Chu chuyển của TB là gì. Làm thế nào để rút ngắn thời gian chu chuyển của TB

Một phần của tài liệu Ôn thi cao học môn kinh tế chính trị (Trang 36)

chuyn ca TB

- ĐN: chu chuyển của TB là tuần hoàn của TB nhưng xét về thời gian mà TB vận động từ giai đoạn xuất phát và quay trở về chính nó có thu thêm giá trị thặng dư.

Vì thế, xét về chu chuyển của TB là xét thời gian chu chuyển

- Thời gian chủ chuyển TB là thời gian tính từ khi TB ứng ra dưới 1 hình tháI nhất định cho đến khi thu về cũng dưới hình tháI ban đầu có kèm thêm giá trị thặng dư.

Thời gian chu chuyển = thời gian sản xuất + thời gian lưu thông

(1) Thời gian sản xuất là thời gian TB nằm trong lĩnh vực sản xuất, về mặt lý thuyết gồm:

+ thời gian lao động: là thời gian người lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Đây là thời kỳ hữu ích nhất vì nó tạo ra giá trị hàng hoá.

+ thời gian gián đoạn lao động: là thời gian đối tượng lao động tồn tại dưới dạng bán thành phẩm nằm trong lĩnhv ực sản xuất nhưng ko chịu sự tác động trực tiếp của lao động mà chịu sự tác động của tự nhiên như thời gian để cây lúa lớn lên, rượu ủ men… Thời kỳ này có thể tách ra thành một thời kỳ riêng biệt hoặc xen kẽ với thời kỳ lao động, dàI ngắn tuỳ thuộc vào các ngành sản xuất, sp chế tạo và công nghệ sản xuất.

+ thời gian dự trữ sản xuất: là bắt buộc, là thời gian các yếu tố sản xuất đã được mua về, sẵn sàng tham gia vào quá trình sản xuất nhưng chưa thực sự được sử dụng vào quá trình sản xuất, còn ở dạng dự trữ tạo điều kiện cho sản xuất diễn ra liên tục.

Nếu các điều kiện thị trường ổn định, thì thời gian này = 5% vốn lưu động

Cả thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất đều ko tạo ra giá trị sản phẩm. Sự tồn tại của 2 thời gian này là ko tránh khỏi nhưng 2 thời gian này càng dàI thì hiệu quả hoạt động của TB càng thấp. Rút ngắn thời gian này có tác dụng quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng TB.

(2) Thời gian lưu thông: là thời kỳ TB nằm trong lĩnh vực lưu thông. Bao gồm thời gian mua và thời gian bán, kể cả thời gian vận chuyển. Muốn giảm thì phảI giảm thời gian mua và thời gian bán Vì thế, lợi nhuận thương nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào vòng quay của vốn

Phân biệt tuần hoàn với chu chuyển của TB

- Tuần hoàn của TB là sự vận động của TB, lần lượt khoác vào và trút bỏ các hình tháI qua 3 giai đoạn để quay về giai đoạn xuất phát với mục đích tăng giá trị thặng dư (lợi nhuận)

- Chu chuyển của TB là tuần hoàn của TB nhưng xét về thời gian mà TB vận động từ giai đoạn xuất phát và quay trở về chính nó có thu thêm giá trị thặng dư.

- Vì thế, xét về chu chuyển của TB là xét thời gian chu chuyển

- Giống nhau:

o Cùng mục đích làm tăng giá trị thặng dư hoặc lợi nhuận

- Khác nhau

o (1) nghiên cứu mặt chất của sự vận động của TB o (2) nghiên cứu mặt lượng của sự vận động của TB

Giá trị thặng dư là phạm trù nói lên bản chất của nền sản xuất TBCN. Giá trị thặng dư chuyển hoá và biểu hiện thành lợi nhuận công nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp, lợi nhuận ngân hàng, lợi tức cho vay, địa tô TBCN.

Chi phí sản xuất TBCN là gì? Phân biệt chi phí sản xuất TBCN, TB ứng trước, với giá trị hàng hoá

- Để tạo ra giá trị hàng hoá, cần chi phí 1 số lao động nhất định gọi là chi phí lao động, bao gồm lao động quá khứ (lao động vật hoá, giá trị của tư liệu sản xuất c) và lao động hiện tại (lao động sống, lao động tạo ra giá trị mới v+m).

- Đứng trên quan điểm XH, chi phí lao động đó là chi phí thực tế của XH để tạo ra giá trị hàng hoá W = c + v + m

- Đối với nhà TB, nhà TB phảI ứng tiền để mua lao động sống và lao động vật hoá (mua tư liệu sản xuất và sức lao động) c+v. Nhà TB chỉ quan tâm xem hao phí hết bao nhiêu TB, chứ ko tính đến hao phí hết bao nhiêu lao động XH. Chi phí đó là chi phí sản xuất TBCN: k = c + v

- ĐN: chi phí sản xuất TBCN là chi phí về TB mà nhà TB phảI bỏ ra để sản xuất hàng hoá (là toàn bộ những chi phí về TB gồm TB bất biến và TB khả biến liên quan đến sản xuất hoặc lưu thông hàng hoá)

kí hiệu: k = c + v c: chi phí bất biến v: chi phí khả biến

- Phân biệt chi phí sản xuất TBCN với TB ứng trước TB ứng trước: K = C + V = C +

C: TB cố định

V: TB lưu động (V=c’+v: c’: giá trị nguyên vật liệu, v: tiền công) Về hình thức: giống nhau

Thực tế: vì TB sản xuất được chia thành TB cố định và TB lưu động nên chi phí sản xuất TBCN (k=c+v) luôn nhỏ hơn TB ứng trước K.

K = k khi khấu hao hết trong 1 năm

- Khi xuất hiện chi phí sản xuất TBCN, công thức giá trị hàng hoá W = c + v + m chuyển thành W = k + m

- Pbiệt chi phí sản xuất (TBCN) với giá trị hàng hoá (chi phí lao động, chi phí thực tế) k = c + v: chi phí sản xuất TBCN

giá trị hàng hoá = c + v + m = k + m

 Về mặt lượng: chi phí sản xuất TBCN luôn nhỏ hơn chi phí thực tế hay giá trị hàng hoá

 Về mặt chất: chi phí thực tế là chi phí lao động, phản ánh đúng, đầy đủ hao phí lao động XH cần thiết để sản xuất và tạo ra giá trị hàng hoá. Còn chi phí sản xuất TBCN (k) chỉ phản ánh hao phí TB của nhà TB mà thôI, nó ko tạo ra giá trị hàng hoá.

Việc hình thành chi phí sản xuất TBCN (k) che đạy thực chất bóc lột của CNTB, che lấp quan hệ sản xuất TBCN.

Giá trị hàng hoá W = k + m (trong đó k = c + v), nhìn vào công thức này, ranh giới từng bộ phận đã bị xoá nhoà, người ta thấy dường như k sinh ra m. Lao động là thực thể, nguồn gốc của giá trị thì bị biến mất, và giờ đây dường như toàn bộ chi phí sản xuất TBCN sinh ra giá trị thặng dư. Trong khi trên thực tế, c chỉ là điều kiện vật chất ko thể thiếu trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư, làm tốc độ sản xuất giá trị thặng dư nhanh hơn và nhiều hơn, nhưng c không phảI là nguồn gốc sản xuất ra giá trị thặng dư. v mới là nguồn gốc trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư, v dùng để mua sức lao động, tạo ra (v + m) > m.

Phân biệt giá trị thặng dư với lợi nhuận? Tỷ suất giá trị thặng dư với tỷ

Một phần của tài liệu Ôn thi cao học môn kinh tế chính trị (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w