Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Một số nhân tố ảnh hưởng đến nỗ lực học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Du lịch - Thương mại Nghệ An (Trang 25)

Trong thời gian vừa qua, đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến sự cố gắng nỗ lực của khách hàng chung và cố gắng nỗ lực học tập nói riêng.

Nghiên cứu của TS Hồ Huy Tựu “Vận dụng lý thuyết hành vi hoạch định (TPB)

để giải thích động cơ của người tiêu dùng cá tại thành phố Nhà Trang”. Mục đích của nghiên cứu này là khám phá sự tác động của các nhân tố thái độ, ảnh hưởng xã hội, kiểm soát hành vi, thói quen, cảm xúc lẫn lộn và kiến thức lên động cơ của người tiêu dùng cá. Bằng kỹ thuật phân tích định lượng, các chứng cứ về độ phù hợp của mô hình, độ tin cậy và độ giá trị của các thang đo đã được kiểm định. Ngoại trừ tác động của thói quen không có ý nghĩa thống kê, cả năm yếu tố còn lại đều có có ý nghĩa, trong đó nhân tố cảm xúc lẫn lộn có ảnh hưởng âm, các yếu tố khác đều có ảnh hưởng dương đến ý định hành vi. Kết quả này là phù hợp với các nghiên cứu tương tự trước đây (chẳng hạn, Olsen, 2002, 2005).

Mặc dù các lý thuyết hành vi trên thế giới được ứng dụng một cách rộng rãi vào lĩnh vực marketing, ở nước ta một số nghiên cứu cũng được triển khai trong lĩnh vực dịch vụ (chẳng hạn, Nguyễn Thị Mai Trang & Nguyễn Đình Thọ, 2003), nhưng chưa tìm thấy một nghiên cứu nào đề cập đến thị trường thủy sản Việt Nam. Vì vậy nghiên cứu này có những đóng góp nhất định cho cả giới học thuật lẫn kinh doanh.

Dưới góc độ học thuật, đóng góp trước hết là việc điều chỉnh các thang đo, mà trong một chừng mực nhất định nào đó đã chứng tỏ được độ tin cậy, độ giá trị phân

biệt, độ giá trị hội tụ, và độ giá trị nội dung mà bao phủ hầu hết các khía cạnh quan trọng của các khái niệm. Thứ hai, tồn tại các tác động có ý nghĩa thống kê của các biến số lên ý định hành vi (ngoại trừ thói quen), kết quả này một lần nữa khẳng định sự đúng đắn của lý thuyết TPB. Thứ ba, nghiên cứu này đã xem xét sự tác động đồng thời của nhiều tiền tố đến ý định hành vi, điều này làm tăng sức giải thích đáng kể cho biến số này. Cuối cùng, nghiên cứu này đã mở ra nhiều tiềm năng để vận dụng các lý thuyết hành vi vào việc giải thích việc tiêu dùng cho thị trường thủy sản nội địa tại Việt Nam.

Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Bình (2012) “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự quan

tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của những người buôn bán nhỏ, lẻ tại tỉnh Phú Yên". Mục tiêu nghiên cứu nhằm: xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động buôn bán nhỏ, lẻ ở tỉnh Phú Yên, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của người lao động buôn bán nhỏ, lẻ ở tỉnh Phú Yên; Đánh giá thực trạng việc tham gia BHXH tự nguyện và khả năng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động ở Phú Yên trong thời gian qua; Kiểm định mô hình giả thuyết và xác định các thành phần ảnh hưởng sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của người lao động buôn bán nhỏ, lẻ ở tỉnh Phú Yên... Để đáp ứng mục tiêu chung này, đề tài hướng đến các mục tiêu cụ thể hơn bao gồm xây dựng mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố theo mô hình hành vi tiêu dùng TRA, TPB của Fishbein và Ajzen và một số mô hình nghiên cứu liên quan.

Cũng trong năm 2012, tác giả Trần Thu Trang, khoa ngôn ngữ và văn hóa phương tây,

Đại học KHXH và nhân văn, ĐH Quốc Gia Hà Nội nghiên cứu đề tài “Động cơ học tập và

các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học ngoại ngữ”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã khái quát chung về động cơ học tập và đưa ra 2 nhóm yếu tố chính tác động đến động cơ học ngoại ngữ là yếu tố nội vi và yếu tố ngoại vi. Trong đó yếu tố nội vi bao gồm: Lý do học; quan niệm nhận thức về bản thân; quan điểm, thái độ đối với học ngoại ngữ; mục đích và kỳ vọng của người học vào vào việc học ngoại ngữ; cảm xúc của người học và khả năng lý giải nguyên nhân của thành công hay thất bại trong học tập. Những yếu tố ngoại vi bao gồm: Ảnh hưởng của giáo viên; ảnh hưởng của cha mẹ và bạn bè; ảnh hưởng của tài liệu giảng dạy và học tập; môi trường giảng dạy và học tập.

Tác giả Cao Thị Hoàng Yến (2011) nghiên cứu đề tài “Phát huy động lực học tập

và các giải pháp tạo động lực cho sinh viên học tập môn tiếng anh. Khi nói về vai trò của công tác tạo động lực học tập cho sinh viên tác giả cho rằng: Tác động của động lực khiến sinh viên tự tạo cho mình một thói quen tự giác trong lao động. Như vậy, khi ra trường làm việc, ý thức tập thể đã được hun đúc trong sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sẽ giúp sinh viên thích nghi với mô hình hợp tác trong tập thể và sự phân công lao động trong xã hội, góp hết sức mình vào công cuộc đổi mới, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh và hội nhập cùng thế giới. Tuy nhiên bài viết chỉ tập trung vào công tác tạo động lực học tập môn Tiếng anh cho sinh viên, chưa nêu được vai trò của tạo động lực học tập cho sinh viên trong các môn học khác.

Tác giả Cảnh Chí Dũng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

(2012) có bài viết “Mô hình tạo động lực trong các Trường Đại học công lập”. Bài

viết đã chỉ ra: Vấn đề quyết định thành công của một trường đại học là nguồn nhân lực, với cốt lõi là chính sách tạo động lực để huy động sự nỗ lực, không ngừng sáng tạo khoa học của đội ngũ cán bộ giảng viên trong trường đại học đó. Việc lựa chọn và ứng dụng mô hình tạo động lực trong các trường đại học công lập nước ta hiện nay có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng. Bài viết cũng làm rõ các vấn đề như: Nhận thức về mô hình tạo động lực cho các Trường Đại học công lập; Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo động lực trong các Trường Đại học công lập; Nội dung mà hình tạo động lực trong các trường Đại học công lập ở nước ta. Tuy nhiên bài viết mang tính khái quát, chung chung, đánh đồng tất cả các trường thuộc khối ngành Kinh tế, Xã hội, Kỹ thuật là một. Vì vậy bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Cũng trong năm 2012, tác giả Lê Thị Hạnh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện đảm bảo chất lượng giáo dục, luận văn Thạc sỹ: “Ảnh hưởng của phương pháp dạy đến động lực học Tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất – Khối ngành kinh tế Đại học Văn Lang”. Luận văn đã thực hiện khảo sát trên nhóm giáo viên có nhiều đặc điểm tương đồng chỉ có 5 phương pháp giảng dạy là khác nhau, trên nhóm sinh viên có nhiều đặc điểm tương đồng, tạo điều kiện cho sự so sánh động lực học tập ở hai nhóm sinh viên được giảng dạy với hai phương pháp khác nhau là phương pháp thụ động và phương pháp tích cực. Từ đó tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy có tác động đến động lực của sinh viên năm thứ nhất – Khối ngành kinh tế Đại học Văn Lang. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ nghiên cứu cụ thể ở nhóm

sinh viên khối ngành Kinh tế vì vậy các đánh giá còn mang tính cụ thể, không áp dụng cho các nhóm sinh viên của khối ngành Xã hội được.

Sinh viên Khương Thị Nhung và Cấn Thị Thu Thủy, Lớp: QH- 2008- Sư phạm

Vật Lý, Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Thúy Hằng: “Tìm hiểu động cơ học tập

của sinh viên Trường Đại học Giáo dục bằng trắc nghiệm QME”. Đề tài sử dụng bảng hỏi QMF của Forner dựa trên quan điểm ba yếu tố: nhu cầu thành công, nhu cầu tự điều khiển và triển vọng tương lai để phân loại động cơ học tập. Qua cuộc khảo sát 100 sinh viên trường Đại học Giáo Dục họ nhận thấy: động cơ học tập của sinh viên chịu sự chi phối của cả 3 loại động cơ trong đó nhu cầu triển vọng tương lai nhận được sự chú ý và ảnh hưởng lớn nhất. Điều này chứng tỏ sinh viên học tập nhằm lĩnh hội tri thức không phải đơn thuần vì để dành điểm tốt hay nhận được sự ngợi khen từ phía bạn bè, thầy cô, gia đình… mà quan trọng là những định hướng tương lai sắp tới trong cuộc đời. Đối tượng là những sinh viên, những con người đang tràn đầy nhiệt huyết và lòng say mê, mặt khác các bạn học tập trong môi trường sư phạm chắc hẳn có những suy nghĩ chín chắn và sâu sắc nên sự chuẩn bị cho tương lai càng tốt, càng ý thức hơn về trách nhiệm của bản thân, sự độc lập tự chủ của một người trưởng thành. Kết quả nghiên cứu ũng cho thấy nữ giới có biểu hiện định hướng cho tương lai tốt hơn nam giới. Tuy nhiên đề tài chỉ nhìn ở các khía cạnh cụ thể mà chưa có cái nhìn khái quát vì vậy các kết luận còn mang tính cụ thể.

Chuyên mục Kinh tế lao động, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2013):

“Nghiên cứu về động lực học tập trong sinh viên khoa kinh tế lao động và dân số năm thứ 4”. Đề tài này với mục tiêu bàn về mục tiêu học tập của sinh viên nói chung và nghiên cứu thực tế động lực học tập của sinh viên kinh tế lao động nói riêng nhằm đi tìm những nhân tố tác động tích cực và tiêu cực tới động lực học tập của sinh viên, qua đó ta có thể thấy được một số thực trạng và tìm ra được những nguyên nhân, phân tích một số hướng giải quyết nâng cao động lực của sinh viên. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ dừng lại ở khối ngành kinh tế mà chưa có liên hệ với khối ngành xã hội.

Năm 2013, tác giả Mai Lan Anh (Giảng viên Khoa Ngôn ngữ & VHQT) nghiên

cứu đề tài “Động cơ và chiến lược học ngoại ngữ”. Tác giả khẳng định, có rất nhiều

nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc học ngoại ngữ, chẳng hạn sự thông minh, năng khiếu, tính cách, động cơ, hay sở thích của người học, vv...Và trong số đó thì động cơ của người học đã từ lâu được tin rằng có ảnh hưởng lớn tới sự thành công hay thất bại của họ trong quá trình học.

Kết quả mô hình nghiên cứu lý thuyết cho thấy, sự hài lòng của giáo viên về công việc bao gồm 6 thành phần: Tính chất công việc và sự thừa nhận; Lương, phúc lợi và cơ hội phát triển; Triển vọng phát triển của nhà trường; Quan điểm và chính sách của lãnh đạo; Môi trường và điều kiện làm việc; Mối quan hệ với đồng nghiệp, sinh viên và bên ngoài. Kết quả này cho chúng ta một hàm ý quan trọng: tại cơ sở đào tạo hiện nay, để tạo nên sự hài lòng của giáo viên có 6 thành phần. Trong đó tính chất công việc và việc được thừa nhận là vấn đề quan trọng nhất tác động lớn nhất đến sự hài lòng của giáo viên (β’ = 0.451), vượt trội hơn so với ảnh hưởng của các nhân tố khác: Lương, phúc lợi và cơ hội phát triển (β’ = 0.431); Triển vọng phát triển của nhà trường (β’ = 0.321); Quan điểm và chính sách của lãnh đạo (β’ = 0.240); Môi trường và điều kiện làm việc (β’ = 0.209); Mối quan hệ với đồng nghiệp, sinh viên và bên ngoài (β’ = 0.184).

Trong bài báo của thạc sĩ Chu Nguyễn Mộng Ngọc, cho thấy nội dung bên trong của nhân thức của sinh viên Việt Nam về giá trị cảm nhận về dịch vụ đào tạo đại học, kết quả nghiên cứu chỉ mới mang tính khám phá và đòi hỏi sự cẩn thận khi suy rộng cho các tổ chức giáo dục đại học trong nước. Bên cạnh đó sự thuận tiện của mẫu những sinh viên tham gia trả lời câu hỏi khiến cho tác giả có khả năng đã bỏ sót một khía cạnh khác của giá trị cảm nhận trong những sinh viên không đến giảng đường, nhưng mô hình giá trị cảm nhận về dịch vụ đào tạo đại học theo cảm nhận của sinh viên được định hình qua nghiên cứu này có thể xem như một kinh nghiệm về mặt thực tiễn và khung cơ bản về mặt lý thuyết để tiếp tục phát triển trong tương lai. Ngoài ra, bài báo này, mặc dù chưa có các lý thuyết chuẩn tắc về cách khách hàng đánh giá giá trị trong quá trình tiêu dùng dịch vụ của họ nhưng nền tảng thực tế của nghiên cứu về giá trị dịch vụ đào tạo của bối cảnh đào tạo nước ngoài đã tỏ ra phù hợp cho khung cảnh đại học việt nam cộng thêm với những đặc điểm riêng phù hợp.

Các nghiên cứu sau hơn về giá trị cảm nhận trong sinh viên đại học việt nam sẽ có khả năng nhận ra nhưng đặc điểm riêng khác rõ ràng và đặc thù hơn là: một bộ phận giá trị cảm nhận khác khá quan trọng được nhận diện bởi mô hình của Sheth nhưng lại không được tìm thấy trong thang đo do Nha Nguyên và Lebalnc xây dựng, đó là bộ phận giá trị điều kiện. Với quan điểm rất xem trong giá trị của tấm bằng đại học trong xã hội việt nam hiện nay, có khả năng bộ phận giá trị điều kiện này sẽ nổi lên và được nhận thấy rõ rệt trong khung cảnh nghiên cứu giá trị cảm nhận về dịch vụ đào tạo đại học tại

việt nam. Nếu nhận định này được chứng minh có nghĩa là mô hình giá trị cảm nhận về dịch vụ đào tạo tại việt nam đã được hình thành trên một thang đo mới.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga (2013) “Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối

với chất lượng dịch vụ Ký túc xá Trường Cao Đẳng Nghề Du Lịch- Thương mại Nghệ

An” Kết quả luận văn mà tác giả đã nghiên cứu bao gồm ba phần chính: Phần mô hình

đo lường, phần mô hình lý thuyết và phần đánh giá thực trạng sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ ký túc xá tại trường CĐN Du lịch Thương mại Nghệ An. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng dịch vụ ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng của sinh viên nhưng các yếu tố về Gía cả cảm nhận và Lích cảm nhận cũng có vai trò rất quan trọng không kém. Điều này, được lý giải đó là: Ký túc xá nhà trường mới được đầu tư gần đây nên việc truyền tải các lợi ích của việc ở trong ký túc xá đối với sinh viên là rất cần thiết; giá cả cảm nhận cũng rất quan trọng vì học viên chủ yếu là ở khu vực nông thôn nên điều kiện kinh tế hạn chế nên lợi ích và giá cả mà sinh viên cảm nhận là yếu tố cạnh tranh để sinh viên quyết định lựa chon dịch vụ. Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ, nhà trường cần rất quan tâm tới công tác tuyên truyền về lợi ích của KTX đồng thời quan tâm tới chính sách hợp lý về giá cả dịch vụ.

Trong các thành phần chất lượng dịch vụ ký túc xá ở trường thì thành phần đáp ứng được đánh giá quan trọng nhất. Điều này được lý giải là do yếu tố xin-cho, bao cấp vẫn đang tồn tại trong nhà trường là một vấn đề đối với việc đáp ứng các yêu cầu của sinh viên. Bên cạnh đó Thành phần tiện nghi và an toàn đang là yếu tố rất quan trọng, vì đây là việc tạo ra sự khác biệt giữa KTX và các nhà trọ khác nhằm mục đích thu hut được số lượng đông đảo sinh viên sử dụng ký túc xá của nhà trường.

Từ những nghiên cứu trên có thể thấy rằng, từ trước đến nay có rất nhiều nghiên

Một phần của tài liệu Một số nhân tố ảnh hưởng đến nỗ lực học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Du lịch - Thương mại Nghệ An (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)