Tiến hành thí nghiệm theo sơ đồ bố trí thí nghiệm mục 2.5.2.2_Xác định tỷ lệ Viscozyme:nguyên liệu thu được kết quả sau:
Hình 3.3: Biểu đồ biểu diễn ảnh hƣởng tỷ lệ Viscozyme:nguyên liệu đến độ nhớt dịch rong nho
Hình 3.4: Biểu đồ biểu diễn ảnh hƣởng tỷ lệ Viscozyme:nguyên liệu đến điểm cảm quan
Ghi chú: Các giá trị độ nhớt và những điểm cảm quan cĩ các chữ cái khác nhau biểu thị sự khác nhau cĩ ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%. Các giá trị độ nhớt và những điểm cảm quan cĩ các chữ cái giống nhau biểu thị sự khác nhau khơng cĩ ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%.
Nhận xét và kết luận: Dựa vào số liệu bảng 2.8 và bảng 2.9 (phụ lục 2) và
hình 3.3, hình 3.4 cho thấy:
Về độ nhớt của dịch rong nho: Tỷ lệ Viscozyme:nguyên liệu cĩ ảnh hưởng đến độ nhớt của dịch rong nho. Khi tăng tỷ lệ Viscozyme:nguyên liệu lần lượt từ 0,5%, 1%, 1,5% đến 2% thì dịch rong cĩ độ nhớt giảm dần (lần lượt là 8,9mPa.s, 7,9mPa.s, 7,0mPa.s và 6,3mPa.s) và giữa các giá trị độ nhớt đo được ở các tỷ lệ khác nhau cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa về mặt thống kê. Khi tăng tỷ lệ Viscozyme:nguyên liệu từ 0,5% đến 1% và từ 1% đến 1,5% thì độ nhớt giảm khá đều (gần 1mPa.s), tuy nhiên khi tăng tỷ lệ từ 1,5% đến 2% thì độ nhớt giảm ít so với với tỷ lệ trên (0,7mPa.s).
Về cảm quan dịch rong nho: Kết quả đánh giá cảm quan hình 3.5 cho thấy, khi tỷ lệ Viscozyme:nguyên liệu: 1,5% cho dịch rong cĩ điểm cảm quan cao nhất (15,3điểm) và cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa về mặt thống kê so với các tỷ lệ cịn lại (0,5%, 1% và 2%). Vì khi tỷ lệ Viscozyme:nguyên liệu: 1,5% thì dịch rong phân lớp tương đối rõ, phần cặn lắng đọng xuống đáy, màu sắc và mùi vị chưa bị biến đổi xấu. Tuy nhiên khi tỷ lệ Viscozyme:nguyên liệu ở 0,5% và 1% thì dịch rong cĩ trạng thái phân lớp khơng rõ ràng, sắc tố phân bố khá đồng đều, mùi vị khơng thay đổi nhiều. Khi tăng tỷ lệ Viscozyme:nguyên liệu: 2% làm cho dịch rong nho cĩ màu hơi vàng úa, phân lớp tương đối rõ, dịch cặn lắng xuống đáy. Vì vậy, tơi tỷ lệ Viscozyme:nguyên liệu: 1,5% là phù hợp và cố định cho các nghiên cứu tiếp theo.