Bảng 2.4:Tốc độ tăng trưởng vốn STTChỉ tiêu Năm

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Chương Dương (Trang 41)

(VNĐ) Năm 2012 ( VNĐ) Tăng, giảm 2012/2011 (%)

1 Vốn huy động tiền gửi 283,133,350,548 280,651,603,898 (0.88)2 Vốn vay 45,925,108,691 14,873,463,652 (67.61) 2 Vốn vay 45,925,108,691 14,873,463,652 (67.61) 3 Huy động khác 11,252,675,877 14,223,567,590 26.40

Tổng nguồn vốn huy động 340,311,135,116 309,748,635,140 8.98

(Nguồn: Phòng kế toán Vietinbank Chương Dương) Ta thấy: tốc độ tăng trưởng vốn năm 2012 so với năm 2011 giảm 8,98%, trong đó vốn huy động tiền gửi giảm 0,88%, vốn vay giảm 67,61%, huy động khác tăng 26,61%. Huy động qua hình thức tiền gửi biến động giảm không đáng kể nhưng vốn vay giảm mạnh. Do tình hình tài chính chung khó khăn, khó có thể đi vay trong khi tài chính của các tổ chức tín dụng đều hạn chế, Ngân hàng Nhà nước phải đồng thời cung cấp tín dụng cho nhiều ngân hàng không huy động được vốn hoạt động...Chi nhánh đã khắc phục bằng cách huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giấy tờ có giá và các hình thức khác, do đó tốc độ tăng trưởng của khoản mục này tăng.

Đây là kết quả của sự tìm tòi nghiên cứu tình hình kinh tế kỹ càng, khắc phục khó khăn để đảm bảo vốn cho kinh doanh,đầu tư sinh lời của chi nhánh. Tuy nhiên, vào từng thời điểm cụ thể, NH vẫn có thể xảy ra tình trạng thừa vốn hay thiếu vốn tương đối, song mức độ mất cân đối có thể chấp nhận được

và vẫn đảm bảo an toàn và cân đối nguồn vốn. NH sẽ thực hiện nghiệp vụ gửi tiền tại NHNN với những kỳ hạn nhất định tùy theo con số tính toán cân đối nguồn vốn vượt nhu cầu sử dụng vốn của cán bộ nguồn vốn. Ngược lại, nếu tình hình huy động vốn không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay của chi nhánh thì ngân hàng sẽ phải đi vay NHNN để cân đối nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Để đảm bảo mối quan hệ phù hợp giữa huy động và sử dụng vốn thì vai trò của cán bộ nguồn vốn rất quan trọng, đòi hỏi sự tính toán hợp lí, cũng như khả năng nhận xét và phán đoán nhạy bén nhu câù cũng như biến động của nguồn vốn.

2.2.3.Cơ cấu huy động vốn

Bên cạnh nguồn vốn không kỳ hạn thì nguồn huy động có kỳ hạn đặc biệt là tiết kiệm có kỳ hạn và phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi...là một nguồn vốn bổ sung quan trọng có tính ổn định cao, từ đó tăng được hệ số sử dụng vốn, tăng tỷ lệ đầu tư vốn cho vay trung và dài hạn. NH TMCP Công thương Chương Dương đã áp dụng nhiều hình thức huy động để thu hút nguồn vốn này: tiết kiệm kỳ hạn nghĩa là tính lãi suất tiền gửi theo các loại 01 tháng, 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng, 12 tháng, 24 tháng với các mức lãi suất khác nhau tương ứng. Bên cạnh đó, NH còn thực hiện các đợt huy động tiết kiệm dự thưởng, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu với lãi suất ưu đãi theo chủ trương của Vietinbank. Thể thức gửi một nơi, rút nhiều nơi, tại bất kì điểm giao dịch nào của Vietinabank trên toàn quốc tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc gửi rút tiền và do đó góp phần xóa bỏ tâm lý nắm giữ tiền mặt của người dân, khuyến khích họ gửi tiền vào ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Chương Dương (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w