Các giải pháp ngăn ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần truyền thông dinh dưỡng Việt Nam (Trang 56)

DƯỠNG VIỆT NAM

3.2.5. Các giải pháp ngăn ngừa rủi ro

Mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều tiềm ẩn xảy ra tủi ro. Do vậy công ty cần phải quản lý rủi ro bằng các xác định, phân tích và đánh giá để thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro để loại trừ hoặc hạn chế tới mức thấp nhất các tác động đối với doanh nghiệp. Quan lý rủi ro có thể được áp dụng ở nhiều lĩnh vực và cấp độ, và vốn là một lĩnh vực quan trọng cần quản lý rủi ro. Về sử dụng vốn, tiêu chuẩn ISO 31000:2009 sẽ giúp cho Công ty có một cơ sở tốt nhất để quản trị tài chính trong môi trường biến động và nhiều rủi ro.

(Nguồn: Tiêu chuẩn ISO 31000:2009)

Sơ đồ 3: Quy trình quản trị rủi ro và mối liên hệ giữa quá trình quản trị rủi ro với các nguyên tắc và khuôn khổ của lý thuyết quản trị rủi ro

Trên đây là quy trình, khuôn khổ và nguyển lý cơ bản nhất của tiêu chuẩn ISO 31000:2009 để quản trị nói chung và quản trị rủi ro tài chính trong công ty nói riêng đạt hiệu quả. Với tiêu chuẩn này, công ty có thể áp dụng để quản trị rủi ro ở những mức độ khác nhau ở từng thời kỳ khác nhau mang lại hiệu quả cao.

Khi áp dụng tiêu chuẩn này công ty có thể:

•Chủ động xác định các rủi ro có thể xảy ra nhằm hạn chế tác động xấu tới hoạt động của công ty;

Sinh viên: Trương Mạnh Kiên

Lớp: QTKD Tổng hợp 52B

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa

•Tăng cường khả năng đạt được các mục tiêu đã hoạch định;

•Nâng cao sự tin tưởng của đối tác, khách hàng và các bên có liên quan đối với hoạt động của công ty;

•Khuyến khích quản trị trong thế chủ động;

•Cải thiện việc xác định cơ hội và các mối đe dọa tiềm ẩn;

•Thiết lập một cơ sở đáng tin cậy cho việc ra quyết định và lập kế hoạch; •Nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu suất sử dụng vốn;

•Tăng cường sức khỏe tài chính và hiệu suất an toàn.

Ngoài các giải pháp nêu trên thì công ty có thể tham khảo và áp dụng công cụ tài chính phái sinh đã được hình thành, phát triền từ sự tăng trưởng ổn định của kinh tế Mỹ giai đoạn 200-2005.

Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có nhằm mục tiêu như: Phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Công cụ tài chính phái sinh xuất hiện làn đầu tiên nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn rủi ro, trong dó thường được sử dụng cao nhất là hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai.

3.3.Một số kiến nghị

Các doanh nghiệp hiện nay hoạt động dựa các chính sách, hệt thống pháp luât…sự điều tiết của các cơ quan nhà nước. Mặc dù Nhà nước đã có những chính sách nhằm khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn còn đó nhiều chính sách cản trở hoạt động của Công ty nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. Trên cơ sử đó, để hoạt động của Công ty nói chung và cụ thể là hoạt động sử dụng vốn của công ty đạt hiệu quả cao thì những kiến nghị sau cần được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét thực hiện để tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho Công ty cũng như các doanh nghiệp có thể phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế đất nước.

3.3.1.Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn thì các cơ quan Nhà nước cần làm tốt các vấn đề sau:

 Cải thiện hơn nữa ở khâu giải quyết giấy tờ hành chính, chính sách, mặc dù đã thực thiện cơ chế một của trong giải quyết thủ tục hành chính nhưng vẫn còn tồn tại “cơ chế xin cho”, “cơ chế một cửa nhiều ngách” tại các cơ quan Nhà nước, khiến cho các doanh nghiệp mất thời gian và công sức trong việc xin các

Sinh viên: Trương Mạnh Kiên

Lớp: QTKD Tổng hợp 52B

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa

loại giấy tờ, thủ tục.

 Nhà nước cần đổi mới cơ chế, chính sách hơn nữa về vấn đề vốn đối với các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi, an toàn của Nhà nước.

 Xây dựng một khung hình phạt cụ thể, rõ ràng, minh bạch nhằm hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị, doanh nghiệp với nhau. Mặc dù hiện nay đã có một số quy định của pháp luật song vấn còn nhiều sơ hở, chưa chặt chẽ, chưa thực sự rõ ràng.

3.3.2.Kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại

Hệ thống các ngân hàn thương mại là một bộ phận của ngân hàng trung gian, chiếm một vị trí quan trọng nhất về quy mô tài sản và về thành phần các nghiệp vụ. Ngân hàng thương mại thu gom nguồn tích lũy từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân để tạo thành vốn kinh doanh rồi tiến hành cho vay-hay nói cách khác là phân phối lại vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về vốn.

Mặc dù trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại có lượng vốn lớn tuy nhiên việc tiếp cận nguồn vốn này của các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Các doanh nghiệp cần đổi một số cơ chế, chính sách nhằm hoạt động của ngân hàng được diễn ra thuận lợi cũng như hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp phát triển:

 Đơn giản hóa các thủ tục cho vay, tăng giới hạn cho vay đối với các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, có nguồn tài sản tốt.

 Đưa các cái gói dịch vụ linh hoạt hơn nhằm giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn một cách nhanh chóng, đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh, đầu tư.

 Cần có các hỗ trợ tích cực hơn cho các khách hàng làm thủ tục xin vay vốn.

 Xử lý nhanh chóng quá trình cho vay vốn, bổ sung các hình thức trả lãi vay, đáo hạn

Sinh viên: Trương Mạnh Kiên

Lớp: QTKD Tổng hợp 52B

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với nhiều cơ hội cũng như áp lực cạnh tranh mới, cũng nhu xuất phát từ nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty, trong giai đoạn vừa qua công tác quản lý và sử dụng vốn tại Công ty cổ phần truyền thông dinh dưỡng Việt Nam đã được chú trọng và đầu tư nhiều hơn. Mặc dù các hoạt động quản lý và sử dụng vốn này đã đem lại một số hiệu quả bước đầu tuy nhiên vẫn chưa đạt được những kết quả như Công ty đã đề ra. Một phần là do trong giai đoạn 2008-2012, môi trường kinh tế vĩ mô gặp nhiều bất ổn, đặc biệt là chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cùng với đó là hoạt động xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất đã gây cho Công ty nhiều khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng vốn, nên những kết quả đạt được như trên cũng có thể chấp nhận được. Trong giai đoạn tới, công ty cần phải tăng cường cố gắng, nỗ lực hơn nữa trong hoạt động quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và đặc biệt là hoạt động quản lý và sử dụng vốn của công ty nhằm đạt được các kế hoạch đã đề ra. Các hoạt động đổi mới, các giải pháp của công ty đã và đang đề ra đã là cần thiết để hoạt động quản lý, sử dụng vốn đạt hiệu quả cao hơn, nhằm phát triển Công ty, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

Được thực tập tại Công ty cổ phần truyền thông và dinh dưỡng Việt Nam, tuy mới được một thời gian song em được học hỏi, tiếp thu nhiều kiến thức thực tế thiết thực, giúp ích cho bản thân. Nhờ những kiến thức đó cùng với kiến thức tích lũy được trong quá trình học tập trên giảng đường cũng như sự hỗ trợ, hướng dẫn của TS.Vũ Trọng Nghĩa, em cũng mạnh dạn đưa ra một số ý kiến như trên để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Em hy vọng rằng những ý kiến trên có thể giúp ích cho công ty trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của Công ty.

Để có thể hoàn thành bài viết này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy TS.Vũ Trọng Nghĩa và sự giúp đỡ của các cô bác, anh chị trong Công ty cổ phần truyền thông dinh dưỡng Việt Nam.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Trương Mạnh Kiên

Lớp: QTKD Tổng hợp 52B

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần truyền thông dinh dưỡng Việt Nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w