Tình hình nghiên cứu rongnho trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng Viscozyme trong sản xuất nước uống từ rong nho (Caulerpa Lentillifera) (Trang 27)

Rong nho biển cĩ nguồn gốc từ Philippin và được trồng từ những năm đầu của thập niên 50 (Trono, 1988). Lúc đầu rong nho được trồng trong các ao đìa tơm hoặc cá như nguồn thu thứ cấp. Nhưng sau đĩ, lợi nhuận từ rong nho cao hơn nuơi cá hoặc tơm, người dân địa phương chuyển đổi rong nho thành mùa vụ chính và phát triển nhân rộng. Hiện nay tại đảo Mactan-tỉnh Cebu, Philippin, cĩ khoảng 400hecta ao đìa nuơi trồng rong nho. Nuơi thương phẩm chỉ tiến hành cách đây khoảng 20năm, sản phẩm phục vụ cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu (Trono, 1988). Năm 1982, khoảng 810tấn rong tươi đã được xuất sang Nhật Bản và Đan Mạch (Lindsey, Z. W.and Ohno Masao., 1999).

Hình thức nuơi đáy tại Philippin cho các hộ gia đình đã được ghi nhận bởi Stuart et al (2000). Thơng thường mỗi gia đình trồng khoảng 300m2. Diện tích này được chia thành 6 ơ nhỏ (mỗi ơ nhỏ cĩ kích thước khoảng 5m x 10m). Giá thành chi phí cho trồng rong nho ở diện tích trên là 5.095 Peesso (1USD= 56 Peso ). Sau 45 đến 60ngày nuơi thu được 250kg, tương đương 8.100peso (giá thu mua là 30peso/kg rong tươi). Việc thu hoạch rong khơng diễn ra một lần, thơng thường họ chỉ thu hoạch trong 1 ơ nhỏ ở tuần thứ nhất và để lại khoảng ¼ trọng lượng rong để làm giống cho vụ tiếp theo. Tuần tiếp theo họ sẽ thu hoạch ơ thứ 2 và tiếp tục những ơ cịn lại trong những tuần tiếp theo.

Tại Nhật Bản, nuơi trồng rong nho được tiến hành năm 1978 bằng 2 hình thức nuơi: nuơi treo bằng lưới hay nuơi lồng (Multistage cylindrical cages) và nuơi đáy (trồng trong bể xi măng) tại Okinawa (Shokita 1991). Tác giả nhận thấy rằng, tốc độ tăng trưởng của rong khác nhau nếu nuơi trồng rong khác nhau. Khi trồng rong bằng cách cột vào lưới thì tốc độ tăng trưởng của rong là 1,95%/ ngày, trồng rong trong các bể xi măng thì tốc độ tăng trưởng của rong nho là 2,76%/ngày, nhưng khi trồng rong bằng hình thức nuơi lồng thì tốc độ tăng trưởng đạt 3,12%/ngày. Mặt khác, tỷ lệ phần tản đứng (phần cĩ giá trị cao)/ tồn tản cũng khác nhau. Nuơi treo (cột vào lưới) tỷ lệ này là 60%, cịn nuơi đáy và nuơi lồng, các tỷ lệ này lần lượt là 65, 70%. Năm 1985, sản lượng rong nho đạt 10 tấn/1.344 lồng.

1.1.4.2. Tình hình nghiên cứu rong nho tại Việt Nam [2], [16]

Ở Việt Nam, Phạm Hồng Hộ (1969) là người đầu tiên mơ tả lồi Caulerpa lentillifera dựa trên mẫu vật thu thập tại đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Tuy vậy nhiều chuyên gia điều tra vừa qua của Phịng thực vật biển (Viện Hải Dương học-Nha Trang) đã khơng tìm lại được lồi này tại đây. Nguyễn Hữu Đại và cộng sự (2006) đã tìm thấy chúng tại Phú Quý (Phan Thiết), mọc xen kẽ rất ít ở gốc của các lồi rong lục khác và cĩ kích thước khá nhỏ so với rong nhập nội. Do khả năng sinh trưởng nhanh, chúng cĩ khả năng nuơi ghép hoặc xen canh với các đối tượng khác, tăng thu nhập cho cộng đồng, gĩp phần vào việc cải thiện chất lượng mơi trường cho nghề nuơi trồng bền vững.

Năm 2004, lồi rong này được một kỹ sư địa chất Việt Nam mang về nghiên cứu, cải tiến phương pháp trồng và nhân giống thành cơng, cho ra đời một sản phẩm rong nho cĩ chất lượng cao hơn. Sáng tạo trên đã giúp một sản phẩm rong nho đạt giải khuyến khích trong Hội thi Sáng tạo KH-KT tồn quốc lần thứ 9 (2006 – 2007), đồng thời mở ra triển vọng mới cho nghề trồng rong nho ở Việt Nam.

Năm 2004, Phịng Thực vật biển thuộc Viện Hải Dương học Nha Trang đã di nhập nguồn giống rong nho biển từ Nhật Bản, tiến hành nuơi, tạo giống trong

phịng thí nghiệm. Đồng thời tiến hành đề tài “Nghiên cứu các đặc trưng sinh lý, sinh thái của lồi rong nho biển Caulerpa Lentillifera (J. Agardh.1873) cĩ nguồn gốc nhập nội từ Nhật Bản làm cơ sở kỹ thuật cho nuơi trồng”. Các tác giả đã nhận thấy rằng rong nho phát triển tốt nhất trên đáy bùn pha cát, tốc độ tăng trưởng là 2,59%/ngày. Bên cạnh đĩ, rong tăng trưởng cao nhất ở độ mặn là 33o

/oo, thích nghi với nơng độ ánh sáng thấp (80Mmol/s/m2). Cường độ quang hợp của rong tăng từ ngưỡng nhiệt độ 22 đến 300C, đạt giá trị cao nhất khoảng 300C (2,94mgO2/g rong khơ/giờ). Khi nhiệt độ tăng đến 340C cường độ quang hợp của rong nho cũng giảm nhanh. Rong nho sinh trưởng và phát triển nhanh khi cấy trồng từ nguồn giống là những tản đứng và những đoạn tản (gồm cả tản đứng và tản nằm).

Năm 2005, Phịng Thực vật biển thuộc Viện Hải Dương học Nha Trang tiếp tục tiến hành đề tài “Thử nghiệm nuơi trồng rong nho biển Caulerpa Lentillifera (J. Agardh.1873) ở điều kiện tự nhiên”. Tại Viện Hải Dương học-Nha Trang, T.s Nguyễn Hữu Đại và cộng sự (2006) đã tiến hành “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố mơi trường đối với sự phát triển của rong nho biển (Caulerpa lentilliera)”, kết quả thu được như sau:

Sinh sản dinh dưỡng là chủ yếu. Nguồn giống tốt nhất là các đoạn tản dài chừng 10-20cm (gồm cả thân bị và đứng). Trọng lượng rong nuơi ban đầu là 100g tươi/m2 là tốt nhất. Tuy nhiên để cĩ thuận lợi cho vốn đầu tư và kỹ thuật trồng, giống ban đầu nên ở mức mật độ 100-200g tươi/m2.

Tốc độ sinh trưởng và năng suất của rong nho cĩ giá trị cao nhất khi nuơi trên nền đáy bùn cát (lần lượt là 2,59%/ngày và 1.062g tươi/m2)

Rong thích nghi ở độ mặn cao. Tốc độ sinh trưởng và năng xuất đạt giá trị cao nhất khi nuơi rong ở độ mặn 33o

/oo (lần lượt là 2,51%/ngày và 565,3g tươi/m2). Tốc độ sinh trưởng và năng xuất giảm dần khi độ mặn giảm.

Nhu cầu đối với ánh sáng khơng cao. Tốc độ sinh trưởng và năng suất của rong đạt giá trị cao nhất khi nuơi rong ở cường độ ánh sáng trung bình khoảng

80Mmol.s-1.m-2 (lần lượt là 2,67%/ngày và 632,3g tươi/m2) ở cường độ ánh sáng quá mạnh (500Mmol.s-1.m-2) thì tốc độ sinh trưởng và năng xuất thấp nhất (0,74%/ ngày và 169,9g tươi/m2). Rong nho cĩ thể sinh trưởng và phát triển tốt trong khoảng cường độ ánh sáng khá rộng, từ 50 đến 250Mmol.s-1.m-2.

Cường độ quang hợp của rong tăng dần từ ngưỡng nhiệt độ 22-300C. Cường độ quang hợp đạt giá trị cao nhất khi ở nhiệt độ trong khoảng 300C (2,94mgO2/g rong khơ/giờ). Khi nhiệt độ tăng đến 340C cường độ quang hợp của rong giảm.

Nguồn giống rong nho hiện nay do một thương gia Nhật Bản cung cấp năm 2002 và được nuơi trồng, lưu giữ tại phịng thực vật biển từ đĩ đến nay.

Trong khuơn khổ đề tài cấp bộ: “Cơ sở khoa học cho việc phát triển trồng rong nho biển ở Việt Nam”, từ năm 2006-2007, rong nho đã được trồng thành cơng tại Cam Ranh, Hịn Khĩi – Ninh Hồ (tỉnh Khành Hịa). Các nhà khoa học Viện Hải Dương học hy vọng sẽ phát triển rong nho trên thị trường với giá 20.000 đồng/kg. Loại rong nho này cịn cĩ tiềm năng xuất khẩu lớn, cĩ thể đem lại lợi nhuận rất cao. Được biết, giống rong nho trên thị trường quốc tế cĩ giá khá cao. Cụ thể, tại thị trường Nhật Bản, một gĩi rong nho được bảo quản trong nước hay bằng muối cĩ giá 82,5USD/kg, rong nho dạng tươi cĩ giá 60-70USD/kg.

Theo tài liệu về rong nho mà KS. Lê Bền ở xã Ninh Hải (Ninh Hịa - Khánh Hịa) nghiên cứu, ở Nhật Bản và Philippines, rong nho thường được trồng theo hai cách: trồng tiếp đáy (trồng trực tiếp xuống đáy biển) và trồng treo (rong được bỏ trong các túi lưới, treo lơ lửng trong nước biển). Nếu trồng tiếp đáy, rong dễ bị bẩn do lớp bùn và bị giẫm đạp khi thu hoạch. Trồng treo, rong khơng trực tiếp lấy dưỡng chất từ đáy biển nên dinh dưỡng khơng cao.

Từ thực tế đĩ, ơng Bền đã tìm ra cách trồng mới, đĩ là trồng kê sàn cĩ lưới che. Theo phương pháp này, rong được trồng trong những khay nhựa, lĩt nylon cĩ

chứa mùn cát dinh dưỡng. Sau đĩ, các khay giống được kê trên kệ, sạp; dùng lưới tạo mái che di động để chủ động điều tiết ánh sáng, nhiệt độ của nước biển; kết hợp với guồng đập tạo dịng chảy, tăng lượng ơxy. Nhờ thế, rong cĩ điều kiện hấp thụ được chất dinh dưỡng, cĩ thể khắc phục được khí hậu nắng nĩng và biến đổi thất thường ở Việt Nam.

Sau khi thu hoạch, rong nho được nhặt thành từng đoạn nhỏ khoảng 6-7cm, cho vào bể nước lọc sạch chất bẩn. Sau đĩ, cho vào máy quay ly tâm làm ráo nước và chọn những cọng đạt chất lượng để đĩng gĩi. Ơng Bền cho biết, rong nho trồng ở Việt Nam cho năng suất 30tấn/ha/năm, gấp 2 lần so với trồng ở Nhật Bản và Philippines, chi phí lại thấp hơn 10 lần. Hơn nữa, rong nho rất dễ trồng, từ khi trồng đến lúc thu hoạch chỉ 15-20ngày. Hiện, bình quân mỗi tháng ơng xuất sang thị trường Nhật Bản 7-10 tấn rong. Sắp tới, ơng cịn liên doanh mở thêm một cơ sở sản xuất cĩ quy mơ lớn hơn để phục vụ cho nhu cầu trong nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng Viscozyme trong sản xuất nước uống từ rong nho (Caulerpa Lentillifera) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)