CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NGUỒN NHÂN LỰC BÁO THANH NIÊN HIỆN NAY
2.3. Quan niệm tòa soạn báo Thanh Niên về nguồn nhân lực
Để thực hiện khóa luận này, tác giả khóa luận đã có phỏng vấn sâu với lãnh đạo báo Thanh Niên (Phó tổng thư ký tòa soạn) cũng như đội ngũ nhân lực ( Phóng viên, Cộng tác viên) báo Thanh niên để có thể tổng hợp đưa ra một số quan niệm cơ bản của báo Thanh Niên về vấn đề nguồn nhân lực tòa soạn báo.
2.3.1. Tuyển dụng nhân lực theo nhu cầu và giai đoạn
Về số lượng nhân lực chính thức của Báo Thanh Niên tính đến thời điểm hiện nay gồm 482 người bao gồm cả lãnh đạo, phóng viên và nhân viên chính thức. So với những tòa soạn báo khác, đây là con số không hề nhỏ.
Theo anh Trần Việt Hưng, Phó tổng thư ký tòa soạn, Ủy viên Ban Biên tập cho biết: “Trong hai năm nay, báo Thanh Niên có sự thay đổi rõ rệt về nguồn nhân lực đó là, trước đây khi Thanh Niên có tờ Thanh Niên thể thao giải trí, số lượng phóng viên rất đông, sau khi tờ này giải thể (đầu 2011) thì số lượng phóng viên giảm đi đảng kể, nhưng sau đó báo Thanh Niên lại sát nhập thêm bộ phận nhà in từ bên ngoài. Trước đây, nhà in là đơn vị góp vốn nhưng giờ đây sát nhập vào tòa soạn, trước đây báo trả tiền cho nhà in, còn bây giờ in được bao nhiêu thì báo chịu về chi phí. Nhưng bộ phận này không đáng kể. Như vậy, so với hai năm trước, nguồn nhân lực báo Thanh Niên giảm về số lượng”.
Lý giải về sự tăng giảm số lượng nguồn nhân lực, anh Hưng cho biết nguyên nhân do khâu tuyển dụng. Thực tế, báo Thanh Niên có nhu cầu tuyển dụng không cao và do từng giai đoạn. Thường mỗi mảng chuyên môn đều có những phóng viên cứng, khi một trong số những vị trí đó thiếu mới tiến hành tuyển dụng. Đó là khi tòa soạn có nhu cầu, và kết quả tuyển dụng cho thấy hầu hết những người trúng tuyển đều là những người có thâm niên công tác và có trình độ nhất định. Còn khi tòa soạn không có nhu cầu dự ứng viên có giỏi mấy cũng không có cơ hội.
Việc tuyển dụng theo nhu cầu này không bị rơi vào tình trạng tuyển chọn ồ ạt, có thể chọn được nhân lực có chất lượng ngay từ đầu vào. Nhưng đây cũng là thiệt thòi về cơ hội cho những sinh viên mới ra trường.
Khi báo Thanh Niên ra trang mới đó là Đời sống địa phương, nay là Nhịp sống phía Bắc, đây là một mảnh đất mới thuộc về tòa soạn Hà Nội, thì có nhiều cơ hội cho các cộng tác viên. Báo Thanh Niên đã 3 vòng tuyển chọn cộng tác viên từ các trường đào tạo báo chí để tìm nguồn nhân lực cho mảnh đất mới này. Theo PV Káp Thành Long cho biết: “Nếu như trước đây, sinh viên về thực tập hoặc cộng tác với báo TN hầu như đất viết cực kỳ hạn hẹp chỉ có suy nhất 20 trang báo giấy, báo điện tử chưa phát triển, thì nay, cơ hội cho cộng tác viên là sinh viên báo chí nhiều hơn”.
2.3.2.Chú trọng cơ chế làm việc để tạo động lực cho nhân lực
Cơ chế làm việc tại báo Thanh Niên vừa khắt khe nhưng cũng vừa mở để tạo môi trường làm việc tốt nhất cho anh em phóng viên, tạo động lực để họ lao động hết mình.
Theo anh Việt Hưng, cơ chế làm việc là động lực để phát huy sở trường của phóng viên.
- Ưu đãi:
+Tìm các lớp học đào tạo nâng cao chuyên môn: kĩ năng ảnh, quay phim, media, tìm các lớp học trong và ngoài nước nâng cao trình độ tiếng anh cho phóng viên như khóa Arenna, đào tạo Hội đồng anh, hội thảo chuyên ngành nước ngoài, Inwen Đức, Pozo Thụy Điển.
+Cử phóng viên đi học các lớp đào tạo ngắn hạn của các chuyên gia Quốc tế.
+Trả lương theo cấp bậc, lương trung bình của phóng viên thử việc tại báo Thanh Niên là 7.4 triệu+ nhuận bút+ thưởng.
+Thường xuyên cho phóng viên có cơ hội luận chuyển công tác để mở rộng sở trường và chuyên môn.
-Khen thưởng:
+Tổ chức khen thưởng bằng tiền mặt cho những loạt bài có tính chiến đấu, có ý nghĩa lớn với xã hội, thể hiện sự xông xáo trong nghề nghiệp. Thưởng không giới hạn về số lượng và số phóng viên, việc quyết định khen thưởng này do hội đồng cơ quan quyết định và trao tặng.
+Khen thưởng cá nhân phóng viên tham gia hoạt động nghề nghiệp xuất sắc.
-Kỷ luật:
+ Đưa ra các mức định mức buộc phóng viên phải làm việc đó 3triệu 500 nghìn/1 phóng viên, nếu phóng viên không làm đủ trong 1 tháng mức định mức đó sẽ bị phạt tiền nhân lên theo công thức. Trong trường hợp nặng sẽ bị hủy hợp đồng với tòa soạn.
2.3.3. Chú trọng khâu đào tạo lại nguồn nhân lực
Đào tạo lại được xem là khâu không thể thiếu ở Thanh Niên. Với những phóng viên trẻ có tố chất làm báo, kinh nghiệm chưa nhiều, sẽ được tòa soạn cho đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ. Ngoài ra, chú trọng hình thức đào tạo lại thức tế bằng cách kèm một phóng viên trẻ với một phóng viên hàng đầu. Vừa giúp cho phóng viên trẻ học hỏi được kinh nghiệm, nâng cao tay nghề đồng thời là lớp kế cận.
2.3.4. Chú trọng luân chuyển công tác nhân lực tòa soạn
Việc luân chuyển sẽ tùy thuộc vào nguyện vọng phóng viên hoặc nhu cầu tòa soạn. Đây được xem là cơ chế mở để mỗi phóng viên có thể tham gia viết, mở rộng các lĩnh vực, khám phá chính mình. Tuy nhiên đòi hỏi mỗi phóng viên phải có tính cầu thị, chăm học hỏi và chăm chỉ, làm tốt công tác luân chuyển. Việc luân chuyển này có thể là các mảng theo dõi hoặc địa lý làm việc.
2.3.5.Xây dựng quy chuẩn hóa database đội ngũ cộng tác viên, thông tin viên
Cộng tác viên và thông tin viên cũng là một nguồn nhân lực quan trọng trong tòa soạn báo chí. Bởi mỗi phóng viên không thể quan sát hết mọi thông tin và họ chính là nguồn tin cung cấp cho mỗi phóng viên. Báo Thanh Niên cũng rất chú trọng tới nguồn nhân lực này, cụ thể hiện tại TN đang muốn xây dựng database về đội ngũ cộng tác viên, thông tin viên và thông tin về nguồn tin này sẽ được chia sẻ giữa các phóng viên, cấp quản lý trong tòa soạn. Khi một phóng viên đi sẽ để lại những cộng tác viên, thông tin viên đó cho những phóng viên khác trong tòa soạn.
Cộng tác viên của TN gồm có đồng nghiệp làm báo, chuyên gia, phóng viên địa phương, phóng viên các báo thường trú, sinh viên báo chí, sinh viên… Thông tin viên làm việc ngành nghề, ban, bộ ngành...Báo tổ chức có những chế độ đãi ngộ như động viên thăm hỏi CTV vào dịp lễ tết, có chế độ phụ cấp cho CTV hoạt động thường xuyên…
2.3.6. Tạo môi trường sạch trong tòa soạn
Môi trường tòa soạn trong sạch sẽ giúp cho nhân lực hoạt động lành mạnh. Theo PV Káp Thành Long (văn phòng đại diện Hải Phòng) khẳng định: “Báo TN là môi trường trong sạch, lương được và sống đàng hoàng, không có sự chạy tiền giữa sếp và nhân viên, giữa cấp quản lý và PV về khâu đăng bài, đấu đá nội bộ, sếp không can thiệp sâu vào tác nghiệp của lính, PV sống bằng lương và nhuận bút”.
2.3.7 Xây dựng phóng viên hàng đầu về mỗi lĩnh vực
Báo TN là một trong những báo lớn, nên không những có mục tiêu có những PV săn tin giỏi, nhanh, mà còn luôn đứng đầu về chất lượng thông tin. Điều này tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa mỗi PV, phải tự cố gắng và có ý thức cố gằng.
Khi những PV hàng đầu này chuyển công tác, lên cấp quản lý, phải có lớp kế cận thay thế. Nói đến PV của Thanh Niên như Tuyết
Nhung là PV nghị trường, chuyên các bộ ngành đất đai khi PV Tuyết Nhung lên làm trợ lý thư ký tòa soạn Hà nội, báo phải tìm và thu hút một người có chuyên môn ngang như vậy và hiện nay theo dõi mảng này là PV Nguyệt Minh (trước làm Trưởng ban thời sự VTCnews), Quang Minh là PV mảng ngân hàng số 1 sau khi sang Vnexpress thì TN lại phải tìm PV khác thay thế như PV Vũ Kiên, PV Mạnh Quân chuyên mảng kinh tế sau khi chuyển sang Sài Gòn tiếp thị lại có lớp PV như Mai Hà…