so với năm trước, kết hợp với hiệu quả kinh tế quảng cáo đưa tổng lợi nhuận của báo tăng 30,5% so với năm 2009…”.
Báo Thanh Niên luôn cố gắng để có được vai trò mà giới trẻ, nhân dân, xã hội, Đảng và Nhà nước trông chờ. Tức là vai trò làm cầu nối giữa nhân dân và Nhà nước, tích cực ủng hộ cái mới, cái tích cực và góp phần đẩy lùi cái xấu, cái tiêu cực. Báo chí thời nào cũng có vai trò riêng của nó: Trong chiến tranh, báo chí có sức mạnh vạch trần tội ác của kẻ xâm lược, ca ngợi, cổ xúy lòng yêu nước của thanh niên, đồng bào để chống lại cái ác và xây dựng cái thiện, cái chính nghĩa; lấy cái nhân nghĩa để chống lại sự tàn bạo và phi chính nghĩa. Làm báo trong thời kỳ xây dựng và phát triển cũng như vậy, Báo Thanh Niên đã lựa chọn hướng đi quyết tâm xây dựng cái mới, phát triển sự công bằng, thịnh vượng cho nhân dân và đất nước, chống lại cái lạc hậu, cái hư hỏng, xây dựng niềm tin cho con người.
Ông James Thomas Campbell, từng là nhà báo quốc tế gạo cội và chuyên gia Cố vấn truyền thông của Chính phủ Anh cũng có đánh giá rất cao dành cho báo Thanh Niên, ông đánh giá: "Thanh Niên là tờ báo ngày có lượng độc giả lên tới hơn 2 triệu/tuần và trở thành một trong những tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất ở Việt Nam, tôi thấy đây là tờ báo có cách đưa tin ấn tượng nhất, hấp dẫn nhất và chuyên nghiệp nhất. Tôi sẽ rất lấy làm hạnh phúc nếu được là phóng viên của tờ báo này”.
Như vậy, trong hơn 25 năm họat động của mình,có thể nói
Thanh Niên vẫn luôn là “hồ sơ nhân chứng” sinh động của một thời kỳ
lịch sử, đóng góp không nhỏ trong việc bài trừ cái xấu, bảo vệ cái đẹp, và đại diện cho tiếng nói của mọi tầng lớp thanh niên. Các chuyên mục, chuyên trang của báo cũng ngày càng phong phú và đa dạng, ngoài Kinh tế - Chính trị, Văn hóa – Xã hội, Sức khỏe, …còn có các chuyên mục như: Thanh niên và cuộc sống, Nhịp sống phía Bắc … Nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày phát hành số báo đầu tiên, Báo Thanh Niên đã vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng ba do Nhà nước trao tặng cho Chương trình học bổng Nguyễn Thái Bình, Cờ Truyền thống của TP.HCM; nhiều phóng viên, biên tập viên cũng được trao tặng bằng khen, kỷ niệm chương cùng nhiều danh hiệu cao quý khác. Đây là nguồn động viên, khích lệ rất lớn đối với những người làm báo Thanh Niên hôm nay, tạo động lực để Báo Thanh Niên tiếp tục làm tốt công tác tư tưởng, công tác tổ chức nhân sự theo hướng bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị và năng lực nghề nghiệp; cải tiến quy trình, đổi mới chất lượng các kênh thông tin của báo chí; đa dạng hóa sản phẩm báo chí theo hướng truyền thông đa phương tiện.