Hàm lượng khoáng của sản phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế biến trà túi lọc từ mã đề, râu ngô và cỏ ngọt (Trang 68)

Mẫu Khối lượng

cốc nung (g) Khối lượng cốc và mẫu ban đầu (g) Khối lượng cốc và tro (g) Hàm lượng tro (%) 1 39,901 41,901 39,994 4,65 2 30,504 32,504 30,592 4,4 3 36,316 38,316 36,408 4,6 Trung bình 4,55

3.6. Yêu cầu chỉ tiêu chất lượng cho sản phẩm

a. Chỉ tiêu vật lý

Độ ẩm của sản phẩm ≤ 6,5%

b. Chỉ tiêu vi sinh

Tổng số vi sinh vật hiếu khí: 2 Cfu/g Tổng bào tử nấm men, nấm mốc: 2 Cfu/g c. Chỉ tiêu cảm quan

Màu sắc: màu vàng nâu, sáng, đặc trưng

Mùi: mùi thơm nhẹ, hài hòa, độ lưu mùi khá lâu Vị: vị ngọt hài hòa

Trạng thái: trong, có một chút cặn

3.7. Tính chi phí nguyên, vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm

Tính cho 1000 túi trà thành phẩm.

Qua thực nghiệm xác định được tỷ lệ hao phí mã đề là g1

Lấy 100g mã đề đem sản xuất thu được X = 90 (g) sản phẩm, do đó tỷ lệ hao phí là:

100 - 90 g1 =

100

= 0.1

- Khối lượng nguyên liệu mã đề cần để sản xuất ra 1000 túi trà, tương đương với 2kg sản phẩm là: 2 x 0.625 T1 = 1 – 0.1 = 1.388 (kg)

Râu ngô ta làm tương tự như nguyên liệu mã đề

Lấy 100g râu ngô đem sản xuất thu được X = 90 (g) sản phẩm, do đó tỷ lệ hao phí là:

100 - 90 g2 =

100

= 0.1

- Khối lượng nguyên liệu râu ngô cần để sản xuất ra 1000 túi trà, tương đương với 2kg sản phẩm là: 2 x 0.25 T2 = 1 – 0.1 = 0.55 (kg)

Cỏ ngọt ta làm tương tự như nguyên liệu mã đề, râu ngô

Lấy 100g nguyên liệu đem sản xuất thu được X = 90 (g) sản phẩm, do đó tỷ lệ hao phí là:

100 - 90 g3 =

100

= 0.1

- Khối lượng cỏ ngọt cần để sản xuất ra 1000 túi trà, tương đương với 2kg sản phẩm là: 2 x 0.125 T3 = 1 – 0.1 = 0.277 (kg)

* Chi phí nguyên, vật liệu để sản xuất 1000 túi trà.

Bảng 3.13 : Chi phí nguyên vật liệu để sản xuất 1000 túi trà.

Nguyên liệu Khối lượng (kg) Hao phí (%) Số lượng (chiếc) Đơn giá (đ/kg; đ/ chiếc) Thành tiền (đ) Mã đề 1.388 10 24.000 33.312 Râu ngô 0.55 10 50.000 27.500 Cỏ ngọt 0.277 10 60.000 16.620 Bao bì 1000 0.28 280.000 Tổng 357.432

Theo tính toán sơ bộ thì chi phí nguyên, vật liệu cho 1000 túi trà khoảng 360.000đ

3.8. Phân tích tính khả thi của quy trình * Kỹ thuật * Kỹ thuật

- Nguồn nguyên liệu:

+ Mã đề: Cây mã đề mọc ở khắp nơi trên nước ta nên nguồn nguyên liệu dồi dào.

+Râu ngô: Do cây ngô được trồng phổ biến ở nước ta nên nguồn nguyên liệu râu ngô cũng dễ thu mua.

+ Cỏ ngọt: Hiện nay được trồng còn hạn chế, chủ yếu ở Đà Lạt, Lâm Đồng. Nhưng đây là loại cây vốn dễ trồng, toàn thân đều sử dụng được nên hao phí nguyên liệu ít. Dùng nguyên liệu ở dạng khô khâu vận chuyển dễ dàng, quá trình sấy nhanh chóng.

- Công đoạn trong quy trình đơn giản, máy móc hoàn toàn mua được để đáp ứng sản xuất.

* Kinh tế

- Nguyên liệu sản xuất dễ thu mua, dễ vận chuyển và bảo quản

- Theo sơ bộ tính toán chi phí nguyên, vật liệu cho 1000 túi trà là 360.000đ là mức chi phí tương đối thấp so với các mặt hàng tương tự trên thị trường.

* Tác động tới môi trường

- Các công đoạn trong quá trình sản xuất ít gây tác động xấu đến môi trường - Bã trà có thể dùng làm phân bón cho cây cảnh hoặc để trồng rau mầm

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN * KẾT LUẬN

Qua thời gian thực hiện đề tài tại phòng thí nghiệm, em đã hoàn thành nội dung đề tài “Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm trà túi lọc từ mã đề, râu ngô và cỏ ngọt” với kết quả sau:

1. Đã xác định được những thành phần chính của nguyên liệu (mã đề, râu ngô, cỏ ngọt) như sau:

Nguyên liệu Hàm lượng ẩm (%) Hàm lượng tro (%)

Mã đề 81,52 5,36

Râu ngô 20,48 5,83

Cỏ ngọt 17,196 6,29

2. Đã xây dựng được quy trình sản xuất thử nghiệm sản phẩm trà túi lọc từ mã đề, râu ngô và cỏ ngọt theo sơ đồ ở hình 3.9 với các thông số kỹ thuật chính là: + Nhiệt độ sấy nguyên liệu tốt nhất là 500C, vận tốc gió từ 0,5 – 1m/s

+ Tỷ lệ phối trộn thích hợp nhất là 62,5% Mã đề, 25% Râu ngô, 12,5% Cỏ ngọt + Sản xuất thử nghiệm cho sản phẩm đạt chất lượng loại khá

3. Đã xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng về cảm quan và vi sinh cho sản phẩm.

* ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

- Trong quá trình làm thí nghiệm do điều kiện thiết bị và kinh tế không cho phép nên vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được triệt để: chưa thể tiến hành phân tích, định lượng các thành phần hóa học trong nguyên liệu để từ đó chiết rút các

thành phần có hoạt tính sinh học, dược học tốt dùng cho y học và sử dụng cho các mục đích khác tốt hơn.

- Trong phần cắt, giã nguyên liệu có nhiều bột cám. Khi sàng phần bị lọt qua rây là phần cám nhỏ. Ta không bỏ đi mà có thể đưa vào sản xuất trà hòa tan. Cám (bột) cỏ ngọt ngoài làm trà hòa tan có thể bổ sung vào các loại bánh và trong một số thực phẩm khác để thay thế đường.

- Có thể nghiên cứu thay thế cỏ ngọt bằng cam thảo, hoa hòe hoặc một số thảo dược khác.

- Có thể nghiên cứu sản xuất trà hòa tan từ mã đề hoặc từ mã đề kết hợp với các loại thảo dược.

- Trong công đoạn sàng có thể nghiên cứu sàng nguyên liệu với kích thước lỗ sàng khác nhau để tăng sự đồng đều của nguyên liệu, tăng tỷ lệ chất tan chiết được.

Do quá trình sản xuất thực nghiệm tại phòng thí nghiệm nên kết quả chỉ đúng trên quy mô phòng thí nghiệm. Việc tính giá thành sản phẩm chỉ mang tính tương đối. Cần nghiên cứu thêm để có thể đưa vào sản xuất trên quy mô công nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Hoàng Văn Chước (1999), kỹ thuật sấy, NXB khoa học kỹ thuật

2.Đặng Văm Hợp, Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Thuần Anh, Vũ Ngọc Bội (2005), Phân tích kiểm nghiệm sản phẩm thủy sản, Nxb Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.

3.Hoàng Văn Hộ (2006), những cây có vị thuốc ở Việt Nam, NXB trẻ

4.Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học kĩ thuật Hà Nội, 1962

5.Hà Duyên Tư (2006), Kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

6.Nguyễn Thị Xuyến (2000), Vi sinh vật học, Nxb Nông nghiệp.

Các trang web đã tra cứu:

7.http://vietbao.vn/Suc-khoe/Tra-thao-moc-chong-ung-thu-vu/55119192/248/ 8.http://f.tin247.com/21314974/Tr%C3%A0+th%E1%BA%A3o+m%E1%BB %99c+ch%E1%BB%91ng+ung+th%C6%B0+v%C3%BA.html 9.http://diendantretho.com/index.php?option=com_content&view=article&id=1 266:an-toan-cho-ba-bu-khi-ung-tra&catid=92:dinh-dng-mang-thai&Itemid=202 10. http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.asp?newsid=60378&catid=75 11. http://thucphamchucnang.vn/index.php/107/357 12. http://caythuocquy.info.vn/modules

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế biến trà túi lọc từ mã đề, râu ngô và cỏ ngọt (Trang 68)