Kiến nghị đối với UBND huyện Xuân Trờng

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng tín dụng HSX tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định (Trang 75)

Giải pháp nhằm kiến nghị và nâng cao chất lợng tín dụng HSX tại chi nhánh

3.3.5 Kiến nghị đối với UBND huyện Xuân Trờng

•Hỗ trợ kinh phí cho các hộ sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao trình độ quản lý, hiểu biết về kỹ thuật, mở rộng thị trờng tiêu thụ.

•Tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo điều kiện vay vốn cho các hộ vay dễ dàng hơn, đặc biệt ở các xã có đối tợng, năng lự c sản xuất lớn và có nhu cầu vay vốn ngân hàng.

•Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng không tách rời hoạt động chính trị, xã hội của địa phơng. vì vậy, đề nghị các cấp ủy, chính quyền địa phơng có sự phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng trong việc khai thác nguồn vốn cũng nh cho vay nhằm từng bớc xóa đói giảm nghèo cải thiện đời sống nhân dân.

Kết luận

Kinh tế HSX là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhiều thành phần nớc ta. Đối với NHNo&PTNT thì doanh thu từ cho vay HSX chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Tuy nhiên tín dụng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro nhất trong hoạt động tín dụng ngân hàng, do đó chất lợng tín dụng nói chung và chất lợng tín dụng HSX nói riêng quyết định đến sự thành bại của NHNo&PTNT. Nâng cao chất lợng tín dụng là quá trình phức tạp và lâu dài. Việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lợng tín dụng HSX có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đổi mới ngành ngân hàng và có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, xã hội.

Với mục đích nghiên cứu là: “Giải pháp nâng cao chất lợng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Xuân Trờng tỉnh Nam Định”. Khóa luận đã tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất: Hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng, chất lợng tín dụng, chất lợng tín dụng HSX. ảnh hởng của chất lợng tín dụng đối với sự phát triển kinh tế HSX cũng nh tồn tại và phát triển của ngân hàng, từ đó khẳng định tính tất yếu khách quan của việc nâng cao chất lợng tín dụng.

Thứ hai: Phân tích thực trạng tín dụng và chất lợng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Xuân Trờng tỉnh Nam Định. Từ đó, rút ra những vấn đề tồn tại và nguyên nhân ảnh hởng tới chất lợng tín dụng HSX của chi nhánh.

Thứ ba: trên cơ sở chọn lọc kinh nghiệm của hệ thống NHTM vận dụng vào điều kiện thực tiễn ở huyện Xuân Trờng. Khóa luận nêu lên một số giải pháp chủ yếu và kiến nghị nhằm góp phần từng bớc nâng cao chất lợng tín dụng HSX của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Xuân Trờng tỉnh Nam Định.

Đây là một đề tài tuy không mới mẻ, tuy nhiên cũng là đề tài phức tạp liên quan tới lý luận và thực tiễn. Nội dung của khóa luận chỉ là những giải pháp, đề xuất, đóng góp nhỏ trong tổng thể các biện pháp nhằm nâng cao chất lợng tín dụng HSX. Mong rằng những giải pháp trên có thể giúp ích cho ngân

hàng trên một khía cạnh nào đó trong quá trình phân tích, đổi mới nâng cao chiến lợc kinh doanh.

Do khả năng nhận thức về lý luận và thực tế còn hạn chế, thời gian nghiên cứu còn ngắn, tài liệu nghiên cứu còn ít trong khi đề tài nghiên cứu rộng nên không khỏi mắc phải những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận đợc những ý kiến của quý thầy cô giáo và độc giả quan tâm tới vấn đề này để khóa luận đợc hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Thị Tuấn Nghĩa cùng ban giám đốc, các cô chú, anh chị công tác tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Xuân Tr- ờng đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng tín dụng HSX tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định (Trang 75)