Các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Một số nhân tố ảnh hưởng đến nỗ lực học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Du lịch - Thương mại Nghệ An (Trang 31)

1.3.2.1. Thái độ

Thái độ được giả thuyết là một trong những nhân tố quyết định chính trong việc lý giải hành vi nỗ lực (Olsen, 2004). Thái độ được định nghĩa là một xu hướng tâm lý được bộc lộ thông qua việc đánh giá một thực thể cụ thể (chẳng hạn sự nỗ lực học tập của sinh viên) với một số mức độ cảm nhận lợi ích của việc học tập, thích-không thích, thỏa mãn- không thỏa mãn và phân cực tốt- xấu (Eagly & Chaiken, 1993). Như vậy, đối với sự nỗ lực học tập của sinh viên được hiểu là đánh giá về các lợi ích, sự hữu ích... của sinh viên đến sự nỗ lực học tập của bản thân. Nếu sinh viên có thái độ tích cực thì theo lôgic của lý thuyết TRA và TPB, mức độ quan tâm đối với việc học tập sẽ

mạnh hơn, vì vậy giả thuyết là: Thái độ có ảnh hưởng tích cực (+) đến sự nỗ lực học

tập của sinh viên.

H1: Thái độ đối với việc học tập: Cảm nhận lợi ích của việc học tập.

Thái độ đối với việc học tập

Kỳ vọng của gia đình, thầy cô, nhà trường, nhà tuyển dụng

Chất lượng đào tạo cảm nhận Trách nhiệm đạo lý Kiểm soát hành vi học tập Sự nỗ lực học tập của sinh viên Thói quen học tập Sự hỗ trợ của nhà trường H1 (+) H2 (+) H3 (+) H4 (+) H5 (+) H6 (+) H7 (+) H8 (+) Phong trào học tập

1.3.2.2. Chất lượng giảng dạy

Khi nói đến chất lượng đào tạo là nói đến chất lượng của cả một quá trình, là một khái niệm rộng hơn chất lượng giảng dạy. Chất lượng giảng dạy chỉ đề cập đến chất lượng quá trình của GV khi lên lớp. Một số ý kiến về chất lượng giảng dạy (Phan Thăng, 2008):

- Chất lượng giảng dạy là sự lôi cuốn người học vào học tập.

- Chất lượng giảng dạy là sự tiến bộ của sinh viên về kiến thức, kỹ năng, thái độ. - Chất lượng giảng dạy là sự vận dụng sáng tạo lý thuyết vào thực tế cuộc sống của sinh viên.

Một số quan điểm khác cho rằng có thể dựa trên chất lượng giảng dạy (các chỉ số đánh giá chất lượng giảng dạy) để đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường. Trong thực tế chất lượng giảng dạy phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Sự tích cực, chủ động của sinh viên; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, môi tường xã hội, bẩm sinh di truyền.

Đánh giá chất lượng giảng dạy là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc giảng dạy của giáo viên, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy của giáo viên.

Trong các trường cao đẳng, đại học có thể nói rằng SV là nòng cốt của mọi việc liên quan đến giáo dục đào tạo. Vì vậy các SV cần được tham gia các hoạt động trong việc đánh giá, đổi mới chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy. Trong đó có việc đánh giá hoạt động giảng dạy của GV thông qua việc lấy ý kiến phản hồi từ SV. Một số nghiên cứu đã rút ra kết luận rằng 80% ý kiến phản hồi từ người học là có ích.

Nhiều người luôn luôn không thừa nhận tính hiệu lực và độ tin cậy của việc phản hồi GV thông qua những SV của chính họ. Người ta cho rằng SV không đủ khả năng để đưa ra những nhận xét có giá trị và xác đáng về nội dung của môn học. Có điều phải thừa nhận rằng những ý kiến của SV là rất có ích để GV biết được những điểm mạnh điểm yếu trong giảng dạy của họ cũng như về các phương pháp và biện pháp thực hiện mà GV đã áp dụng. Việc đánh giá hoạt động giảng dạy của GV thông qua SV của chính họ có thể xem như một dấu hiệu cảnh báo và một tín hiệu về chất lượng sư phạm của những phương pháp giảng dạy của GV và mối quan hệ tương tác giữa GV đó với SV.

Trên cơ sở phân tích các quan niệm về chất lượng, chất lượng giảng dạy, phân tích bản chất của hoạt động giảng dạy chúng ta có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giảng dạy của GV. Chất lượng giảng dạy cao hay thấp của một GV (trong phạm vi hẹp) hay chất lượng đào tạo của một nhà trường (trong phạm vi rộng) phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản:

- Mục tiêu giảng dạy của môn học hoặc nhà trường; - Trình độ ban đầu của SV;

- Môi trường, điều kiện và phương tiện giảng dạy; - Nội dung giảng dạy;

- Phương pháp giảng dạy;

- Kiến thức chuyên môn của GV; - Qui trình quản lí hoạt động giảng dạy; - Lòng yêu nghề (nhiệt huyết nghề nghiệp).

Cảm nhận chất lượng đào tạo là niềm tin của một người về ngôi trường nơi sinh viên đó học tập. Ngôi trường mà sinh viên theo học có đảm bảo chất lượng hay không là điều quan trọng đối với nỗ lực học tập của sinh viên (Eagly & Chaiken, 1993). Chất lượng đào tạo càng tốt thì học sinh sinh viên càng tự tin và nỗ lực học tập nhiều hơn. Và ngược lại, chất lượng đào tạo mà sinh viên cảm nhận không tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến nỗ lực học tập của sinh viên. Chẳng hạn, nếu trường có đội ngũ giáo viên trình độ cao và phù hợp, cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, hệ thống giáo trình, bài giảng tài liệu tham khảo đầy đủ cập nhật, phương pháp giảng dạy của giáo viên luôn đổi mới, điều kiện học tập sinh hoạt của sinh viên ở trường rất thuận lợi thì sinh viên sẽ có hứng thú và cố gắng nỗ lực học tập cao hơn trong học tập (tích cực). Đây chính là chuẩn chủ quan (theo mô hình TRA của Azjen và Fishbein,1975) ảnh hưởng đến nỗ lực học tập của người học. Để hiểu được sự nỗ lực học tập của sinh viên thì ta phải đo lường chuẩn chủ quan và chuẩn chủ quan có thể được đo lường một cách trực tiếp thông qua việc đánh giá cảm nhận của sinh viên nghĩ gì về sự quan tâm của họ đến chất lượng đào tạo, sinh viên này có quan

tâm để ý đến chất lượng đào tạo hay không. Như vậy, Chất lượng đào tạo cảm nhận

có ảnh hưởng tích cực (+) đến sự nỗ lực học tập của sinh viên.

H2: Chất lượng đào tạo cảm nhận: Cảm nhận có càng nhiều có hoàn cảnh tương

1.3.2.3. Sự kỳ vọng xã hội

Theo Lý thuyết hành động hợp lý (TRA-Ajzen & Fishbein, 1975), hoặc lý thuyết hành vi hoạch định (TPB-Ajzen, 1991), các ảnh hưởng xã hội thông thường được giả sử để nắm bắt cảm nhận của các cá nhân về những người khác quan trọng trong môi trường sống của họ mong muốn họ ứng xử theo một cách thức nhất định (Ajzen, 1991). Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng xã hội được định nghĩa dưới góc độ sự chấp nhận các kỳ vọng của những người khác, chẳng hạn kỳ vọng của gia đình, thầy cô và nhà trường hay kỳ vọng của nhà tuyển dụng (Olsen, 2001). Hầu hết nghiên cứu báo cáo rằng ảnh hưởng xã hội là một biến số độc lập và quan trọng trong việc giải thích ý định nỗ lực học tập của sinh viên (Miniard & Cohen, 1983), và hành vi cố gắng (Thogersen, 2002). Như vậy, ảnh hưởng của sự kỳ vọng của người thân trong gia đình, thầy cô, nhà trường và nhà tuyển dụng đối với việc học tập của sinh viên được hiểu là sự mong muốn, sự ủng hộ động viên trong việc đảm bảo điều kiện để sinh viên tham gia học tập, nếu những người thân trong gia đình, thầy cô, nhà trường, nhà tuyển dụng có tầm quan trọng và sự ảnh hưởng lớn đối với họ thì sự quan tâm đối với việc nỗ lực

học tập của sinh viên sẽ tăng lên, vì vậy, giả thuyết là sự kỳ vọng của gia đình, thầy

cô, nhà trường, nhà tuyển dụng có ảnh hưởng tích cực (+) đến sự nỗ lực học tập của sinh viên. Ảnh hưởng của sự kỳ vọng của người thân trong gia đình, thầy cô, nhà trường và nhà tuyển dụng đối với việc học tập của sinh viên được hiểu là sự mong muốn, sự ủng hộ động viên trong việc đảm bảo điều kiện để sinh viên tham gia học tập, nếu những người thân trong gia đình, thầy cô, nhà trường, nhà tuyển dụng có tầm quan trọng và sự ảnh hưởng lớn đối với họ thì sự quan tâm đối với việc nỗ lực học tập của sinh viên sẽ tăng lên.

H3: Kỳ vọng của gia đình, thầy cô và nhà trường, kỳ vọng của nhà tuyển dụng:

1.3.2.4. Phong trào học tập

Trong nghiên cứu về tầm quan trọng của phòng trào đối với hoạt động học tập,

tác giả Blaydes (2002) cho rằng, "Một trong những cách tốt nhất để tối đa hóa nhận

thức là thông qua tập thể dục và phong trào học tập". Phong trào là chìa khóa để học tập ( Anne Green Gilbetr, 1972 ). Phong trào học tập chung của bạn bè trong lớp, trong trường có ảnh hưởng việc nỗ lực học tập của sinh viên. Nếu một sinh viên được học tập trong một môi trường có nhiều bạn khác học tập chăm chỉ, siêng năng và luôn cố gắng phấn đấu đạt kết quả cao thì chắc chắn sinh viên đó sẽ luôn ý thức được mình phải cố gắng, nỗ lực để có thể cạnh tranh với những học sinh – sinh viên khác và

ngược lại. Vì vậy, giả thuyết Phong trào học tập có ảnh hưởng tích cực (+) đến sự nỗ lực học tập của sinh viên.

H4: Phong trào học tập có ảnh hưởng tích cực (+) đến sự nỗ lực học tập của sinh viên.

1.3.2.5. Trách nhiệm đạo lý

Đối với người Việt Nam, với truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo việc thể hiện trách nhiệm của sinh viên đối với thầy cô, Nhà trường được thể hiện qua kết quả học tập của sinh viên. Đó cũng là trách nhiệm của chính bản thân các em đến tương lai của mình cũng như thể hiện tình yêu thương, trách nhiệm đối với gia đình và xả hội.

Qua đó, thấy rằng trách nhiệm đạo lý có ảnh hưởng tích cực (+) đến sự nỗ lực học tập của sinh viên.

H5: Trách nhiệm đạo lý có ảnh hưởng tích cực (+) đến sự nỗ lực học tập của sinh viên.

1.3.2.6. Kiểm soát hành vi học tập

Ajzen đã tập trung vào khái niệm kiểm soát hành vi được cảm nhận như là niềm tin của một người về sự khó khăn hay dễ dàng ra sao trong việc thực hiện một hành vi. Ajzen cho rằng các nhân tố kiểm soát có thể là bên trong của một người (khả năng, hiểu biết,…) hoặc là bên ngoài người đó (thời gian, cơ hội, sự phụ thuộc vào người khác). Như vậy, Kiểm soát hành vi học tập có ảnh hưởng tích cực (+) đến sự nỗ lực học tập của sinh viên.

H6: Kiếm soát hành vi học tập ảnh hưởng tích cực (+) đến sự nỗ lực học tập của

sinh viên.

1.3.2.7. Thói quen học tập

Thói quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn luyện mà có. Phản xạ có điều kiện là những hành vi (nếp sống, phương pháp làm việc) được lặp đi lại nhiều lần trong cuộc sống và rèn luyện (học tập, làm việc), đó là những hành vi định hình trong cuộc sống và được coi là bản chất thứ hai của con người (L’habitude est une seconde nature), nhưng nó không sẵn có mà là kết quả của việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi cá nhân trong cuộc sống hằng ngày, tuy vậy thói quen cũng có thể bắt nguồn từ một nguyên nhân đôi khi rất tình cờ hay do bị lôi kéo từ một cá thể khác (Từ điển bách khoa toàn thư, 2001). Dựa vào lợi ích hoặc tác hại do thói quen mang lại, có thể chia thói quen thành hai loại: thói quen xấu và thói quen tốt. Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích riêng rất khác nhau và việc thay đổi những thói quen của một con người rất khó khăn. Trong quá trình học tập cũng vậy, nếu bạn có những thói quen tích cực như học đúng giờ, tự giác đi học, thói quen ghi chép trong quá trình

học tập, thói quen làm bài tập trước khi đến lớp, thói quen đọc sách… thì quá trình học tập sẽ có kết quả và bạn sẽ luôn nỗ lực học tập hơn để đạt được thành công. Vì vậy, thói quen học tập có ảnh hưởng tích cực (+) đến sự nỗ lực học tập của sinh viên. Việc rèn luyện việc học thường xuyên, từ đó việc học sẽ trở lên là việc như một thói quen. Sẽ giúp việc nỗ lực học tập của sinh viên tốt hơn.

H7: Thói quen học tập sẽ có ảnh hưởng dương đến sự cố gắng học tập của sinh viên.

1.3.2.8. Sự hỗ trợ của nhà trường

Sự hỗ trợ của nhà trường đó là hỗ trợ về cơ sở vật chất, điều kiện học như nhà học, máy chiếu, ký túc xá. Hỗ trợ về học phí. Chính vì vậy, nếu các hỗ trợ của nhà trường thực hiện tốt thì có ảnh hưởng tích cực (+) đến sự nỗ lực học tập của sinh viên.

H8: Sự hỗ trợ học tập sẽ có ảnh hưởng dương đến sự cố gắng học tập của sinh viên.

Một phần của tài liệu Một số nhân tố ảnh hưởng đến nỗ lực học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Du lịch - Thương mại Nghệ An (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)