Hình ảnh về Râu ngô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế biến trà túi lọc từ mã đề, râu ngô và cỏ ngọt (Trang 25)

- Râu ngô là vòi hay núm phơi khô của hoa cây ngô (Zea mays L) đã già và cho bắp. Râu ngô được hái vào lúc thu hoạch ngô (khoảng từ tháng 8 đến tháng 10 hằng năm).

1.2.2.2. Thành phần hóa học:

Trong râu ngô chứa 2,5% chất béo, 0,12% tinh dầu, 3,8% chất gôm, 2,7% chất nhựa, 1,5% glycosid đắng, 3,18% saponin, crytoxanthin, sitosterol, stigmasterol, acid hữu cơ: acid malic, acid tartric; anthoxyan, các hợp chất vitamin: vitamin C, vitamin K (1g râu ngô có 1.600 đơn vị sinh lý vitamin K, tương đương 0,064mg vitamin K tổng hợp). Ngoài ra, trong râu ngô còn có nhiều chất khoáng: giàu muối kali, calci (20g râu ngô phơi khô chứa tới 0,532g kali và 0,28g Ca), có nhiều đường, lipid, tanin, allatoin. Vì thế khi uống nước râu ngô, có cảm giác ngọt, ngậy và mát. Râu ngô thu hái ở vùng Đà Bắc tỉnh Hòa Bình còn phát hiện các thành phần flavonoid, saponin, acid hữu cơ, carotenoid, polysaccharid và nguyên tố sắt.

1.2.2.3. Tác dụng của râu ngô:

Râu ngô làm tăng lượng nước tiểu từ 3 tới 5 lần. Râu ngô uống vào làm tăng sự bài tiết của mật, nước mật lỏng hơn và tỷ trọng nước mật giảm đi, lượng bilirubin trong máu cũng giảm, lượng prothrombin tăng lên làm cho máu chóng đông.

Râu ngô là một vị thuốc dùng trong nhân dân từ lâu. Hiện nay khoa học đã chứng minh kinh nghiệm cổ truyền đó và được áp dụng trong các bệnh sau: - Viêm túi mật, viêm gan với hiện tượng trở ngại bài tiết. Có thể phối hợp với

- Dùng làm thuốc thông tiểu tiện, dùng trong các bệnh về tim, đau thận, tê thấp,

sỏi thận. Dùng dưới hình thức thuốc pha hoặc nấu sôi hoặc chế thành cao lỏng.

Ngày uống 10-20g râu ngô.

1.2.3. CỎ NGỌT [12]

1.2.3.1. Nguồn gốc và đặc điểm của cỏ ngọt:

- Tên khoa học: Stevia rebaudiana (Bert) Hemsl, thuộc họ cúc: Asteraceae. - Tên thường gọi: Cỏ ngọt, cây cúc ngọt hay cây cỏ mật, trạch lan, cây thay thế đường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế biến trà túi lọc từ mã đề, râu ngô và cỏ ngọt (Trang 25)