CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG DINH DƯỠNG

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần truyền thông dinh dưỡng Việt Nam (Trang 29)

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG DINH DƯỠNG

VIỆT NAM

Có thể nói, trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp thì vốn được coi như dòng máu của mỗi doanh nghiệp. Hoạt động quản lý,sử dụng vốn ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc tới các hoạt động của doanh nghiệp.

Trong giai đoạn 2008 -2012, công ty đã liên tục tăng nguồn vốn kinh doanh để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Bảng 11: Đặc điểm quy mô nguồn vốn giai đoạn 2008-2012

Năm Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn vốn Nghìn đồng 11.822.304 14.678.89 7 17.151.98 6 19.982.30 9 23.001.900 Tốc độ tăng trưởng hàng năm Nghìn đồng - 2.856.593 2.473.089 2.830.323 3.019.591 Tốc độ tăng trưởng hàng năm % - 24,16 16,85 16,50 15,11 Tốc độ phát triển so với năm 2008 % - 124,16 145,08 169,02 194,56

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tài sản, nguồn vốn 2008 -2012)

Từ năm 2008, khi khủng hoảng kinh tế bắt đầu ảnh hưởng tới Việt Nam thì thì công ty bắt đầu tập trung vào nâng cấp nhà hàng Táo Mèo. Công ty tận dụng thời điểm “khủng hoảng” này để nâng cấp cơ sở kinh doanh nhằm đón đầu khi nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng. Công ty thực hiện việc tăng vốn sở hữu để nâng cấp nhà hàng. Việc tăng vốn kinh doanh này nhằm tạo điều kiện cho việc tiến hành hoạt động kinh doanh nhưng cũng đặt ra áp lực lớn cho công ty là làm sao để sử dụng lượng vốn tăng thêm một cách hiệu quả nhất.

Khi đánh giá về tình hình sử dụng vốn của một công ty, không thể chỉ đánh giá về vốn chung chung mà cần tiến hành phân tách vốn của công ty thành các phần riêng biệt đẻ có thể phân tích, đánh giá cũng như tìm ra các tác nhân gây ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Về cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn

Sinh viên: Trương Mạnh Kiên

Lớp: QTKD Tổng hợp 52B

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa

vốn đi vay.

Bảng 12 : Bảng thể hiện cơ cấu nguồn vốn của công ty 5 năm 2008 -2012

Năm Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn vốn Nghìn đồng 11.822.304 14.678.897 17.151.986 19.982.309 23.001.900 Vốn vay Nghìn đồng 1.600.526 1.880.167 2.386.529 2.969.717 4.371.871 Vốn chủ sở hữu Nghìn đồng 10.221.778 12.798.730 14.765.457 17.285.592 18.630.029 Hệ số cơ cấu nguồn vốn 0,86 0,87 0,86 0,87 0,81 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 0,16 0,15 0,16 0,17 0,23

(Nguồn: bảng tổng kết tài sản, nguồn vốn 2008 -2012)

Chú thích:

Hệ số cơ cấu nguồn vốn= ∑ Vốn chủ sở hữu/ ∑ Nguồn vốn Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu= ∑ Vốn vay/ ∑ Vốn chủ sở hữu.

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

Biều đồ 3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu vốn theo sự vận động của vốn

Từ bảng trên ta có thể thấy, trong giai đoạn 2008 – 2012, công ty có biến động về cơ cấu vốn, cụ thể là tăng vốn cùng với đó là thay đổi cơ cấu vốn. Nguồn vốn vay có xu hướng tăng trong khi giảm tỉ lệ vốn sở hữu. Công ty đang có mục tiêu

Sinh viên: Trương Mạnh Kiên

Lớp: QTKD Tổng hợp 52B

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa

tăng nguồn vốn vay để giảm chi phí kinh doanh.

Thông qua sự vận động của vốn trong các hoạt động kinh doanh của Công ty ta có: vốn cố định và vốn lưu động.

Bảng 13 : Bảng tổng hợp vốn và cơ cấu vốn theo sự vận động của vốn

Đơn vị: Nghìn đồng.

Năm Tổng vốn Vốn dài hạn Vốn ngắn hạn

Giá trị Tỉ lệ Giá trị Tỉ lệ

2008 11.822.304 9.624.658 81,41 2.197.646 18,59

2009 14.678.897 10.658.269 72,61 4.020.628 27,39

2010 17.151.986 14.268.960 83,19 2.883.026 16,81

2011 19.982.309 16.847.147 84,31 3.135.162 15,69

2012 23.001.900 19.268.258 83,77 3.733.642 16,23

(Nguồn:Bảng cân đối kế toán )

Đơn vị: %

(Nguồn:Bảng cân đối kế toán )

Biểu đồ 4 : Biểu đồ tổng hợp vốn của Công ty giai đoạn 2008-2012

Trong giai đoạn 2008 – 2009, cơ cấu vốn ngắn hạn có xu hướng tăng trưởng cao (2009, chiếm 27,39% tổng vốn). Tuy nhiên từ 2010 đến 2012, vốn ngắn hạn có xu hướng giảm (năm 2012 còn 16,23% tổng vốn) do việc xây dựng cơ sở hạ tầng

Sinh viên: Trương Mạnh Kiên

Lớp: QTKD Tổng hợp 52B

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa

nhà hàng Táo Mèo làm tăng lượng vốn cố định lên đồng thời giảm vốn lưu động.

2.2. Thực trạng sử dụng vốn tại công ty

Hiệu quả sử dụng vốn là sự so sánh giữa chí phí sử dụng vốn và những lợi ích mà đồng vốn đó mang lại cho doanh nghiệp. Thông qua sự so sánh như vậy có thể thấy được ta sẽ đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó là cao hay thấp, tốt hay xấu…Đối với công ty thì hiệu quả sử dụng vốn luôn là một tiêu chí được quan tâm hàng đầu. Công ty nhận ra rằng để đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao thì cần có các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh được sử dụng hiệu quả. Trong chuyên đề này, em xin phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua các chỉ tiêu sau:

1. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chung 2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn dài hạn 3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn

2.2.1. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chung

Bảng 14: Bảng tính chỉ tiêu về khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của công ty giai đoạn 2008 -2012

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1. Hệ số nợ trên tài sản 0,14 0,13 0,14 0,15 0,19

2. Hệ số nợ vốn chủ sở hữu 0,16 0,15 0,16 0,17 0,23

3. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

5,23 8,19 4,56 2,25 2,55

4. Hệ số cơ cấu nguồn vốn 0,86 0,87 0,86 0,87 0,81

5. Hệ số thanh toán ngắn hạn 9,30 6,33 6,29 5,22 5,15

6. Hệ số thanh toán nhanh 8,63 6,25 5,72 4,82 4,75

7. Hệ số nợ dài hạn 0,12 0,08 0,11 0,12 0,16

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

 Hệ số nợ trên tài sản:

Hệ số nợ trên tài sản =Tổng nợ Tổng tài sản

Đây là một hệ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý lý nợ của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết có bao nhiều phần tài sản của công ty là từ đi vay. Qua đó biết được khả năng tự chủ tài chính của công ty. Qua số liệu trên ta có thể

Sinh viên: Trương Mạnh Kiên

Lớp: QTKD Tổng hợp 52B

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa

thấy tỷ số này của doanh nghiệp trong giai đoạn 2008 – 2012 khá là nhỏ (0,13 đến 0,19). Điều này có thể cho thấy công ty có khả năng tự chủ tài chính cao. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy là công ty chưa khai thác đòn bẩy tài chính, chưa huy động nguồn vốn đi vay nhiều cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp đang có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn để tận dụng nguồn vốn vay.

 Hệ số nợ vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ vốn chủ sở hữu =Tổng nợ

Giá trị vốn chủ sở hữu

Đây là một hệ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của công ty. Hệ số này cho biết bao nhiêu phần tài sản của công ty là từ đi vay. Qua đây cho biết được khả năng tự chủ tài chính của công ty. Trong giai đoạn 2008 – 2012, hệ số này của công ty thấp (từ 0,15 đến 0,23). Điều này chứng tỏ công ty không bị phụ thuộc vào nguồn vốn vay.

 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể gây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty. Hệ số này của công ty trong giai đoạn 2008 – 2012 là không ổn định, năm 2009 là 8,19, tuy nhiên đến năm 2011 chỉ đạt 2,25. Nguyên nhân một phần là do tình hình kinh tế khó khăn, cùng với đó là việc nâng cấp nhà hàng Táo Mèo đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. Khả năng thanh toán lãi vay của công ty bình quân là khá tốt, khả năng thanh toán lãi của công ty cho các chủ nợ tốt.

 Hệ số thanh toán ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn =

Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắng hạn của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà công ty có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ

Sinh viên: Trương Mạnh Kiên

Lớp: QTKD Tổng hợp 52B

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa

chức có quan hệ cho công ty vay hoặc nợ ngắn hạn. Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền tệ (tiền mặt, tiền gửi …), các khoản phải thu từ các cá nhân mắc nợ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần truyền thông dinh dưỡng Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w