DƯỠNG VIỆT NAM
3.1.2. Định hướng trong vòng 5 năm tới giai đoạn 2014-
Định hướng phát triển trong giai đoạn 2014-2018 của công ty là phát triển bền vững, nâng cao chất lượng tổ chức, ổn định, an toàn về mặt tài chính, phát triển năng lực nhân viên. Công ty thực hiện phát triển ổn định trên các lĩnh vực, thực hiện tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh. Công ty hoạt động tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện nghĩa vụ đầy đủ với Nhà nước.
Biết kết hợp giữa phát triển tổ chức với xây dựng đời sống tinh thần của nhân viên công ty. Giúp nhân viên ổn định cuộc sống gia đình, an tâm làm việc, thực hiện chế độ đãi ngộ tốt nhất có thể theo vị trí, năng lực.
Dưới đây là kế hoạch tài chính cơ bản của công ty trong giai đoạn 2014-2018:
Sinh viên: Trương Mạnh Kiên
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
Bảng 21: Kế hoạch tài chính cơ bản trong giai đoạn 2014-2018
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng vốn Nghìn đồng 24.000.000 24.200.000 25.000.000 25.000.000 26.000.000 Tỷ lệ vốn vay % 25 27,5 30 32 38,46 Doanh thu Nghìn đồng 15.200.000 16.000.000 17.500.000 19.000.000 22.000.000 Lợi nhuận ròng Nghìn đồng 1.000.000 1.300.000 1.500.000 1.950.000 2.300.000
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Công ty định hướng trong thời gian tới, tăng tỷ lệ vốn vay trong tổng vốn, ổn định tỷ lệ vốn dài hạn và ngắn hạn.Nâng cao hoạt động quản lý tài sản cố định, hạn chế sự hư hỏng xuống cấp của tài sản. Công ty tăng cường quản lý, xử lý các khoản phải thu nhằm giảm thiểu việc bị đối tác, khách hàng chiếm dụng vốn một cách hợp lý. Chủ động tăng giá trị các quỹ dự phòng, đầu từ nhằm chủ động trong các tình huống rủi ro có thể xảy ra.
Năm 2013 sắp kết thúc, công ty đặt kế hoạch doanh thu đạt 12 tỷ đồng và đến hết quý 3 đã hoàn thành 80% kế hoạch, đạt mức lợi nhuận hơn 800 triệu đồng. Tính trong 3 quý đầu năm 2013, số lượng nhân viên, cộng tác viên của công ty đạt trung bình 136 người, trong đó số lượng cộng tác viên đạt trung bình 25 người. Mức lương bình quân của nhân viên công ty tăng từ 1,05 đến 1,4 lần.
3.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần truyền thông dinh dưỡng Việt Nam
3.2.1. Thay đổi cơ cấu nguồn vốn một cách hợp lý, tăng tỷ lệ vốn vay,giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ vốn vay trong tổng vốn của công ty hiện nay còn khá thấp chỉ chiếm 19% năm 2012, chính điều này làm cho chi phí sử dụng vốn của công ty tăng lên khi mà không được khấu trừ phần chi phí tài chính. Hiện nguồn cung cấp nguồn vốn vay chính cho công ty là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam (VietinBank)-Chi nhánh Thanh Xuân- Hà Nội.
Sinh viên: Trương Mạnh Kiên
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
Công ty cần tăng cường sử dụng nguồn vốn vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hơn nữa để tận dụng ưu điểm của nguồn vốn nay. Phòng kinh doanh cần liên hệ với các ngân hàng trong khu vực để huy động đươc nguồn vốn ổn định, đảm bảo đúng lộ trình vốn mà công ty đã đặt ra. Đồng thời với việc tăng nguồn vốn vay thì công ty cần chủ trương giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của công ty. Tuy nhiên cũng cần đảm bảo duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu ở mức phù hợp để đảm bảo cơ cấu vốn an toàn, tránh các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra khi chi phí tài chính tăng cao.
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cắt giảm nhân viên tại một sốbộ phận hợp lý bộ phận hợp lý
Trong giai đoạn 2008-2012, khi công ty tiến hành xây dựng, nâng cấp nhà hàng Táo Mèo, nhằm đảm bảo hoạt động của nhà hàng trong quá trình tiến hành xây dựng, công ty đã tuyển thêm một số nhân viên trong khu vực bếp, bảo vệ, vệ sinh. Chính điều này đã khiến cho lượng nhân viên hoạt động tại nhà hàng tăng lên đến 68 nhân viên (năm 2012), trong số đó, có một số nhân viên chưa được tuyển chọn, kiểm tra năng lực một cách kỹ lượng dẫn đến tình trạng làm việc kém hiệu quả, ý thức xây dựng kém. Việc tăng số lượng nhân viên lên với số lượng lớn như vậy không những làm cho năng suất lao động của nhân viên giảm sút mà còn làm cho quỹ lương của công ty phình lên đáng kể, tăng chi phí sản xuất kinh doanh.
Trong giai đoạn 2014-2018, sau khi việc xây dựng, nâng cấp đã hoàn thành, công ty cần tiến hành, đánh giá lại một cách cụ thể nhu cầu nguồn nhân lực tại các bộ phận để có kế hoạch cụ thể trong hoạt động quản trị nhân lực. Các bộ phận cần phải cắt giảm như: Bộ phận bếp, bộ phận bảo vệ, vệ sinh nhà hàng, bộ phận quản lý nhà hàng.
Đồng thời với hoạt động cắt giảm nguồn nhân lực hợp lý, các nhân viên được giữ lại của công ty cần được đào tạo, nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu của công việc về chuyên môn, cũng như khối lượng công việc. Các lập trình viên của công ty cần được thường xuyên tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về lập trình để cập nhận các công nghệ, kỹ thuật mới cũng như trau dồi kinh nghiệm, tiếp thu xu
Sinh viên: Trương Mạnh Kiên
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
hướng công nghệ ngày càng biến đổi. Các nhân viên ở khu vực kho bếp nhà hàng cần được đào tạo lại về kỹ năng sơ chế các loại thực phẩm và cách thức bảo quản các loại thực phẩm, tránh tình trạng thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản.
3.2.3.Tăng cường hoạt động thu hồi công nợ, giãn nợ phải trả của công ty
Trong giai đoạn vừa qua, mặc dù hoạt động thu hồi công nợ của công ty đã có nhiều cố gắng, song tỷ lệ nợ của công ty vẫn là khá cao (năm 2012 chiếm tới 39,26% vốn ngắn hạn). Nhận thức được đây là một khoản mục quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong vốn ngắn hạn của công ty, công ty cần tăng cường hơn nữa hoạt động thu hồi công nợ của công ty. Chúng ta cần cải thiện hơn nữa chính sách tín dụng của công ty. Hai phần chính của các khoản phải thu là : Phải thu khách hàng và trả trước cho nhà cung cấp. Khoản trả trước của công ty thường rất ít và hầu như không phải trả trước cho nhà cung cấp. Công ty cần đẩy mạnh hoạt động thu hồi khoản phải thu khách hàng.
•Đối với các đối tượng khách hàng khác nhau thì công ty cần có các chính sách tín dụng phù hợp:
Đối với khách hàng lớn, khách hàng trung thành của công ty thì công ty cần phân loại theo các tiêu chí: khả năng tài chính, uy tín trong quá trình hợp tác và phân theo từng khu vực cụ thể để để giao trách nhiệm theo dõi và quản lý.
Đối với khách hàng nhỏ lẻ, khách hàng mới thì công ty không nên cung cấp chương trình trả chậm, trả sau mà yêu cầu thanh toán trực tiếp.
Trước khi ký kết các hợp đồng (nhất là hợp đồng dịch vụ website, truyền thông) công ty cần đánh giá lại một lần nữa năng lực tài chính của khách hàng, nhất là đối với những hợp đồng có giá trị lớn về: năng lực tài chính, khả năng chả nợ, uy tín, khả năng phát triển.
Sau khi phân loại đánh giá và ký kết hợp đồng, chuyển hợp đồng với những điều khoản cụ thể cho phòng tài chính- kế toán xử lý số liệu. Kết quả của hoạt động này là cơ sở cho hoạt động thu hồi công nợ sau này được diễn ra thuận lợi.
Quy trình thu hồi công nợ của công ty là khá phù hợp, chưa cần sửa đổi, bổ sung.
3.2.4. Tổ chức và quản lý tôt quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấpdịch vụ dịch vụ
Sinh viên: Trương Mạnh Kiên
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
Điều hành và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh là một giải pháp quan trọng nhằm đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh, cũng như hiệu quả sử dụng vốn cao. Tổ chức tốt quá trình sản xuất tức là đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh đực tiến hành thông suốt, phối hợp nhịp nhàng, đều đăn giữa các khâu dự trữ, xử lý đơn hàng, sản xuất, cung cấp dịch vụ và đảm bảo sự phối hợp ăn khớp, chặt chẽ giữa các bộ phân, đơn vị trong công ty nhằm cung các sản phẩm, dịch vụ tốt, nhanh chóng. Các biện pháp điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngừng hoạt động của các bộ phận, thiết bị, ứ đọng nguồn nguyên liệu dẫn đến gây hư hỏng, kém chất lượng, gây lãng phí các yếu tố sản xuất và làm chậm tốc độ luân chuyển vốn.
Về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn dài hạn
Cần bố trí lại nơi làm việc, mặt bằng nhà hàng một cách hợp lý nhằm khai thác hợp lý công suất thiết kế, nâng cao hiệu suất làm việc, sử dụng triệt để diện tích hiện có, giảm chi phí khấu hao.
Xử lý nhanh những tài sản cố định không cần dùng, hư hỏng nhằm thu hồi vốn nhanh, bổ sung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các bộ phận nhằm nâng cao trách nhiệm trong quản lý và sử dụng tài sản cố đinh, giảm thiểu tối đa sự xuống cấp, hư hỏng tài sản.
Thường xuyên quan tâm đến việc bảo toàn vốn cố định, thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung của công tác bảo toàn và phát triển vốn.
Về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn
Hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn nói riêng phụ thuộc vào việc tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Các biện phá cần áp dụng:
Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng thời kỳ sản xuất, kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung.
Tổ chức tốt quá trình đặt hàng và thu mua dự trữ nguyên lieu nhằm đảm bảo hạ giá thành thu mua cũng như đảm bảo chất lượng, hạn chế tình trạng ứ đọng nguyên liệu dự trữ, dẫn đến kém phẩm chất gây ứ đọng vốn ngắn hạn
Tổ chức hợp lý quá trình làm việc, tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng hình thức khen thưởng vật chất và tinh thần phù hợp cho người lao động.
Sinh viên: Trương Mạnh Kiên
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
Tiết kiệm các yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lưu thông góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.