- Ủy viên Ban (Bộ) biên tập
LỰC BÁO THANH NIÊN
3.1.2. Lãnh đạo toà soạn báo Thanh niên cần xác định tầm nhìn và phương hướng phát triển của tờ báo
nhìn và phương hướng phát triển của tờ báo
Lãnh đạo toà soạn cần xác định rõ phương hướng phát triển của tờ báo, những định hướng nội dung lớn cần tập trung đề cập, hay nói cách khác là xác định rõ tầm nhìn và phương hướng phát triển. Việc xây dựng kế hoạch nội dung và cố gắng tuân thủ kế hoạch đó là yếu tố quan trọng để giữ vững sự chủ động, cũng như nâng cao chất lượng tin, bài và kỷ luật làm việc của phóng viên, biên tập viên. Kế hoạch nội dung được xây dựng có vai trò như chiếc la bàn để phóng viên, biên tập viên lấy đó làm mốc để lập kế hoạch làm việc của bản thân.
Lãnh đạo toà soạn cũng cần đánh giá đúng thực trạng đội ngũ phóng viên, biên tập viên với tất cả những mặt mạnh, yếu để trên cơ sở đó tổ chức lực lượng phù hợp. Thực tế hiện nay cho thấy, phần lớn các cơ quan báo chí đều có hơn một sản phẩm, thậm chí,hơn một loại hình báo chí, vì thế, trên cơ sở xác định các ấn phẩm của toà soạn, cần xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cũng như khả năng, sở trường, sở
đoản của mỗi người để khuyến khích các phóng viên, biên tập viên phát huy sáng kiến, tính năng động, sáng tạo của mình.
Như báo Thanh niên là một trong những tờ báo có nhiều ấn phẩm, cụ thể có 5 ấn phẩm, theo đó, lãnh đạo tòa soạn cần xác định nội dung và phương hướng phát triển của từng ấn phẩm một qua từng giai đoạn. Như năm 2010 là một năm có sự thay đổi về ấn phẩm của báo Thanh Niên khi tờ Thanh Niên thể thao & giải trí không còn khả năng tồn tại đã chuyển thành tờ Tin nhanh thể thao được một vài tháng cũng ngừng xuất bản. Hiện nay, báo Thanh Niên đang đẩy mạnh phát triển báo giấy và báo điện tử, đặc biệt báo Thanh Niên online đang đẩy mạnh các trang ảnh, trang media và liên tục có những đợt tuyển phóng viên quay phim, dựng hình và nâng cao trình độ chuyên môn cho phóng viên về mảng media.
3.1.3. Báo Thanh niên cần chú trọng xây dựng đội ngũ nhàbáo có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, có năng lực, yêu báo có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, có năng lực, yêu nghề, đáp ứng yêu cầu của toà soạn
Làm báo là một nghề có trách nhiệm rất nặng nề đối với xã hội, cũng như đối với con người bởi nhà báo là người đưa thông tin đến cho công chúng, tạo ra dư luận xã hội, từ đó định hướng nhận thức của công chúng. Đặc điểm nghề nghiệp có những nét đặc thù như vậy, nên nhà báo, trong hoạt động nghề nghiệp, không chỉ bị chi phối bởi luật báo chí và những điều luật khác liên quan đến báo chí mà còn tuân thủ những chuẩn mực khác rất quan trọng, không nằm trong các điều luật, đó là đạo đức nghề nghiệp của người làm báo hay đạo đức báo chí.
Phẩm chất chính trị của phóng viên, nhân lực tòa soạn thể hiện ở quan điểm, lập trường của họ khi lựa chọn phân tích, thông tin các sự kiện, vấn đề cuộc sống. Có người cho rằng: Khi cung cấp thông tin, đặc biệt là những tin tức nhạy cảm, nghiêm trọng… phóng viên đó phải chịu sự truy cứu trách nhiệm trước công chúng độc giả rằng: tại sao anh
lại cung cấp thông tin này, trong thời điểm hoặc hoàn cảnh này? Do vậy, bên cạnh việc đưa tin, người phóng viên còn có trách nhiệm định hướng dư luận xã hội theo chiều hướng tích cực, tiến bộ. Phóng viên khi thông tin cần đặt ra những câu hỏi chủ yếu: Lựa chọn cái gì? Thông tin như thế nào? Lợi ích, ý nghĩa của nó đối với xã hội ra sao?...Có thể nói, ít nghề nào chịu nhiều sự “ràng buộc” đối với xã hội như nghề báo.Trong tình hình thế giới có nhiều biến đổi phức tạp như hiện nay, mỗi phóng viên phải trang bị cho mình trình độ chính trị cần thiết để hoạt động nghề nghiệp. Đó là kiến thức về lý luận chính trị, về chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những hiểu biết nhất định về tình hình chính trị trong nước, khu vực và thế giới, về chủ trương đường lối chính sách của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước…
Trên thực tế, không phải lúc nào các nhà báo cũng hiểu biết và vận dụng đúng đắn các yêu cầu, chuẩn mực đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp, đó là chưa kể đến có những nhà báo đã lợi dụng tính đặc thù của nghề báo để mưu lợi cá nhân. Việc đưa ra những quy định, quy tắc ứng xử như đã trình bày ở phần trên là một biện pháp ngăn chặn, đề phòng xảy ra những hành vi vi phạm của phóng viên, biên tập viên. Bên cạnh đó, mỗi phóng viên, biên tập viên cần nhận thức rằng, việc hành nghề báo chí hiện nay đòi hỏi mỗi phóng viên, biên tập viên, cần biết và thành thạo rất nhiều kỹ năng báo chí, có nền tảng kiến thức phong phú, có trình độ ngoại ngữ…Việc xác định đó sẽ tạo động lực để các phóng viên, biên tập viên không ngừng học hỏi, tự hoàn thiện, nâng cao trình độ nghiệp vụ, tích luỹ kiến thức xã hội cũng như trách nhiệm của người làm báo. Đối với một số báo, đặc biệt là đối với một số tạp chí, biên tập viên,ngoài nghiệp vụ báo chí, còn phải am hiểu, được đào tạo một chuyên ngành khác phù hợp với vị trí biên tập được đảm nhận.
Mỗi toà soạn, căn cứ vào yêu cầu cụ thể của mình, cần tuyển chọn, đào tạo một đội ngũ phóng viên, biên tập viên phù hợp. Những người làm báo được đào tạo cơ bản, được làm việc trong môi trường báo chí chuyên nghiệp sẽ là nhân tố chính góp phần bồi dưỡng đạo đức của mỗi nhà báo. Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp chính là để “các nhà báo giám sát xã hội cũng phải là những người trụ vững trước mọi sự giám sát” của xã hội.
3.1.4 . Báo Thanh niên tích cực, tăng cường bồi dưỡng, nângcao nghiệp vụ nhà báo. cao nghiệp vụ nhà báo.
- Trong xu thế phát triển của nhu cầu thông tin như hiện nay cùng với sự nở rộ của các tờ báo in, báo mạng, để có thể phát triển và nâng cao chất lượng thông tin của mình, báo Thanh Niên cần quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ nhà báo. Đặc biệt là đội ngũ phóng viên trẻ và các phóng viên thuộc các mảng, lĩnh vực chính của tờ báo. Cụ thể khuyến khích, tạo mọi điều kiện để phóng viên , biên tập viên, kĩ thuật viên tham gia các lớp đào tạo báo chí liên kết với nước ngoài tổ chức để nâng cao trình độ, tiếp cận khoa học kĩ thuật, phương pháp thể hiện mới.
- Thường xuyên tham gia các cuộc thi báo chí do Hội nhà báo tổ chức, như các cuộc thi Giải báo chí Quốc gia…
-Thường xuyên giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các phóng viên, kĩ thuật viên trong tòa soạn hoặc mở rộng với báo nước ngoài. Điều này tạo mối quan hệ mật thiết giữa các phóng viên, kĩ thuật viên giúp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phối hợp tốt trong quá trình tác nghiệp.
- Thường xuyên cho các phóng viên , biên tập viên, kĩ thuật viên tham gia các đợt tập huấn để giúp họ vững vàng hơn trong quá trình tác nghiệp của mình.
- Nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất kĩ thuật đồng bộ trong tòa soạn nhất là các phương tiện kĩ thuật hiện đại, giúp cho quá trình tác nghiệp được thuận lợi.