Lê Thị Nhã, Lao động nhà báo, H.2010, trang

Một phần của tài liệu tiểu luận Báo Thanh Niên với vấn đề quản lý và phát triển nguồn nhân lực (Trang 30)

nay chưa có cơ sở đào tạo báo chí nào cùng lúc có thể đáp ứng, thỏa mãn được.

Trong cơ quan báo chí hiện đại, tỷ lệ lao động tòa soạn (phóng viên và biên tập viên) ngày càng có tỷ lệ giảm tương đối so với lao động kinh tế dịch vụ (tài chính, kế toán, quảng cáo, PR, maketing, phát hành..).

*Bộ phận hành chính:

Là những người làm nhiệm vụ liên quan đến thủ tục hành chính của cơ quan báo chí, bao gồm những việc như trả nhuận bút, tính toán thu chi các khoản của tòa soạn, lo các thủ tục giấy tờ, dấu cho tòa soạn.

*Bộ phận dịch vụ, quảng cáo:

Ở nhiều tòa soạn thành lập bộ phận này riêng biệt. Nguồn thu chủ yếu của tờ báo phụ thuộc vào quảng cáo. Quảng cáo càng nhiều thì doanh thu của tờ báo đó càng cao.

Nên bộ phận này được xem là kết nối giữa những đơn vị có nhu cầu quảng cáo tới công chúng với tòa soạn, đồng thời cũng là bộ phận kinh doanh lợi nhuận cho tòa soạn báo.

*Bộ phận phát hành:

Đây là bộ phận lo khâu cuối sau khi tờ báo ra lò xuất bản. Bộ phận phát hành phải làm nhiệm vụ phân phối phát hành tờ báo sao cho sáng sớm hôm sau, mọi tờ báo đã có mặt ở sạp.

Bộ phận phát hành cũng liên quan mật thiết tới thu nhập của tòa soạn báo. Báo phát hành số lượng lớn, thì đồng nghĩa báo bán được nhiều và cũng thu được lợi nhuận từ bán báo.

d.Bộ phận ngoài tòa soạn

Đây là bộ phận không nằm trực tiếp tại tòa soạn nhưng vẫn chịu sự quản lý và hoạt động chung của tòa soạn. Bộ phận này gồm cộng tác

viên, thông tin viên. Và mỗi báo có một dung lượng đất cho bộ phận ngoài tòa soạn khác nhau.

1.3.Vai trò của nguồn nhân lực tòa soạn báo chí

Dự với vị trí nào trong hoạt động tòa soạn và trong quá trình sản xuất tin tức, nguồn nhân lực tòa soạn báo chí đều mang những vài trị quan trọng. Dưới đây, là một vài vai trò cơ bản của nguồn nhân lực tòa soạn báo chí:

● Với tòa soạn báo chí

-Là lực lượng mũi nhọn, chủ công của tờ báo, làm cho hoạt động của cơ quan báo chí hoạt động thông suốt, thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh từ nội dung đến hình thức.

● Với xã hội- công chúng

-Là cầu nối giữa giữa công chúng và tòa soạn, nguồn nhân lực báo chí là người đưa tin, đây cũng là trách nhiệm xã hội hàng đầu được công chúng xã hội giao cho. Do đó, nhân lực trực tiếp tham gia phải thể hiện trách nhiệm này đối với nguồn tin. Từ cây cầu này, tờ báo sẽ là nơi quần chúng cung cấp thông tin, là diễn đàn để họ bày tỏ những ý kiến ,quan điểm.

-Là nhà tổ chức- nhân tố tích cực liên kết sức mạnh xã hội, can thiệp xã hội, tham gia vào giải quyết các vấn đề xã hội thông qua nghề nghiệp của mình.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, chúng ta đã có được cái nhìn khái quát về lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực báo chí nói riêng. Cụ thể, chương 1 đã giải quyết được những vấn đề sau:

- Khái niệm nhân lực, nguồn nhân lực xã hội, nguồn nhân lực báo chí, nguồn nhân lực tòa soạn báo chí

- Phân tích cơ cấu nhân lực tòa soạn báo chí

- Đưa ra những vai trò cơ bản của nguồn nhân lực báo chí.

Một phần của tài liệu tiểu luận Báo Thanh Niên với vấn đề quản lý và phát triển nguồn nhân lực (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w