CMR giá trị thặng dư siêu ngạch là 1 dạng biến tướng (đặc biệt) của giá trị thặng dư tương đối Phân biệ t/ So sánh 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối ĐN:

Một phần của tài liệu Ôn thi cao học môn kinh tế chính trị (Trang 28)

- ĐN: giá trị thặng dư siêu ngạch: trong công nghiệp: là phần giá trị thặng dư thu nhiều hơn mức bình thường nhờ nâng cao năng suất lao động cá biệt so với năng suất lao động của ngành do đó giảm được giá trị cá biệt so với giá trị hàng hóa của ngành

 giá trị thặng dư chỉ là 1 dạng đặc biệt vì:

+ dựa trên cùng 1 tiền đề là trong điều kiện năng suất lao động thay đổi

+ giá trị thặng dư siêu ngạch trong công nghiệp có mặt thường xuyên trong XH nhưng ko cố định ở 1 nhà TB nào mà chỉ có ở những nhà TB có năng suất lao động cá biệt cao. Quan trọng là đến 1 lúc nào đó năng suất lao động cá biệt biến thành năng suất lao động của ngành và từ đó lại nảy ra 1 năng suất lao động cá biệt khác cao hơn

- Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà TB cảI tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hợp lý hoá sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao động giảm giá trị của hàng hoá.

- So sánh giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối:

o Giống nhau: đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động (một bên là dựa vào tăng năng suất lao động cá biệt, 1 bên là dựa vào tăng năng suất lao động XH)

o Khác nhau: Giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp các nhà TB thu được do đó nó thể hiện quan hệ bóc lột của toàn bộ giai cấp các nhà TB đối với toàn bộ giai cấp công nhân làm thuê. Giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ do 1 số các nhà TB có kỹ thuật tiên tiến thu được. Do đó nó ko chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa TB và lao động làm thuê, mà còn trực tiếp biểu hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các nhà TB.

- Cạnh tranh giữa các nhà TB buộc họ phảI áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất để tăng năng suất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giảm giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị XH của hàng hoá

- Xét từng trường hợp thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, xuất hiện và mất đi. Nhưng xét toàn bộ XH TB thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên.

Phân biệt / So sánh 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối

ĐN:

o phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là là phương pháp thu được giá trị thặng dư do:

++ kéo dài tuyệt đối ngày lao động

++ trong điều kiện thời gian lao động cần thiết ko thay đổi (năng suất lao động và giá trị năng suất lao động) ko đổi

o phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối là là phương pháp thu được giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động cần thiết do đó kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư trong điều kiện độ dài ngày lao động ko đổi còn năng suất lao động (giá trị sức lao động, tiền lương, thời gian lao động cần thiết) thay đổi

- Giống nhau:

o Là 2 phạm trù kinh tế, là 2 phương pháp quản lý kinh tế

o Cả sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối đều làm tăng khối lượng sản phẩm

o Cùng dựa trên tiền đề là năng suất lao động đạt 1 trình độ nhất định (chia thời gian lao động theo ngày thành cần thiết và thặng dư)

- Khác nhau:

Phương pháp sx gtrị thặng dư tuyệt đối Phương pháp sx gtrị thặng dư tương đối + thu được giá trị thặng dư do kéo dàI tuyệt

đối ngày lao động trong điều kiện năng suất lao động và thời gian lao động cần thiết không đổi

+ có trước

+ có vị trí, vai trò quan trọng, cần thiết + táI sản xuất sức lao động: táI sản xuất sức lao động tăng

+ tổ chức và quản lý sản xuất: được thực hiện bằng cưỡng bức

+ thu được giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động cần thiết từ đó kéo dàI tương ứng thời gian lao động thặng dư trong điều kiện thời gian ngày lao động ko đổi

+ có sau

+ có vị trí, vai trò cơ bản, chủ yếu

+ táI sản xuất sức lao động: táI sản xuất sức lao động bình thường

+ tổ chức và quản lý sản xuất: thực hiện tự giác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CMR lý luận về tiền lương là sự bổ sung và phát triển lý luận giá trị

Một phần của tài liệu Ôn thi cao học môn kinh tế chính trị (Trang 28)