Chương này đã trình bày tóm tắt lại các kết quả chính và các đóng góp về mặt lý thuyết của đề tài cũng như đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao sự nỗ lực học tập của sinh viên
KẾT LUẬN
Sinh viên có vai trò rất to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để đảm nhiệm được trọng trách của mình, trước hết sinh viên phải học tập tốt. Học tập là hoạt động cơ bản nhất trong lối sống sinh viên. Chất lượng học tập chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan, đặc biệt động cơ học tập và sự nỗ lực học tập là yếu tố rất quan trọng có tác động mạnh mẽ đến chất lượng học tập của các bạn sinh viên. Tuy nhiên, sự cố gắng học tập của sinh viên chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau, cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Để có thể đánh giá một cách khái quát, toàn diện những yếu tố ảnh hưởng đến sự nỗ lực học tập của sinh viên, tôi đã
chọn đề tài “Một số nhân tố ảnh hướng đến nỗ lực học tập của sinh viên Trường Cao
đẳng nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An”. Qua quá trình nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn, đề tài đãđược một số kết quả sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về động cơ học tập và sự nỗ lực học tập của sinh viên.
Đồng thời xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố tác động và sự nỗ lực học tập của sinh viên. Trên cơ sở lý thuyết đó, luận văn đã rút ra được hệ thống những cơ sở tạo nên sự nỗ lực học tập của sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học.
- Luận văn cũng đã phân tích được các yếu tố nội vi và ngoại vi tác động đến sự
nỗ lực học tập của sinh viên bao gồm: Thái độ đối với việc học tập; Chất lượng đào tạo cảm nhận; Kỳ vọng của gia đình, thầy cô, nhà trường, nhà tuyển dụng; Phong trào học tập; Trách nhiệm đạo lý; Kiểm soát hành vi học tập; Thói quen học tập; Sự hỗ trợ của nhà trường.
- Từ cơ sở lý thuyết và phân tích sự tác động của các yếu tố đến sự nỗ lực học tập
của sinh viên, tác giả cũng đề xuất những biện pháp để tăng cường hơn nữa sự nỗ lực của các bạn sinh viên trong quá trình học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập và chất lượng đào tạo nói chung.
Như vậy, về cơ bản luận văn đã đáp ứng các mục tiêu đề ra. Tuy luận văn có một số đóng góp nhất định trên, nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định không thể tránh khỏi.
Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo:
Như bất kỳ một đề tài nghiên cứu nào, nghiên cứu này bên cạnh những kết quả đã đạt được cả về mặt lý luận và thực tiến còn tồn tại một vài hạn chế:
Thứ nhất, do hạn chế về trình độ, thời gian nghiên cứu nên trong quá trình điều tra, phỏng vấn để thu thập thông tin có thể một số sinh viên chưa thực sự am hiểu về phương pháp cũng như mục tiêu của nghiên cứu. Điều này phần nào sẽ có ảnh hưởng nhất định đến kết quả nghiên cứu.
Thứ hai, nghiên cứu này chỉ đánh giá các thang đo bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình lý thuyết được kiểm định bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội. Để đo lường, đánh giá thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết tốt hơn cần sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại hơn.
Thứ ba, nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu trong một phạm vi hẹp là sinh viên đang học tập tại Trường CĐN Du lịch - Thương mại Nghệ An. Đề tài chưa nghiên cứu sự nỗ lực của sinh viên của các trường khác trên địa bàn tỉnh để có sự so sánh. Đây là một hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.
Trên cơ sở những mặt đạt được và hạn chế của đề tài, người nghiên cứu đề xuất hướng nghiên cứu tiếp tiếp theo như sau:
Thứ nhất, trước khi tiến hành nghiên cứu ở giai đoạn phỏng vấn các sinh viên, tác giả nên chuẩn bị tốt hơn bảng câu hỏi, ví dụ: Bảng câu hỏi rõ ràng hơn, các câu hỏi thể hiện ngắn gọn và súc tích hơn, số lượng câu hỏi nhiều hơn. Cần chuẩn bị tốt các bước nghiên cứu định tính, cần làm rõ mục tiêu nghiên cứu với sinh viên để họ trả lời một cách thoải mái hơn và từ đó kết quả thu được sẽ chính xác hơn.
Thứ hai, các nghiên cứu tiếp theo cần chọn số lượng mẫu lớn hơn vì kích thước mẫu càng lớn thì độ chính xác của nghiên cứu càng cao. Đồng thời, sử dụng phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu, phương pháp xử lý dữ liệu tốt hơn nhằm đảm bảo độ tin cậy, độ giá trị của các thang đo cũng như tính chính xác của các kết quả nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.Mai Lan Anh (2013), “Động cơ và chiến lược học ngoại ngữ”, Nghiên cứu khoa học, trường ĐH Khoa học – xã hội và nhân văn, ĐH Quốc Gia Hà Nội.
2.Nguyễn Quốc Bình (2012) “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia
bảo hiểm xã hội tự nguyện của những người buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh Phú Yên", Luận văn Thạc Sĩ, Đại Học Nha Trang
3.Cảnh Chí Dũng (2012), “Mô hình tạo động lực trong các Trường Đại học công
lập”, Taph chí khoa học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
4.Lê Thị Hạnh (2012), “Ảnh hưởng của phương pháp dạy đến động lực học Tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất – Khối ngành kinh tế Đại học Văn Lang”, Luận văn Thạc sỹ giáo dục, Trường ĐH Văn Lang.
5.Lê Văn Huy (2009), Phân tích nhân tố khám phá Explore Factor Analysis (EFA) và Kiểm định Cronbach Alpha, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
6.Lê Văn Huy (2009), Tương quan và hồi quy (Correlation & Regression), Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng.
7.Harold Koontz, Cyril Odonnell, Hein Weihrich (1992), Những vấn đề cốt yếu
của quản lý, Tập 1, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
8.Nguyễn Thị Nga (2013) “Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ Ký túc xá Trường Cao Đẳng Nghề Du Lịch- Thương mại Nghệ An”, Luận văn Thạc Sĩ, Đại Học Nha Trang.
9.Khương Thị Nhung và Cấn Thị Thu Thủy (2011), “Tìm hiểu động cơ học tập
của sinh viên Trường Đại học Giáo dục bằng trắc nghiệm QME”, Luận văn Thạc sỹ giáo dục, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
10. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008), Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê.
11. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh, NXB Lao động xã hội.
12. Trần Thu Trang (2012), “Động cơ học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học ngoại ngữ”, Luận văn thạc sỹ giáo dục,Đại học KHXH và nhân văn, ĐH Quốc Gia Hà Nội
13. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Thống kê ứng dụng trong
Kinh tế xã hội, NXB Thống kê.
14. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB thống kê.
15.Cao Thị Hoàng Yến (2011), “Phát huy động lực học tập nâng cao hiệu quả dạy và học Tiếng anh”, Nghiên cứu khoa học cấp trường, ĐH Quốc gia Hà Nội
Tiếng Anh
16. Ajzen, I. (1985). From intentions to actions: A theory of planned behavior, Action control: From cognition to behavior (pp. 11-39).
17. Ajzen, I., & Fishbein, M. (1977), Attitude-behavior relations: A theoretical analysis and review of empirical research, Psychological Bulletin, 84, 888-918
18. Churchill, G. A. and Surprenant, C. (1982), “An Investigation into the Determinants of ConsumerSatisfaction”, Journal of Marketing Research, vol. 19(4), pp. 491 – 504.
19. Carman, JM (1990), “Consumer perceptions of service quality: an assessment
of the SERVQUAL dimensions”, Journal Retailing, Vol. 66, pp. 33 – 55.
20. Cronin, JJ Jr and Taylor, SA (1992), “Measuring service quality: a re-
examination and extension”, Journal of Marketing, Vol. 56, pp. 55 – 68.
21. Fishbein, M., & Ajzen, I. (2010). Predicting and changing behavior: The reasoned action approach. New York: Psychology Press (Taylor & Francis).
22. Fishbein, M. & Ajzen, I. (1975), Belief, attitude, intention and behavior: An introduction to theory and research, Reading, MA: Addison-Wesle
23. Hair, Jr. J. F., Anderson, R. E., Tatham, R. L. and Black, W. C. (1998), Multivariate Data Analysis, 5th ed, Upper Saddle River: NJ. Prentice Hall.
24. LeBlanc, G., Nguyen, Nha.(1999), “Listening to the customer’s voice: examing
perceived service value among bussiness college students”, The International Journal
of Educational Management, 13(4), pp 187-198.3.
25. Svenson, O. (1979), Process descriptions of decision making, Organizational Behavior and Human Performance, 23, 86-112.
26. Sheth, J.N,. Newman, B.I., Gross B.L. (1991), “Why we buy What we buy: A
Theory of Consumption Values”, Journal of Bussiness Research, 22, pp 159-170.
27. Upmeyer, A. (1982), Attitudes and social behavior, Cognitive analysis of social behavior, pp. 51-86.
28. Voss, Glenn, A. Parasuraman, and Dhruv Grewal (1998), “The Roles of Price, Performance and Expectations in Determining Satisfaction in Service Exchanges”,
Journal of Marketing, vol. 62 (October), pp. 46 – 61.
29. Wicker, AW. (1969). Attitudes versus actions: The relationship of verbal and overt behavioral responses to attitude objects. Journal of Social Issues, 25, 41-78.
Phụ lục 01: Bảng câu hỏi nghiên cứu định tính (dành cho cán bộ và chuyên gia trong Trường)
PHIẾU KHẢO SÁT MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỖ LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH –
THƯƠNG MẠI NGHỆ AN Xin chào quý Anh/ Chị!
Tôi tên là Phan Đăng Trường, học viên cao học ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Nha Trang. Tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn thạc sỹ “Một số nhân tố ảnh hưởng đến nỗ lực học tập của sinh viên Trường Cao Đẳng Nghề Du Lịch – Thương Mại Nghệ An”
Những đóng góp của Thầy/ Cô không có quan điểm nào là đúng hay sai. Tất cả đều là những thông tin rất quý báu chỉ để sử dụng cho mục đích nghiên cứu của đề tài, ngoài ra, tôi hoàn toàn không sử dụng cho mục đích khác.
Các câu hỏi đặt ra trong quá trình thảo luận nhóm:
1. Theo Thầy/ Cô các nhân tố nào có tác động đến sự nỗ lực học tập của sinh viên?
2. Theo Thầy/ Cô sinh viên mong đợi điều gì nhất ở Nhà trường?
3. Đưa ra cho các cán bộ, chuyên gia xem mô hình nghiên cứu đề xuất với thang
đo ban đầu, đặt câu hỏi xem yếu tố nào là quan trọng nhất, nhì ba? Yếu tố nào không quan trọng?
4. Ngoài những nhân tố trên, yếu tố nào theo Thầy/Cô cần phải chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với việc đánh giá sự nỗ lực học tập của sinh viên?
5. Đưa các mục hỏi của mô hình nghiên cứu đề xuất và đặt câu hỏi về mức độ dễ
hiểu của các mục hỏi, cần phải chỉnh sửa bổ sung gì cho các phát biểu, có những phát biểu nào trùng nội dung?
THANG ĐO BAN ĐẦU + Thang đo Thái độ
1. Nỗ lực học tập là việc làm hữu ích nhất của bản thân hiện nay
2. Tôi cảm thấy thích thú với việc học tập
3. Cố gắng đạt kết quả học tập cao nhất là đúng đắn
4. Tôi thấy việc học tập là có lợi cho bản thân
+ Thang đo lường Chất lượng đào tạo cảm nhận
1. Đội ngũ giảng viên có trình độ cao và phù hợp
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị đầy đủ với chất lượng tốt
3. Hệ thống giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo đầy đủ cập nhật.
4. Phương pháp giảng dạy của giáo viên là tiên tiến
+ Thang đo kỳ vọng gia đình
1. Người thân trong gia đình ủng hộ tôi học tập đến nơi đến chốn
2. Những người thân luôn khuyến khích tôi vươn lên trong học tập
3. Những người thân trong gia đình luôn động viên tôi nỗ lực học tập
+ Thang đo Kỳ vọng Thầy cô và Nhà trường
1. Nhà trường luôn động viên HSSV nỗ lực học tập
2. Thầy cô cho rằng việc nỗ lực học tập của mỗi sinh viên là việc làm cần thiết
3. Nhà trường tưởng thưởng cho việc nỗ lực học tập của sinh viên
+ Thang đo Nhà tuyển dụng
1. Nhà tuyển dụng luôn yêu cầu chất lượng cao của các ứng cử viên
2 Nhà tuyển dụng luôn mong muốn tuyển được HSSV học tập với kết quả tốt
3. Các DN trên địa bàn luôn có các hoạt động khuyến khích học tập đối với
HSSV của Nhà trường
+ Thang đo trách nhiệm đạo lý
1. Tôi nghĩ rằng nỗ lực học tập là trách nhiệm của mỗi HSSV với Thầy Cô và Nhà
trường
2. Tôi có trách nhiệm chăm lo cho tương lai của bản thân
3. Tôi cho rằng tích cực nỗ lực học tập là thể hiện tình yêu thương, trách nhiệm đối với gia đình và xã hội
4. Nỗ lực học tập là cách tốt nhất thể hiện trách nhiệm của bản thân
+ Thang đo Kiểm soát hành vi học tập
1. Tôi hoàn toàn đủ khả năng, hiểu biết học tập tốt
2. Cải thiện kết quả học tập là điều không khó đối với tôi
3 Nếu muốn học tốt hơn, tôi có thể vượt qua được mọi cản trở và khó khăn
+ Thang đo Thói quen học tập
1. Luôn học hỏi khám phá là thói quen của bản thân
2. Học tập là một việc mà tôi làm một cách tự giác, không cần suy nghĩ đắn đo
3. Tôi bắt tay vào việc học cũng giống như ăn cơm hàng ngày
4 Tôi sẵn sang lao vào việc học tập mà không cần có kế hoạch gì cả
+ Thang đo sự hỗ trợ của Nhà trường
1. Nhà trường luôn quan tâm đổi mới trang thiết bị dạy học
2. Nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên đi học tập và tham quan thực tế
3. Nhà trường thường xuyên liên hệ với doanh nghiệp để tìm kiếm cơ hội việc làm
4. Nhà trường luôn đáp ứng được các nhu cầu của sinh viên
+ Thang đo Sự nỗ lực học tập của sinh viên
1 Nỗ lực học tập là quan trọng đối với tôi và gia đình
2 Tôi luôn quan tâm đến việc nỗ lực học tập của bản thân
4 Nỗ lực học tập mang lại nhiều ý nghĩa cho tôi và gia đình
5 Tôi luôn cố gắng vươn lên trong học tập
6 Tôi đã liên tục cố gắng học tập trong mọi điều kiện
Phụ lục 02: Dàn bài thảo luận định tính dành cho sinh viên
DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM DÀNH CHO SINH VIÊN
1. Giới thiệu
Xin kính chào các Anh/ chị!
Tôi tên là Phan Đăng Trường, học viên cao học ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Nha Trang. Tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn thạc sỹ “Một số nhân tố ảnh hưởng đến nỗ lực học tập của sinh viên Trường Cao Đẳng Nghề Du Lịch – Thương Mại Nghệ An”
Những đóng góp của Thầy/Cô không có quan điểm nào là đúng hay sai. Tất cả đều là những thông tin rất quý báu chỉ để sử dụng cho mục đích nghiên cứu của đề tài, ngoài ra, tôi hoàn toàn không sử dụng cho mục đích khác.
Các câu hỏi đặt ra trong quá trình thảo luận nhóm:
Các câu hỏi đặt ra đối với các khách hàng khi thảo luận nhóm:
1. Theo Anh/ Chị khi nói đến sự nỗ lực học tập của sinh viên thì yếu tố nào là quan trọng nhất? Tại sao?.
2. Đưa ra cho các sinh viên xem mô hình nghiên cứu đề xuất với thang đo ban đầu, đặt câu hỏi xem yếu tố nào là quan trọng nhất, nhì ba? Yếu tố nào không quan trọng?
3. Theo Anh/ Chị ngoài những nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất, cần bổ sung thêm nhưng nhân tố nào nữa không?
4. Đưa các mục hỏi của mô hình nghiên cứu đề xuất và đặt câu hỏi về mức độ dễ hiểu của các mục hỏi, cần phải chỉnh sửa bổ sung gì cho các phát biểu, có những phát