Bảng 2.6: Cơ cấu huy động theo loại tiền tệ năm 2012 Đơn vị tính: VNĐ
3.3.3. Kiến nghị NH TMCP Công thương Việt Nam
NH TMCP Công thương Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất trình Chính phủ xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng nhằm tạo khung pháp lí đồng bộ cho hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương nói riêng. Các cơ chể chính sách phải được xây dựng theo hướng ngày càng thông thoáng, đáp ứng được yêu cầu thực tế đòi hỏi phát triển hệ thống ngân hàng và từng bước phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt việc nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách đồng bộ về huy động vốn, về ứng dụng kĩ thuật công nghệ, tự động hóa các nghiệp cụ của Ngân hàng, hoàn chỉnh khung pháp lí áp dụng giao dịch các giấy tờ có giá khác như chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, các loại tín phiếu…nhằm từng bước mở rộng và đa dạng hóa các loại hàng hóa trên thị trường mở, thị trường chứng khoán.
Đồng thời chỉ đạo và giám sát chặt chẽ việc triển khai và tổ chức thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống NH TMCP Công thương Việt Nam. Cùng với việc đẩy mạnh tiến độ nợ tồn đọng, hạn chế tối đa việc phát sinh nợ quá hạn mới, NH TMCP Công thương khẩn trương thực hiện cấp bổ sung vốn điều lệ cho các NH TMCP Công thương thành viên theo chủ trương của NH Nhà nước Việt Nam với thời gian ngắn nhất so với lộ trình đã được Chính phủ phê duyệt, thông qua việc kết hợp nhiều biện pháp kể cả những giải pháp được chủ động từ phía Ngân hàng chi nhánh nhằm nâng cao năng lực tài chính, tăng sức cạnh tranh, đảm bảo các tỷ lệ giới hạn về huy động vốn, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tăng cường đầu tư tín dụng về quy mô cũng như chất lượng. Bên cạnh đó, NH TMCP Công thương Việt Nam cần tăng cường chỉ đạo thực hiện chương trình củng cố và lành mạnh hóa các Ngân hàng công
thương thành viên, xúc tiến việc cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng công thương, sắp xếp tổ chức tổ chức cán bộ và các phòng ban chức năng của các ngân hàng thành viên.
Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa hoạt động ngân hàng và hệ thống thanh toán, đặc biệt là việc triển khai nhanh, rộng khắp hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đến các ngân hàng thành viên trên cả nước. Trên cơ sở đó mở rộng và phát triển các dịch vụ tiện ích ngân hàng hiện đại để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế.
NH TMCP Công thương Việt Nam cần chỉ đạo các ngân hàng chi nhánh thực hiện đồng bộ các giải pháp về huy động và cho vay hiệu quả, trong đó chú trọng việc mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, gia tăng huy động vốn trung và dài hạn, phát triển đầu tư vào các dự án lớn. Chủ động kiểm soát tốc độ tăng tín dụng phù hợp tốc độ tăng của huy động vốn, cân đối nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn của các ngân hàng.