Các nhân tố mơi trường vĩ mơ:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ tại Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods F17. (Trang 26)

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU

6.1.Các nhân tố mơi trường vĩ mơ:

6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của

6.1.Các nhân tố mơi trường vĩ mơ:

Các yếu tố mơi trường vĩ mơ là các yếu tố khách quan luơn tác động vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự tồn tại các yếu tố này cĩ thể mang lại những cơ hội cũng cĩ thể mang lại những khĩ khăn, trở ngại cho doanh nghiệp. Nghiên cứu những yếu tố này khơng phải để doanh nghiệp cĩ thể điều khiển được chúng theo ý muốn của bản thân doanh nghiệp mà là để doanh nghiệp cĩ khả năng thích ứng tốt nhất với những thay đổi của các yếu tố này.

a. Điều kiện tự nhiên:

Điều kiện tự nhiên bao gồm rất nhiều các yếu tố thuộc về vị trí địa lí, điều kiện thời tiết, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, mơi trường…Các yếu tố này ở mỗi quốc gia sẽ rất khác nhau. Cĩ những nước cĩ điều kiện tự nhiên rất ưu đãi và thuận lợi phát triển kinh tế trong một số lĩnh vực, nhưng cũng cĩ những quốc gia khơng được thiên nhiên ưu đãi. Các yếu tố thuộc mơi trường này cĩ tác động rất nhiều lĩnh vực của một quốc gia. Nhiều khi nĩ là động lực, là cơ sở tiền đề tạo điều kiện cho một quốc gia phát huy nội lực sẵn cĩ của mình nhưng khơng vì thế mà nĩi rằng các quốc gia cĩ điều kiện tự nhiên khơng thuận lợi lại khơng thể phát triển, Nhật Bản là một minh chứng rất điển hình.

b. Mơi trường chính trị, luật pháp:

Nhân tố này bao gồm các chính sách, qui chế, luật lệ, chế độ đãi ngộ, thủ tục, qui định…của Nhà nước; mức độ ổn định của chính trị hoặc tính bền vững của

Chính phủ. Ở mỗi quốc gia khác nhau thì mơi trường chính trị, luật pháp thì rất khác nhau. Xuất khẩu là hoạt động giao thương giữa các quốc gia với nhau do đĩ mơi trường này ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động xuất khẩu. Cụ thể như sau:

- Sự ổn định chính trị: Ở những quốc gia cĩ sự bất ổn chính trị cao sẽ làm cho các nước xuất khẩu cĩ tâm lí e ngại khi xuất hàng hĩa và dịch vụ sang những nước này vì mức độ rủi ro cao. Ngồi ra cĩ những chính phủ cứ thay đổi liên tục đơi khi bằng bạo lực ngay cả khi khơng thay đổi một chế độ cũng cĩ thể đi đến những quyết định cực đoan: tài sản của doanh nghiệp nước ngồi bị sung cơng, tài khoản bị phong tỏa…đều gây ra những trở ngại nhất định cho hoạt động xuất khẩu.

- Thái độ của nước sở tại đối với nhà kinh doanh nước ngồi: Một số nước rất dễ dãi ban hành ra những luật lệ, chính sách khuyến khích đầu tư, tinh giảm các luật lệ về giấy phép và các qui định liên quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu đã tạo nên một mơi trường kinh doanh thuận lợi cho các đối tác nước ngồi, tạo cơ hội thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Ngược lại, một số nước khác hết sức khắt khe đối với các nhà doanh nghiệp nước ngồi như việc chính phủ nước này sẽ đưa ra những yêu cầu về hạn ngạch nhập khẩu, hạn chế sử dụng ngoại tệ và qui định tỉ lệ cao về sự cĩ mặt của người địa phương trong hội đồng quản trị…

- Tính hiệu lực của bộ máy chính quyền: đĩ là mức độ mà nhà nước chủ nhà điều hành một hệ thống hữu hiệu để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước ngồi. Xử lí thuế quan hiệu quả, thơng tin thị trường thích đáng, hiệu lực của chính phủ trung ương đối với chính quyền địa phương cao…sẽ tạo lịng tin và uy tín cho các đối thủ nước ngồi trước khi họ quyết định hợp tác làm ăn lâu dài.

- Những qui định: về quản lí ngoại hối, sự biến động của tỷ giá hối đối, các qui định mang tính chất bắt buộc về pháp luật và quản lí như việc cấm đốn hoặc kiểm sốt đối với một số hàng hĩa và dịch vụ, cấm một số phương thức hoạt động thương mại, các kiểu kiểm sốt về giá cả, các tiêu chuẩn mang tính chất bắt buộc đối với sản phẩm…đều cĩ ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương đặc biệt là xuất khẩu.

c. Mơi trường kinh tế:

Các yếu tố kinh tế chi phối đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp: thu nhập bình quân trên đầu người, lãi suất ngân hàng, cán cân thanh tốn, chính sách tài chính tiền tệ, tỷ lệ lạm phát, lực lượng lao động, xu hướng phát triển của tổng sản phẩm quốc dân, chu kỳ kinh tế… Trong đĩ cần lưu ý những yếu tố nổi bật cĩ tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu sau:

- Tỷ lệ phát triển kinh tế: Sự phát triển kinh tế cĩ khuynh hướng làm dịu bớt các áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh của cơng ty vì nĩ làm tăng nhu cầu tiêu dùng của dân chúng. Ngược lại nền kinh tế suy giảm làm giảm nhu cầu tiêu dùng, dễ cạnh tranh về giá cả trong các ngành kinh doanh thuộc giai đoạn bão hịa.

- Lãi suất ngân hàng: hoạt động xuất khẩu gắn liền với hoạt động ngân hàng trong đĩ lãi suất ngân hàng là yếu tố quan trọng luơn khiến các doanh nghiệp quan tâm. Mức lãi suất cao, thấp cĩ ảnh hưởng đến sự tăng giảm nhu cầu đối với sản phẩm của Cơng ty và cịn quyết định đến vốn đầu tư của Cơng ty.

- Tỷ giá hối đối: Sự biến động của tỷ giá hối đối cĩ tác động đáng kể đến cạnh tranh trong hoạt động xuất nhập khẩu.

- Tỷ lệ lạm phát: lạm phát làm cho doanh nghiệp khĩ đốn được tương lai, làm cho tỉ lệ tăng trưởng kinh tế chậm lại, lãi suất tín dụng tăng lên, tiến trình đầu tư dài hạn dễ gặp rủi ro. Tất cả đều ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu.

d. Mơi trường văn hĩa, xã hội:

Mỗi nước đều cĩ những tập tục, qui tắc kiêng kị riêng được hình thành theo truyền thống văn hĩa của mỗi nước và cĩ ảnh hưởng to lớn đến tập tính tiêu dùng của khách hàng nước đĩ.

Tuy sự giao lưu văn hĩa giữa các nước đã xuất hiện nhiều tập tính tiêu dùng chung cho mọi dân tộc, song yếu tố văn hĩa truyền thống vẫn cịn rất bền vững cĩ ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến thĩi quen và tâm lý tiêu dùng. Đặc biệt chúng thể hiện rất rõ trong sự khác biệt giữa truyền thống phương Đơng và phương Tây, giữa các tơn giáo, giữa các chủng tộc.

Trên thế giới cĩ bản sắc văn hĩa khá thuần khiết (Trung Quốc, Nhật…), song cũng cĩ những thị trường hết sức pha tạp về văn hĩa như Hoa Kỳ. Vì thế trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu chúng ta cần chú trọng đến yếu tố này để cĩ thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của từng thị trường, từng quốc gia.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ tại Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods F17. (Trang 26)