Phân biệt các thànhphần kinh tế (1), (2), (3), (4), (5), (6) Giống, khác nhau

Một phần của tài liệu Ôn thi cao học môn kinh tế chính trị (Trang 73)

Thường hỏi so sánh (3) và (4)

Trình bày mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ

Hiện nay, VN có 3 trường phái đối lập nhau: thống nhất, phân biệt (mâu thuẫn) và thống nhất - phân biệt

6 thành phần và các DN tồn tại vừa thống nhất vừa mâu thuẫn. - Thống nhất vì:

+ mỗi thành phần kinh tế, mỗi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều nằm trong tổng thể nền kinh tế quốc dân thống nhất, chứ ko tồn tại biệt lập. Sự phát triển của mỗi thành phần đầu góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Mỗi thành phần kinh tế dựa trên 1 hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất tuy có sự độc lập tương đối và có bản chất riêng, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh trong môi trường chung, cùng chịu tác động của các nhân tố, các quy luật thị trường.

+ chịu sự quản lý thống nhất của nhà nước ở đường lối, chủ trương, chính sách, do nhà nước điều tiết, hướng dẫn, các thànhphần kinh tế vừa hợp tác với nhau, bổ sung cho nhau, bình đẳng trước pháp luật

+ chịu sự chi phối của hệ thống các quy luật kinh tế (quy luật giá trị, cung cầu…)

+ các thành phần kinh tế tác động lẫn nhau cả tích cực và tiêu cực. Sự biến đổi của thành phần kinh tế này làm ảnh hưởng đến các thành phần kinh tế khác. NgoàI ra các thành phần kinh tế có thể liên kết với nhau trong sản xuất, kinh doanh.

Biểu hiện: mỗi DN thuộc từng thành phần kinh tế thuộc nền kinh tế ràng buộc nhau, tạo tiền đề cho nhau phát triển, nương tựa vào nhau

- Mâu thuẫn vì:

+ các thành phần kinh tế khác nhau về bản chất kinh tế, lợi ích kinh tế, thậm chí đối lập với nhau do có đặc điểm riêng về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất (tư hữu, công hữu, tư hữu lớn/nhỏ, bóc lột, ko bóc lột, chưa bóc lột). Do đó mỗi thành phần kinh tế ngoàI các quy luật kinh tế chung còn có các quy luật kinh tế đặc thù hoạt động, chi phối mỗi thành phần.

+ do có mâu thuẫn giữa các thành phần nên tất yếu có cạnh tranh. Đó là động lực để cảitiến kỹ thuật, phát triển lực lượng sản xuất. Do đó nhà nước cần tạo môI trường cho cạnh tranh. Tuy nhiên mâu thuẫn giữa các thành phần đặc biệt là mâu thuẫn giữa kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế TB nhà nước với kinh tế TB tư nhân và cá thể là mâu thuẫn ko thể điều hoà. Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ là giảI quyết mâu thuẫn, để các thành phần kinh tế dựa trên chế độ công

hữu về tư liệu sản xuất. Bằng cách, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ có lợi, hướng các thành phần kinh tế tư nhân đI theo hướng chủ nghĩa TB nhà nước thông quan nhiều hình thức và mức độ khác nhau.

+ lịch sử hình thành, đặc điểm mỗi thành phần kinh tế và xu hướng vận động của nó khác nhau

 tạo thành mâu thuẫn.

Biểu hiện của mâu thuẫn: các thành phần bài trừ lẫn nhau, gạt bỏ, thôn tính lẫn nhau.

- Kinh tế nhiều thành phần nằm trong thống nhất biện chứng đòi hỏi đường lối, chủ trương, chính sách, tổ chức thực hiện phải tính được tính thống nhất và mâu thuẫn đó

VD: thuế, điện  áp dụng mức khác nhau với các thành phần khác nhau  quản lý kinh tế vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật

- KL: trong nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần, sự thống nhất và mâu thuẫn giữa chúng là khách quan, nó làm cho các thành phần kinh tế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh. Từng thành phần kinh tế đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế nên cần có sự quản lý của nhà nước, cần được thừa nhận và tạo điều kiện phát triển, và bình đẳng trên mọi phương diện.

í nghĩa về phương pháp luận khi nghiên cứu kinh tế nhiều thành phần:

- Nghiên cứu kinh tế nhiều thành phần tức là phải thừa nhận nó tồn tại khách quan, nằm trong hệ thống vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn

- Mỗi DN thuộc 1 thành phần kinh tế, 6 thành phần kinh tế trong nền kinh tế đều có nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mình (các vấn đề môi trường, tài nguyên, tài chính…)

- Các thành phần kinh tế này trong quá trình vận động và phát triển phải nằm trong hệ thống cạnh tranh theo luật. Khi cạnh tranh theo luật thì việc tồn tại và phát triển là tất yếu khách quan

- Các thành phần kinh tế chuyển hóa lẫn nhau trong thực tiễn

- Trong điều kiện nền kinh tế mở: phải bình đẳng, tham gia cạnh tranh với nước ngoài  điều này là rất khó (chủ yếu hiện nay là độc quyền)

- Xu thế phát triển: ngoài kinh tế còn phải tham gia phát triển XH, hình thành khu dân cư, khu công nghiệp…

Phân tích đặc điểm kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua CNTB?

(= 4 câu trên cộng lại)

Sở hữu là gì? Phân tích bản chất các hình thức sở hữu trong nền kinh tế nước ta hiện nay

- ĐN: chiếm hữu là việc chiếm lấy những vật liệu sẵn có trong tự nhiên, chiếm hữu phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, tự nhiên sinh ra con người, con người phụ thuộc vào tự nhiên. Con người chiếm, sử dụng tự nhiên, do đó chiếm hữu là phạm trù tất yếu khách quan, đầu tiên, vĩnh viễn, cơ bản

- Con người nằm trong XH, cộng đồng, do đó ra đời phạm trù sở hữu. Sở hữu là hình thức XH của chiếm hữu trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể

- Sở hữu được nghiên cứu ở 2 góc độ:

+ sở hữu về mặt pháp lý: quan hệ giữa người với người về đối tượng chiếm hữu, khẳng định người làm chủ của nó

+ sở hữu về mặt kinh tế: là thu nhập, thu nhập càng cao thì sở hữu về mặt kinh tế càng lớn. Trong kinh tế thị trường, người ta quan tâm tới sở hữu về mặt kinh tế

- Đối tượng của sở hữu: + vật:

Thời kỳ cộng sản dã man: là vật sẵn có trong tự nhiên Thời kỳ chiếm hữu nô lệ: là vật + nô lệ

Kinh tế hàng hóa: là vật có giá trị và giá trị sử dụng Hiện nay: là hiện vật, tiền tệ, sở hữu trí tuệ

- Các quyền của quan hệ sở hữu:

+ quyền sở hữu: chỉ đứng về mặt pháp lý

+ quyền sử dụng, định đoạt, quyền kinh doanh (quan trọng): quyền sinh lời của sở hữu (quyền kế thừa, thế chấp)

Trong quản lý kinh tế, người ta thường tách bạch các quyền này

- Loại hình sở hữu:

+ đầu tiên là công hữu (là loại hình có đầu tiên trong XH loài người, vì có chế độ mẫu hệ) Đối tượng sở hữu thuộc mọi người, nhưng phạm vi ko giống nhau

+ cộng sản dã man tan rã, thì hình thành tư hữu (đối tượng sở hữu thuộc 1 người), từ đó chia ra tư hữu lớn/nhỏ. Qua quá trình phát triển  ra đời sở hữu hỗn hợp (ko tư, ko công), đây là 1 tất yếu

- Hình thức sở hữu:

+ công hữu: có 3 hình thức sở hữu:

++ cao nhất là sở hữu toàn dân, đối tượng sở hữu thuộc mọi người. Hiện nay chưa có về phương pháp luận

++ sở hữu nhà nước: đối tượng sở hữu thuộc nhà nước mà nhà nước làm đại biểu (tài sản công, vùng trời…)

++ sở hữu tập thể: phần lợi nhuận ko chia dùng để tái sản xuất mở rộng + tư hữu: có 2 hình thức sở hữu:

++ sở hữu tư nhân lớn: XN hầm mỏ…

++ sở hữu tư hữu nhỏ: ko phải là sở hữu cá nhân: DN nhỏ, cá thể (sở hữu tập thể đẻ ra từ sở hữu hỗn hợp)

Từ các hình thức sở hữu đẻ ra các loại hình tổ chức kinh doanh

Mối quan hệ giữa các hình thức sở hữu với thành phần kinh tế:

- Mỗi 1 thành phần kinh tế có thể dựa trên 1 hoặc nhiều hình thức sở hữu

- Ngược lại 1 hình thức sởhữu tham gia vào nhiều thành phần kinh tế  ko nhất thiết là 1 hình thức sởhữu thì có 1 thành phần kinh tế

- Cơ sở phân chia thànhphần kinh tế là dựa vào sở hữu

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

Một phần của tài liệu Ôn thi cao học môn kinh tế chính trị (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w