Cơ cấu nhân lực tòa soạn báo chí

Một phần của tài liệu tiểu luận Báo Thanh Niên với vấn đề quản lý và phát triển nguồn nhân lực (Trang 26)

10 Còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới WCED (nay là Ủy ban Brundtland.

1.2. Cơ cấu nhân lực tòa soạn báo chí

Tùy thuộc vào quy mô, vị trí và nhiệm vụ chính trị của từng loại hình báo chí Trung ương, địa phương, cán bộ, ngành và tổ chức đoàn thể xã hội để cơ cấu nhân lực tòa soạn phù hợp với điều kiện của cơ quan chủ quản và chính tòa soạn đó. Song nhìn chung, cơ cấu bộ máy tòa soạn báo in tương đối chuẩn, gồm 4 bộ phận tương ứng với 4 loại hình lao động báo chí:

- Ban lãnh đạo và quản lý tòa soạn ( Lao động tổ chức- quản lý) Gồm: bộ (ban) biên tập, Tổng biên tập, các Phó Tổng biên tập, thư kí tòa soạn, các ủy viên.

- Các ban (phòng) chuyên môn ( Lao động tác giả, biên tập) với các phóng viên, biên tập viên, nhân viên các ban, phòng đó.

- Bộ phận hành chính, dịch vụ, quảng cáo, phát hành ( Lao động

kinh tế dịch vụ)

- Bộ phận ngoài tòa soạn gồm cộng tác viên…

a. Ban lãnh đạo và quản lý tòa soạn ( Lao động tổ chức- quản

lý)

Ban lãnh đạo được coi là linh hồn, bộ não của tòa soạn có vai trò quyết định đến nội dung, hình thức. Lãnh đạo thực hiện đúng những chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước, thực hiện đúng mục đích tờ báo đặt ra, tổ chức lập kế hoạch trước mắt, lâu dài cho tòa báo.

Đề xuất những sáng kiến, tổ chức thực hiện những sáng kiến đó. Tổ chức hội nghị cộng tác viên, gặp gỡ bạn đọc. Ban lãnh đạo có thể tham gia viết bài, duyệt bài. Người lãnh đạo là người trực tiếp tổ chức, phân công và lên kế hoạch. Là người chịu trách nhiệm quản lí bao quát

cơ quan. Vì vậy, người lãnh đạo không ngừng tu dưỡng nhân cách, phẩm chất và trình độ, thích ứng nhanh, rà soát, kiểm tra, phát hiện, sửa chữa những sai sót từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan báo chí phát triển.

*Tổng Biên tập:

Tổng Biên tập là người giữ vai trò quan trọng trong cơ quan báo chí, là người đứng đầu, chịu trách nhiệm toàn diện về mọi mặt hoạt động của tòa soạn đặc biệt trong việc tổ chức vận hành để tờ báo xuất bản đều đặn và đảm bảo chất lượng. Từ việc trực tiếp lên kế hoạch, tổ chức tin, bài cho PV, cộng tác viên. Tổng Biên tập có trách nhiệm định hướng nội dung và hình thức của tờ báo theo tôn chỉ, mục đích đã quy định, là người duyệt nội dung và hình thức từng số báo ở khâu cuối cùng trước khi in báo và chịu trách nhiệm giải quyết hậu quả (tốt hoặc xấu) sau khi báo phát hành.Vì vậy, Tổng Biên tập phải có phẩm chất, tư tưởng vững vàng, có chuyên môn nghiệp vụ.

Là người có quan hệ rộng rãi với chính quyền và các tổ chức xã hơi, phải nghiên cứu, nắm vững đường lối, chính sách, tình hình thực tế, đầu mối công tác. Xây dựng chương trình, kế hoạch đưa tin, gợi ý chủ đề cho PV, tổ chức mạng lưới thông tin viên, cộng tác viên phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, tổ chức đào tạo cho nguồn nhân lực.

*Phó tổng Biên tập:

Phó tổng Biên tập là người trợ thủ đắc lực cho Tổng Biên tập, phụ trách các mảng công việc lớn của tòa soạn. Phó tổng biên tập được giao trực tiếp phụ trách, điều hành việc thực thi nhiệm vụ của các phòng ban.

Phó tổng Biên tập do cơ quan chủ quản bổ nhiệm trên cơ sở đề đạt của Tổng biên tập và được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan chỉ đạo và quản lý Nhà nước về báo chí. Số lượng phó tổng Biên tập tùy thuộc vào quy mô của từng cơ quan báo chí.

*Ban Thư ký

Ban Thư ký là một ban lớn, giữ vai trò và vị trí quan trọng đặc biệt trong tòa soạn báo chí. Ban thư ký là trung tâm kết nối các ban chuyên môn trong tòa soạn, đây là nơi thể hiện cụ thể kế hoạch, ý tưởng chỉ đạo của Ban Biên tập lên trang báo. Ban Thư ký có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thông tin và chịu trách nhiệm cụ thể về nội dung, hình thức của từng số báo phát hành. Có nơi gọi Ban thư ký là “văn phòng” của Tổng Biên tập, “có nhiệm vụ trực tiếp giúp việc và thay mặt Tổng Biên tập- trong một phạm vi quyền hạn nào đó- điều hành công việc biên tập. Ví như cơ quan tham mưu của tư lện một đơn vị quân đội”.

*Thư ký tòa soạn:

Tổng thư ký tòa soạn, Thư ký tòa soạn là “cánh tay phải” và là người giúp Tổng Biên tập “gác gôn” cho tờ báo. Họ phải chịu trách nhiệm nặng nề trước nguy cơ sẽ có vô vàn các lỗi sai sót lớn, nhỏ trên mặt báo. Nhiều người ví thư ký tòa soạn là người “làm dâu trăm họ”, bởi không chỉ có sức ép phóng viên, Thư ký tòa soạn còn phải chịu trách nhiệm rất nặng nề từ phía Tổng Biên tập.

Thư ký tòa soạn “phải là người vừa đóng vai trị tham mưu góp phần đề ra chiến lược, dàn dựng bài bản chiến dịch, vừa là người lập ra chiến thuật cụ thể để mỗi kỳ bào đều có những “bài đinh”, những vấn đề thời sự nóng hổi…Thư ký tòa soạn phải như người tham mưu trưởng của một đơn vị tác chiến, phải biết tạo ra những cơn sóng trên từng trang báo”. (Tạp chí Nghề báo số 5-6/2002, tr.49)

Có người cho rằng, thư ký tòa soạn có “đặc quyền” là đăng, không đăng bài hoặc quảng cáo nhưng thực tế không phải như vậy. Mỗi khi đăng hoặc không đăng dự chỉ một cái tin, thư ký tòa soạn phải cân nhắc rất nhiều thứ và tìm ra lý do chính đáng. Khuôn khổ tờ báo có hạn nên không phải lúc nào cũng sắp xếp được những bài, quảng cáo dự bài

của phóng viên thực hiện đúng kế hoạch, vì phải ưu tiên những bài thời sự đột xuất.

Nhiều trường hợp phóng viên có bài trong kế hoạch lại không thực hiện được khi thời gian nộp nhà in đã cận kề, thư ký tòa soạn phải tìm bài thay thế. Cộng tác viên thì luôn “chất vấn”: Đã nhận được bài chưa? Tại sao bài không đăng? Thậm chí có nhiều trường hợp gây sức ép bằng các mối quan hệ. Thư ký tòa soạn phải giải thích có tình có lý, lúc cứng rắn, lúc mềm dẻo mà không thể “đá quả bóng sang chân người khác”.

b.Các ban (phòng) chuyên môn ( Lao động tác giả, biên tập)

* Biên tập viên:

BTV là những viên chức chuyên môn nghiệp vụ tại các cơ quan báo chí, làm nhiệm vụ biên tập, chỉnh sửa, nâng cao chất lượng tin bài của PV, cộng tác viên, thông tin viên, hoàn thiện tin bài nhằm nâng cao chất lượng lên mức tối đa để đảm bảo toàn diện các tính chất của tin tức, tư tưởng, nghệ thuật, khoa học, tranh ảnh cho việc xuất bản, phát hành.

Khai thác tổ các nguồn tư liệu, tài liệu, tin bài đề tài kịch bản theo phương hướng đơn vị.

BTV nhằm nâng cao chất lượng, tư tưởng, nghệ thuật, khoa học, chịu trách nhiệm về nội dung bản thảo.

Thuyết minh về chủ đề tư tưởng, chỉ dẫn các yêu cầu về trình bày kĩ thuật, theo dõi quá trình dàn dựng, sản xuất.

Chuẩn bị nội dung tuyên truyền quảng cáo, tập hợp, phân tích ý kiến dư luận của người xem, người đọc, người nghe.

Tổ chức đội ngũ cộng tác viên để tác giả hoàn thành bản thảo, tham gia tổng kết chuyên môn nghiệp vụ.

Phân loại theo chức danh được pháp luật quy định gồm phóng viên, phóng viên chính, phóng viên cao cấp11

Phân loại theo địa bàn cư trú của phóng viên: phóng viên thường trú, phóng viên đặc biệt12

Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ trong các cơ quan báo chí. Thực hiện viết, chụp ảnh, quay phim, các loại hình báo chí có nội dung, mức độ phức tạp trung bình.

Xây dựng đề cương, thực hiện viết tin, bài theo sự phân công hướng dẫn của trưởng ban biên tập.

Viết, chụp ảnh, quay phim các thể lọai tin, phóng sự, điều tra có nội dung phức tạp ở mức độ trung bình, chịu trách nhiệm cá nhân về tác phẩm báo chí của mình.

Tổ chức làm việc với thông tin viên, giao dịch, đặt, viết tin bài theo đề cương đã duyệt.

c. Bộ phận hành chính, dịch vụ, quảng cáo, phát hành ( Lao

động kinh tế dịch vụ)

Đây là bộ phận những người không trực tiếp tham gia lao động tác giả, sản xuất tin bài cho tờ báo, nhưng lại là người giúp vận hành, hoạt động của tòa soạn báo chí và tờ báo đó.

Có thể nói rằng, nhà báo nói chung là người sáng tạo ra tác phẩm và sản phẩm báo chí; để sản phẩm ấy đến được với công chúng xã hội là cả một quá trình lao động với nhiều công đoạn với nhiều loại lao động khác nhau. Lao động kỹ thuật- công nghệ, lao động mỹ thuật trình bày, lao động chế bản in ấn, nghiên cứu dư luận xã hội và công chúng, phát hành, quảng cáo…Mặt khác, để đảm bảo nguồn thu từ quảng cáo, triển khai các hoạt động dịch vụ, quảng bá thương hiệu, maketing…lại cần có lao động dịch vụ đa dạng, mà những loại hình lao động này hiện

11 Vụ báo chí, Bộ Văn hóa- Thông tin: Các quy định pháp lý về báo chí, H.1998, tr. 190-193

Một phần của tài liệu tiểu luận Báo Thanh Niên với vấn đề quản lý và phát triển nguồn nhân lực (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w