Sau khi phân tích Cronbach Alpha, hệ số tin cậy của các nhóm biến đạt khá cao và đều lớn hơn 0.6, các hệ số tương quan biến - tổng đều lớn hơn 0.3, vì vậy tất cả
các biến được chấp nhận trừ biến KVTD4. Do đó, 41 biến được đưa vào để phân tích nhân tố. Phân tích nhân tố nhằm nhóm gọn các biến quan sát ban đầu thành những nhân tố mới có ý nghĩa, đồng thời phát hiện cấu trúc tiềm ẩn giữa các khái niệm nghiên cứu (nhân tố ban đầu) theo dữ liệu thực tế nhằm hình thành những nhân tố mới có ý nghĩa sát với thực tế nghiên cứu.
Đầu tiên, thực hiện hai kiểm định là “KMO and Bartlett's Test”. Kết quả chứng tỏ là việc sử dụng phân tích nhân tố trong trường hợp là thích hợp (KMO từ 0.8 trở lên >0.5, và Sig. =0.000). Phân tích nhân tố cho tất cả mọi biến trong mô hình được thực hiện với phương pháp rút trích nhân tố là “Principal component” và phương pháp xoay là “Varimax”, phép xoay vuông góc được lựa chọn nhằm mục đích trích tối đa % phương sai của các biến quan sát ban đầu và làm gọn các biến quan sát (Hair và ctg, 2010). Còn tiêu chuẩn rút trích là Eigenvalues > 1 nhằm đảm bảo mỗi nhân tố hình thành có thể giải thích tối thiểu biến thiên trọn vẹn của một biến quan sát (Hair và ctg, 2010).
Tiêu chuẩn chọn biến cho nhân tố đảm bảo một số điều kiện sau:
- Đảm bảo hệ số trích phương sai trong tổng thể các biến (Communality) >0.50, - Hệ số tải lên nhân tố chính |>0.50| được xem là có ý nghĩa thực tiễn,
- Tối thiểu các biến có hệ số tải chéo lên nhiều nhân tố (khoảng cách độ lớn của hệ số tải giữa hai nhân tố <0.30) (Nguyễn Đình Thọ, 2010).
Tuy nhiên, việc xác định biến loại bỏ hay không còn phụ thuộc vào mức ý nghĩa của biến quan sát đó trong mô hình, số biến trong cùng một cấu trúc tiềm ẩn nhằm đảm bảo các cấu trúc biến tiềm ẩn sau khi hình thành có ý nghĩa về mặt thực tiễn và khái niệm lý thuyết (Hair và ctg, 2010).
3.3.2.1. Kết quả EFA cho các biến độc lập
Sau phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha có 35 biến quan sát của 9 nhân tố độc lập được đưa vào phân tích nhân tố. Kết quả phân tích nhân tố qua các lần như sau:
Kết quả EFA cho thấy có 10 yếu tố được trích tại eigenvalue là 1.079 và phương sai trích được là 73.286% và chỉ số KMO là 0.752 . Vì thế, việc phân tích nhân tố là phù hợp và phương sai trích đạt yêu cầu > 50%. Ta có kết quả phân tích EFA tại bảng dưới đây
Bảng 3.16. Kết quả EFA cho các biến độc lập Yếu tố Biến quan sát 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 CLDT3 .818 CLDT2 .793 CLDT1 .788 CLDT5 .776 CLDT4 .753 TNDL4 .829 TNDL3 .774 TNDL2 .687 TNDL1 .627 HTNT1 .777 HTNT2 .707 HTNT3 .635 HTNT4 .634 KVTD1 .793 KVTD2 .781 KVTD3 .675 TD3 .812 TD1 .743 TD2 .730 TQHT4 .767 TQHT3 .749 TQHT1 .704 . TQHT2 .506 KVNT1 .903 KVNT2 .862 KVNT3 .797 KVGD3 .811 KVGD2 .767 KVGD1 .681 KSHVHT1 .805 KSHVHT2 .759 KSHVHT3 .668 TD4 .840 TD5 .589
Khi chạy EFA, trong hộp thoại Factor Analysis, chúng ta chọn nút Scores, sau đó nhập chọn Save as variables để lưu lại nhân số của nhân tố một cách tự động. Mặc định của chương trình này là phương pháp Regression (Trọng & Ngọc, 2005, 276). Nhân số tính theo cách này đã được chuẩn hóa (đã được chuyển qua đơn vị đo lường độ lệch chuẩn). Nó thích hợp nhất nếu sử dụng các nhân tố để phân tích hồi quy và kiểm định mối quan hệ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.
Các nhân tố mới được hình thành từ kết quả trích xuất (Save as regression) trong phân tích nhân tố thay vì phương pháp trung bình cộng các biến quan sát cho từng nhân tố. Việc hình thành các nhân tố mới theo phương pháp trích xuất của SPSS có ưu và nhược điểm như sau:
- Ưu điểm: nhân tố mới hình thành được tính toán theo tương ứng trọng số của từng biến quan sát trong nhân tố đó, điều này giúp phản ánh chính xác hơn giá trị của nhân tố mới theo kết quả phân tích nhân tố.
- Nhược điểm: dữ liệu đã được chuyển về hệ chuẩn hóa (mean=0, độ lệch chuẩn =1) nên sẽ không phản ánh được giá trị của nhân tố mới theo giá trị thang đo ban đầu. Điều này sẽ gặp khó khăn trong các phép phân tích liên quan đến so sánh giá trị trung bình của nhân tố mới. Do vậy, đối với các phép so sánh giá trị trung bình, tác giả phải sử dụng giá trị nhân tố mới theo phương pháp trung bình cộng các biến quan sát ban đầu.
Như vậy, các biến quan sát đưa vào EFA được phân tích thành 10 nhân tố với các giải thích về nội dung của từng nhân tố này và từ đó căn cứ vào bản chất các biến cụ thể mà nhân tố bao gồm sẽ tìm ra tên mới cho nhân tố, tính chất này được gọi là tính chất khám phá, đó là đặc trưng nổi bật của EFA.
Đặt tên các nhóm nhân tố mới: Việc đặt tên các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến quan sát có hệ số truyền tải (loading factor) lớn nằm trong cùng một nhân tố. Như vậy nhân tố này có thể giải thích bằng các biến có hệ số lớn nằm trong nó.
Các biến quan sát thuộc thành phần chất lượng đào tạo, trách nhiệm đạo lý, hỗ trợ nhà trường, kỳ vọng nhà tuyển dụng, thói quen học tập, kỳ vọng nhà trường, kỳ vọng gia đình, kiểm soát hành vi học tập không có thay đổi nhiều về các biến quan sát. Nên ta vẫn giữ nguyên tên các thành phần này. Duy chỉ có Thành phần thái độ được tách thành hai nhóm:
- Nhóm 1: Bao gồm các biến quan sát sau:
Nỗ lực học tập là việc làm hữu ích nhất của bản thân hiện nay Tôi cảm thấy thích thú với việc học tập
Cố gắng đạt kết quả học tập cao nhất là đúng đắn
Các biến quan sát này chủ yếu đề cập tới thái độ đối với học tập của sinh viên. Vì vậy, chúng ta gọi nhân tố này là “Thái độ” .
- Nhóm 2: gồm các biến quan sát sau
Tôi thấy việc học tập là có lợi cho bản thân Học tập mang lại nhiều lợi ích thiết thực
Các biến quan sát này chủ yếu đề cập tới những lợi ích mà sinh viên cảm nhân
được khi nỗ lực học tập. Vì vậy, chúng ta gọi nhân tố này là “Lợi ích”
3.3.2.2 Kết quả EFA cho thang đo nỗ lực học tập
Kết quả EFA thang đo nỗ lực học tập cho thấy có một yếu tố trích được tại eigenvalue là 3.535 với phương sai trích là 50.498% và chỉ số KMO là 0.771. Như vậy các biến quan sát của thang đo này đều đạt yêu cầu cho phân tích tiếp theo.
Bảng 3.17. Kết quả EFA cho thang đo nỗ lực học tập Yếu tố Biến quan sát 1 (NLHT) NLHT5 .810 NLHT4 .774 NLHT7 .744 NLHT3 .727 NLHT6 .676 NLHT1 .620 NLHT2 .596
Như vậy, sau phần phân tích nhân tố này, chọn ra được 10 nhân tố ảnh hưởng đến sự nỗ lực học tập của sinh viên, các nhân tố tiếp tục được đưa vào phân tích hồi quy để xác định tầm quan trọng của từng nhân tố đối với sự nỗ lực học tập
Kết quả các nhân tố mới này sẽ được đưa vào phép phân tích hồi qui ở giai đoạn tiếp theo nhằm xác định mức độ tác động của 8 biến (nhân tố) độc lập lên biến phụ thuộc. Từ đó, sẽ khẳng định hoặc bác bỏ các giả thuyết thống kê dựa vào mức ý nghĩa của mối quan hệ tác động (sig<0.05).
3.3.2.3. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu
Sau khi phân tích sơ bộ, kết quả EFA cuối cùng ở bảng 3.25 cho thấy có 10 nhân tố ảnh hưởng tới sự nỗ lực học tập cảu sinh viên. Cụ thể:
- Thành phần “Chất lượng đào tạo” có 05 biến quan sát (CLDT1=> CLDT5), - Thành phần “Trách nhiệm đạo lý” có 04 biến quan sát (TNDL1 => TNDL4), - Thành phần sự “Hỗ trợ của nhà trường” có 04 biến quan sát (HTNT1 => HTNT4), - Thành phần “Kỳ vọng nhà tuyển dụng” có 3 biến quan sát (KVTD1 => KVTD3), - Thành phần “Thái độ học tập” có 03 biến quan sát (TD1 => TD3),
- Thành phần “ Thói quen học tập” có 04 biến quan sát (TQHT1 => TQHT4)
- Thành phần “Kỳ vọng nhà trường và Thầy cô” có 03 biến quan sát (KVNT1 => KVNT3). - Thành phần “Kỳ vọng gia đình” có 03 biến quan sát (KVGD1 => KVGD3). - Thành phần “Kiểm soát hành vi học tập” có 03 biến quan sát (KSHVHT1 => KSHVHT3).
- Thành phần “Lợi ích” có 02 biến quan sát (LI1 => LI2).
- Trong khi đó, thang đo nỗ lực học tập không thay đổi, vẫn có 07 biến quan sát (NLHT1 => NLHT7).
Như vậy, mô hình nghiên cứu lúc đầu đề xuất có sự thay đổi về thành phần tác động đến sự nỗ lực học tập của sinh viên, từ 09 thành phần lên còn 10 thành phần. Nhưng giả thuyết nghiên cứu vẫn giữ nguyên các thành phần đều có tác động dương lên sự nỗ lực học tập của sinh viên:
+ H1 – Chất lượng đào tạo có tác động dương lên sự nỗ lực học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An
+ H2 – Trách nhiệm đạo lý có tác động dương lên sự nỗ lực học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An
+ H3 – Hỗ trợ của nhà trường có tác động dương lên sự nỗ lực học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An
+ H4 –Kỳ vọng nhà tuyển dụng có tác động dương lên sự nỗ lực học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An
+ H5 – Thái độ có tác động dương lên sự nỗ lực học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An
+ H6 – Thói quen học tập có tác động dương lên sự nỗ lực học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An
+ H7 – Kỳ vọng nhà trường Thầy cô có tác động dương lên sự nỗ lực học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An
+ H8 – Kỳ vọng gia đình có tác động dương lên sự nỗ lực học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An
+ H9 – Kiểm soát hành vi học tập có tác động dương lên sự nỗ lực học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An
+ H10 – Lợi ích có tác động dương lên sự nỗ lực học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An