xuất ra giá trị thặng dư đó
m’ = giá trị thặng dư/TB khả biến = tgian lđộng thặng dư/tgian lđộng cần thiết = lao động thặng dư/lao động cần thiết = sản phẩm thặng dư/sphẩm cần thiết
Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ trong tổng số giá trị mới do sức lao động tạo ra thì công nhân được hưởng bao nhiêu, nhà TB chiếm đoạt bao nhiêu. Tỷ suất giá trị thặng dư còn chỉ rõ trong một ngày lao động, phần thời gian lao động thặng dư mà người công nhân làm cho nhà TB chiếm bao nhiêu phần trăm so với thời gian lao động tất yếu làm cho mình.
Tỷ suất giá trị thặng dư nói lên trình độ bóc lột của nhà TB đối với công nhân làm thuê, nó chưa nói rõ quy mô bóc lột.
- Khối lượng giá trị thặng dư (M) = m’ . V = m/v . V m/v: giá trị thặng dư bóc lột 1 người lao động
V: số người lao động
Là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng TB khả biến đã được sử dụng.
CNTB càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư càng tăng, vì trình độ bóc lột sức lao động càng tăng.
Trình bày 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
- Phương pháp 1: phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối (có trước)
+ ĐN: phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp thu được giá trị thặng dư do:
++ kéo dài tuyệt đối ngày lao động
++ trong điều kiện thời gian lao động cần thiết ko thay đổi (năng suất lao động và giá trị năng suất lao động) ko đổi
+ Nội dung:
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất TBCN, khi kỹ thuật còn thấp, tiến bộ chậm chạp thì phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo dàI ngày lao động của công nhân. VD: Ban đầu ngày lao động 8h, trong đó 4h đầu là thời gianlao động cần thiết, 4h sau là thời gian lao động thặng dư, tỷ suất giá trị thặng dư m’ = 100%. Giả sử nhà TB kéo dàI ngày lao động thêm 2h trong khi thời gian lao động cần thiết vẫn là 4h. Khi đó ngày lao động sẽ là 10h, trong đó có 6h là thời gian lao động thặng dư. Tỷ suất giá trị thặng dư m’ = 150%.
Như vậy khi kéo dàI tuyệt đối ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động cần thiết ko thay đổi thì thời gian lao động thặng dư tăng lên, nên tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên.
+ Nhận xét:
++ phương pháp này phản ánh trình độ sản xuất kinh tế lạc hậu thủ công ++ kéo dài ngày lao động đến đâu, về mặt lý thuyết là 24h, nhưng thực tế thì vấp phải giới hạn về thể chất tinh thần của người lao động. Do đó ko thể kéo dài mãI được. Với tư cách là nhà TB, muốn kéo dài ngày lao động, còn người lao động muốn rút ngắn ngày lao động. Do đó có sự mâu thuẫn nhau, phần thắng thuộc về phe mạnh. Độ dàI cụ thể của ngày lao động do cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp TS trên cơ sở tương quan lực lượng quyết định
++ giới hạn tối thiểu của ngày lao động là thời gian lao động cần thiết - Phương pháp 2: phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
+ ĐN: phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp thu được giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động cần thiết do đó kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư trong điều kiện độ dài ngày lao động ko đổi còn năng suất lao động (giá trị sức lao động, tiền lương, thời gian lao động cần thiết) thay đổi
+ Nội dung:
Giả sử ngày lao động là 8h và được chia thành 4h là thời gian lao động cần thiết và 4h là thời gian lao động thặng dư, tỷ suất giá trị thặng dư m’ = 100%. Giả định rằng ngày lao động ko thay đổi, nhưng do kỹ thuật tiến bộ làm năng suất lao động tăng lên, công nhân chỉ cần 3h đã tạo ra được 1 lượng giá trị mới bằng với giá trị sức lao động của mình. Do đó ngày lao động bây giờ sẽ là 3h lao động cần thiết và 5h lao động thặng dư. Tỷ suất giá trị thặng dư m’ bây giờ sẽ là 5/3=166%.
+ Nhận xét:
++ rút ngắn thời gian lao động cần thiết bằng cách:
Thời gian lao động cần thiết biểu hiện là tiền lương (thước đo giá trị sức lao động) có thể rút ngắn bằng cách:
+++ tăng năng suất lao động ở những ngành sản xuất ra tư liệu tiêu dùng Khi nâng cao năng suất lao động khối lượng hàng hóa tăng, giá trị 1 hàng hóa giảm và giá cả giảm
tiền lương danh nghĩa giảm xuống hoặc ko đổi thì tiền lương thực tế vẫn giữ nguyên hoặc tăng (vì giá trị vật phẩm tiêu dùng giảm)
+++ nâng cao năng suất lao động ở những ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu tiêu dùng
++ rút ngắn thời gian lao động cần thiết tiến tới 0
Trong giai đoạn đầu của CNTB sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp chủ yếu, ở giai đoạn sau khi kỹ thuật phát triển sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp chủ yếu. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư được nhà TB sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong quá trình phát triển của CNTB. Dưới CNTB, việc áp dụng máy móc ko phảI là để giảm nhẹ cường độ lao động của công nhân mà tráI lại tạo điều kiện để tăng cường độ lao động. NGày nay, việc tự động hoá sản xuất làm cho cường độ lao động tăng lên, nhưng dưới hình thức mới, sự căng thẳng của thần kinh thay thế cho cường độ lao động cơ bắp.
CMR giá trị thặng dư siêu ngạch là 1 dạng biến tướng (đặc biệt) của giá