- Ủy viên Ban (Bộ) biên tập
LỰC BÁO THANH NIÊN
3.1. Chiến lược phát triển báo Thanh niên trong giai đoạn tớ
Một cơ quan thông tấn báo chí muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực như: phạm vi chi phối về địa lý (Lãnh thổ hoạt động), nguồn tài chính, khoa học - công nghệ, con người … Trong đó nguồn lực con người có vai trò quan trọng nhất, có tính chất quyết định sự phát triển của cơ quan thông tấn báo chí đó. Một cơ quan báo chí, cho dù có phạm vi địa bàn rộng, các hoạt động KT-XH sôi động, tiềm năng tài chính mạnh, thiết bị kỹ thuật hiện đại... nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì để đạt được sự phát triển như mong muốn là rất khó. Bởi vậy, việc chăm lo phát triển nguồn nhân lực báo chí nói riêng cũng giống như nguồn nhân lực nói chung trong xã hội đang là nhiệm vụ quan trọng cấp bách của nước ta trong thời kỳ CNH-HĐH.
Trong hầu hết các Đại hội Đảng và trong nhiều văn kiện quan trọng khác nhau của Đảng đã khẳng định: Con người là vốn quý nhất.
Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa; khẳng định con người Việt Nam phát triển toàn diện cả về thể lực, trí lực, cả về khả năng lao động, năng lực sáng tạo và tính tích cực chính trị - xã hội, cả về đạo đức, tâm hồn và tình cảm chính là mục tiêu, là động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa…
Đặt ra mục tiêu xây dựng con người, chính là Đảng ta đã quan tâm đặc biệt tới nguồn nhân lực của đất nước. Thực hiện mục tiêu trên
là con đường duy nhất đúng để Việt Nam nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với các quốc gia giàu mạnh trên thế giới.
Nguồn nhân lực nói chung được hiểu là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động.
Cũng tương tự, nguồn nhân lực báo chí chính là nguồn cung cấp sức lao động cho các hoạt động báo chí bao gồm đội ngũ các nhà báo chuyên nghiệp và không chuyên cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia phản biện xã hội, tham gia các diễn đàn...để các tờ báo ngày càng phát triển.
Như vậy, quản lý và phát triển nguồn nhân lực báo chí - hay thực chất phát triển cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề nghiệp, làm cho đội ngũ người làm báo trở thành người lao động có những năng lực và phẩm chất mới, cao hơn, đáp ứng được những yêu cầu to lớn và ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi cơ quan báo chí được coi là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Nếu như khi mới thành lập, báo Thanh Niên chỉ có 1 ban biên tập và 3 bộ phận: ban biên tập, kĩ thuật trình bày, phát hành và hành chính. Toàn bộ biên chế chỉ có 4 người, còn lại đều hưởng lương cộng tác viên, có 10 phóng viên, cộng tác viên hợp đồng, không biên chế, không kinh phí ban đầu, không cơ sở vật chất, tòa soạn báo chỉ có duy nhất tờ giấy phép ra báo của Bộ Văn hóa – thông tin thì nay báo Thanh Niên đã lớn mạnh, vươn lên là một trong những tờ báo uy tín trong làng báo Việt Nam. Tuy nhiên, trước những thành công bước đầu đạt được của chặng đường 26 năm, báo Thanh Niên cũng cần hoạch định ra
những chiến lược mang tính đột phá để làm mới mình và hấp dẫn độc giả. Một trong những nhân tố đó chính là chú trọng vào việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực.