9. Vòng quay khoản phải thu (2/4)
2.3.2. Quản lý và thu hồi nợ
Hoạt động quản lý và thu hồi nợ được công ty thực hiện theo một quy trình nhất, đạt hiệu quả.
Bảng 20: Quản lý và thu hồi công nợ gia đoạn 2008-2012
Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012
Vòng quay khoản phải thu
Vòng 11,304 14,175 12,792 8,611 7,935
Kì thu tiền bình quân Ngày 32,289 25,749 28,533 42,388 45,998
Tỷ lệ nợ xấu % 6,18 7,25 3,14 4,84 4,47
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Như có thể thấy trên bảng số liệu thì kỳ thu tiền của công ty luôn dưới 2 tháng, điều này có được là do công ty đã quản lý vấn đề thu nợ theo một quy trình chặt chẽ.
Sinh viên: Trương Mạnh Kiên
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Sơ đồ 2: Quy trình thu hồi nợ của công ty
Phòng kinh doanh là nơi nắm giữ hồ sơ về hợp đồng và tình hình thanh toán của khách hàng. Trước hết, nhân viên phòng kinh doanh sẽ làm việc với phòng tài chính kế toán để đánh giá các khoản nợ, tìm kiếm, phân tích khoản nợ, khách hàng nợ. Trên cơ sở phân tích khách hàng và các khoản nợ, nhân viên phòng kinh doanh sẽ xây dựng kế hoạch thu nợ, tiếp theo đó là thực hiện kế hoạch thu nợ. Sau đó, kết quả đạt được sẽ được ghi nhận tại phòng Tài chính – kế toán, đối với các khoản nợ chưa thu hồi được sẽ được đem ra phân tích, xem xét để áp dụng các phương pháp phù hợp.
Nhờ áp dụng quy trình thu hồi nợ thống nhất, hợp lý mà khách hàng và đối tác của công ty đã thanh toán các khoản nợ đúng thời hạn và giảm tỷ lệ nợ xấu xuống thấp.
Sinh viên: Trương Mạnh Kiên
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
2.3.3. Tăng cường hoạt động quản lý tài sản
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì, hoạt động quản lý tài sản là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo tài sản phục vụ hoạt động của công ty, cũng như là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Tài sản của công ty bảo gồm phần tài sản ngắn hạn (tiền, nguyên vật liệu, các khoản phải thu,..) và tài sản cố định (nhà hàng, máy móc, trang thiết bị,…). Các tài sản của công ty được quản lý bởi phòng kỹ thuật-IT, cũng như các nhân viên trong toàn bộ công ty. Trong đó, phòng Kỹ thuật-IT chịu trách nhiệm phân bổ nhiệm vụ, sử dụng, bảo quản tài sản cho các phòng ban liên quan. Phòng kỹ thuật-IT chịu trách nhiệm giám sát hoạt động sử dụng, quản lý tài sản của các phòng ban, nhân viên trong toàn công ty. Thực hiện việc kiểm kê, kiểm tra tài sản trong mỗi kỳ kinh doanh, lên kế hoạch duy tu, bảo dưỡng tài sản hạn chế sự xuống cấp, hỏng hóc.
Đối với tài sản là hàng tồn kho thì phòng Kỹ thuật-IT chỉ đạo các phòng ban có liên quan, đặc biệt là bộ phận bếp của nhà hàng thực hiện việc kiểm kê liên tục, thường xuyên, cùng với đó là lên kế hoạch cụ thể để giữ một mức dự trữ phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh, sản xuất. Việc quản lý, kiểm kê thường xuyên và lên kế hoạch nhu cầu đã phần nào đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của công ty.
2.4.Ưu điểm, nhược điểm của hoạt động quản lý,sử dụng vốn tại công ty 2.4.1.Ưu điểm
Về tổng vốn: trong giai đoạn 2008-2012, tổng vốn của công ty liên tục
được bổ sung nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhằm phục vụ mục tiêu của công ty là mở rộng, nâng cấp hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã không ngừng tăng vốn để đáp ứng nhu cầu này. Đặc biệt là trong điều kiện thị trường tài chính có nhiều khó khăn như hiện nay, song công ty vấn huy động được nguồn vốn phục vụ hoạt động nâng cấp, phát triển của mình một cách chắc chắn. Tổng nguồn vốn của công ty đã tăng từ 11.822.304.000 đồng năm 2008 lên 23.001.900.000 đồng năm 2012, tức tăng gần 200% sau 5 năm, đạt mức tăng trưởng 14,87%/năm. Hoạt động tăng vốn kinh doanh theo mục tiêu đã được định hướng của ban quản trị công ty đã tạo hiệu ứng tâm lý tốt cho nhân viên công ty tin
Sinh viên: Trương Mạnh Kiên
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
tưởng vào khả năng, thực lực của công ty trong việc duy trì sự ổn định và phát triển. Tổng vốn của công ty được cung cấp chủ yếu là từ nguồn vốn chủ sở hữu, điều này đã mang lại một sức khỏe tài chính tốt cho công ty, tránh gặp phải các nguy cơ tài chính tiềm ẩn, hạn chế rủi ro khi vay các tổ chức tín dụng, tài chính.
Vốn dài hạn: Cùng với sự tăng trưởng của tổng vốn thì nguồn vốn dài hạn
của công ty cũng tăng dần theo từng năm, đến năm 2012 vốn dài hạn của công ty đạt xấp xỉ 19 tỷ đồng (chiếm 83,77% tổng vốn). Trong giai đoạn 2008-2012 với định hướng là duy trì tỷ lệ vốn dài hạn khoảng 80% trong tổng vốn, công ty đã làm rất tốt điều này khi duy trì tỷ lệ vốn dài hạn ở mức 72,61% đến 83,77%.
Công ty đã duy trì tốt nguồn vốn dài hạn, giúp cho công ty có điều kiện đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Điều này tạo cơ sở vững chắc cho các bước phát triển sau này của công ty.
Công ty đã chủ động lên kế hoạch trích lập khấu hao tài sản một cách hợp lý. Tỷ trọng khấu hao đã giảm dần trong tổng vốn dài hạn. Đây là một hoạt động quan trọng để thực hiện bảo toàn vốn dài hạn. Thông qua việc khấu hao hợp lý công ty có thể thu hồi vốn dài hạn khi tài sản cố định hết thời giạn sử dụng, tạo điều kiện cho việc thực hiện đổi mới cơ sở vật chất, thiết bị.
Vốn ngắn hạn: Hoạt động quản lý, sử dụng vốn ngắn hạn của công ty
trong giai đoạn 2008-2012 đã có nhiều hiệu quả tích cực.
Công ty đã duy trì tỷ lệ vốn ngắn hạn ổn định trong tổng vốn của công ty (chiến khoảng 20% trong tổng vốn). Trong khi nguồn vốn ngắn hạn vẫn tăng trường đều về mặt giá trị khi tăng từ 2.197.646.000 đồng năm 2008 lên đến 3.733.642.000 đồng năm 2012, tức tăng gần 170% trong giai đoạn 208-2012.
Công ty duy trì được cơ cấu vốn ngắn hạn ổn định, tỷ trọng lượng tiền mặt khá là ổn định và gia tăng về mặt giá trị (thường chiếm từ 50% đến 60% vốn ngắn hạn). Chính điều này giúp cho công ty luôn có khả năng thanh toán tốt đối với các khoản cần chi trả, nợ ngắn hạn.
Công ty luôn duy trì được vòng quay các khoản phải thu lớn (từ khoảng 8 vòng), chính điều này đã làm cho nguồn vốn ngắn hạn của công ty luôn đượ đảm bảo, tránh tình trạng nguồn vốn của công ty bị các đối tác, khách hàng chiếm dụng. Chính điều này làm cho hiệu quả sử dụng vốn của công ty tăng lên nhờ việc đưa nguồn vốn vào tái sản xuất một cách nhanh chóng.
Sinh viên: Trương Mạnh Kiên
Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Vũ Trọng Nghĩa
Tỷ lệ hàng tồn kho của công ty luôn được duy trì ở mức thấp (dưới 6%) trong giai đoạn 2008-2012. Căn cứ vào nhu cầu của hoạt động của công ty, tỷ lệ hàng tồn kho đã được duy trì ở mức hợp lý, tạo điều kiện để công ty có thêm vốn phục vụ các hoạt động khác. Có được điều này là nhờ hoạt động kiểm kê, kiểm soát, dự báo nhu cầu hợp lý của các phòng ban trong công ty.