CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ LIÊN HỆ KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀ
3.2.5 Liên hệ kinh nghiệm nước ngoài về các hạn chế đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại và quy chế kiểm soát đặc biệt
hoạt động của ngân hàng thương mại và quy chế kiểm soát đặc biệt
Do tính rủi ro cao của các hoạt động kinh doanh của TCTD nên pháp luật Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới đều có các quy định hạn chế hoạt động của cá TCTD nhằm đảm bảo an toàn ngân hàng. Chẳng hạn quy định cấm NHTM chấp thuận khoản vay không có bảo đảm cho các thành viên HĐQT, thành viên của ban thanh tra, cán bộ, nhân viên quản lí tín dụng của TCTD tại Điều 40 Luật NHTM Trung Quốc, quy định cấm TCTD cho vay đối với giám đốc, nhân viên tại Điều 62 Đạo luật số 372 Luật các tổ chức tài chính và ngân hàng năm 1989 của Malaysia hay các quy định cấm TCTD cho khách hàng vay vượt quá mức tín dụng cho phép là 10% vốn tự có của NHTM (Luật NHTM Trung Quốc),… Nhìn chung, pháp luật Việt Nam có quy định về vấn đề phòng ngừa rủi ro và đảm bảo an toàn tín dụng nhưng mới chỉ đề cập đến một số vấn đề trong hiệp định Basel tuy nhiên còn nhiều hạn chế, trong khi đó nhiều quốc gia khác trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan,…đã thực hiện được các tiêu chuẩn quy định tại Basel II, và đang tiếp cận một cách tích cực các tiêu chuẩn quy định tại Basel III.
Các quy định tại Basel III là những quy định tiến bộ của quốc tế, giúp củng cố và hoàn thiện khả năng ứng phó với rủi ro của hệ thống ngân hàng dựa vào các tiêu chuẩn tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu trước những diễn biến ngày càng phức tạp của môi trường tài chính - ngân hàng toàn cầu. Hiệp định Basel III đưa ra các tỷ lệ bắt buộc mà NHTM phải đáp ứng để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro trong hoạt động và lộ trình thực hiện như sau[19]:
(Nguồn: http://www.basel-iii-accord.com/)
Ngoài ra, Basel 3 còn đưa ra các biện pháp giám sát chặt chẽ các ngân hàng và nhằm ngăn chặn việc lạm dụng chia thưởng, hoặc chia cổ tức cao trong bối cảnh tình trạng tài chính và tỷ lệ an toàn vốn không đảm bảo. Basel 3 cũng đồng thời rà soát lại các tiêu chuẩn (định nghĩa) vốn cấp 1, vốn cấp 2 và sẽ loại bỏ các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn khi giám sát chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu.
So với các tỷ an toàn được quy định tại Basel III, thông tư 13/2010/TT-NHNN và thông tư 19/2010/TT-NHNN đã đưa ra tỷ lệ CAR là 9%, cao hơn cả tỷ lệ CAR được quy định tại Basel III, và hầu hết các NHTM Việt Nam hiện nay đã đạt được tỷ lệ này. Tuy nhiên, đó là chỉ là tính theo chuẩn mực kế toán của Việt Nam, còn nếu tính theo chuẩn mực kế toán quốc tế thì sẽ có sự khác biệt rất lớn, thậm chí nhiều NHTM còn chưa đạt được tỷ lệ 8%.
Vì vậy, thiết nghĩ cần có một sự khảo sát toàn diện về khả năng tuân thủ các
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối
thiểu 3,5% 4.0% 4,5% 4,5% 4,5% 4,5% 4,5%
Vốn đệm dự phòng 0,625% 1.25% 1,875% 2,5%
Vốn chủ sở hữu tối thiểu
cộng vốn đệm dự phòng 3,5% 4% 4,5% 5,125% 5,76% 6,375% 7% Loại trừ khỏi vốn chủ sở
hữu các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn 20% 40% 60% 80% 100% 100% Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu 4,5% 5,5% 6,0% 6,0% 6,0% 6,0% 6,0% Tỷ lệ tổng vốn tối thiểu 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8% Tổng vốn tối thiểu cộng vốn đệm dự phòng bắt buộc 8% 8% 8% 8,625 9,125 9,875 10,5 Loại trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2 các khoản không đủ tiêu chuẩn
Thực hiện theo lộ trình 10 năm bắt đầu từ năm 2013
Vốn dự phòng chống hiệu
tiêu chuẩn của Basel II, cao hơn nữa là Basel III nói chung và khả năng tuân thủ tiêu chuẩn an toàn vốn nói riêng theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế. Sau nữa, cần có một cuộc tổng rà soát tiêu chuẩn đáp ứng vốn chủ sở hữu phổ thông theo thông lệ quốc tế trên cơ sở loại trừ các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn và có biện pháp xử lý theo lộ trình của Basel III để đảm bảo sự phù hợp. Bên cạnh đó, phải tính đến khả năng có một tỷ lệ vốn dự phòng chống hiệu ứng chu kỳ kinh tế thích hợp với điều kiện của nền kinh tế nước ta nhằm chủ động đối phó với những diễn biến xấu từ nội tại nền kinh tế và từ những biến động ngoại lai. Ngoài ra, nước ta cần xây dựng lộ trình và kế hoạch cụ thể áp dụng Basel II và Basel III, theo đó nhấn mạnh việc phân loại NHTM. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc và Mỹ, nên chia làm ba nhóm NHTM, với nhóm NHTM quy mô lớn và hoạt động quốc tế thì bắt buộc áp dụng Basel II và Basel III, nhóm NHTM quy mô lớn hoạt động nội địa thì khuyến khích áp dụng Basel II và Basel III, nhóm NHTM quy mô nhỏ thì áp dụng Basel I. Có như vậy, mới đảm bảo cho sự phát triển an toàn và vững chắc của hệ thống tài chính - ngân hàng ở nước ta, đồng thời, hướng đến việc tuân thủ các chuẩn mực của Basel III trên cơ sở chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế.
Các quy phạm pháp luật về quy chế kiểm soát đặc biệt ở Việt Nam hiện nay khá tiến bộ, đặc biệt là các quy phạm được quy định tại Thông tư 07/2013/TT – NHNN mới được ban hành gần đây đã đưa ra những quy định chặt chẽ về quy chế kiểm soát đặc biệt. Pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới cũng có những quy định về vấn đề kiểm soát đặc biệt của NHTM, bởi đây là những quy định cần thiết nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phá sản của NHTM. So với pháp luật của các quốc gia khác như Thái Lan hoặc Trung Quốc về quy chế kiểm soát đặc biệt của NHTM thì các quy phạm pháp luật của Việt Nam về vấn đề này khá đầy đủ và chặt chẽ.
Tóm lại, qua nghiên cứu và đánh giá nội dung các quy định về địa vị pháp lý của NHTM và liên hệ kinh nghiệm nước ngoài, có thể khẳng định rằng: bên cạnh những quy định tiến bộ và tích cực về địa vị pháp luật của NHTM ở Việt Nam hiện nay, vẫn còn một số các quy định còn hạn chế. Ngoài việc khắc phục những quy
định còn thiếu sót về địa vị pháp lý của NHTM như vừa nêu trên thông qua việc liên hệ kinh nghiệm nước ngoài, cần sớm ban hành những văn bản pháp luật hướng dẫn còn thiếu sót trong các quy định về địa vị pháp lý của NHTM, và đặc biệt khi ban hành các văn bản này, trước đó cần có các dự thảo được cân nhắc, xem xét, đánh giá sự phù hợp với thực tiễn, để tránh tình trạng phải sửa đổi, bổ sung liên tục như hiện nay.
KẾT LUẬN
Thông qua những nghiên cứu về thực trạng pháp luật về địa lý của NHTM và liên hệ kinh nghiệm nước ngoài cho phép rút ra một số kết luận sau:
1. NHTM cũng là một loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên hoàn toàn khác với các loại hình doanh nghiệp thông thường khác, các NHTM chịu sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật chuyên ngành với những nguyên tắc điều chỉnh hết sức khắc khe. Do đó, pháp luật về địa vị pháp lý của NHTM cũng rất khác biệt so với các doanh nghiệp thông thường khác, chịu sự chi phối của các yếu tố chủ quan và khách quan.
2. NHTM có vị trí và vai trò quan trọng đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, do đó, các quy định về địa vị pháp lý của NHTM cần phải phù hợp với sự phát triển của hệ thống NHTM trong mỗi thời kì. Hiện nay, cùng với quá trình đổi mới của nền kinh tế đất nước sau thời kì gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đổi mới địa vị pháp lý của các TCTD, các quy định về địa vị pháp lý của NHTM cũng từng bước được đổi mới và hoàn thiện.
3. Pháp luật về địa vị pháp lý của NHTM ở nước ta hiện nay, mà cụ thể là Luật các TCTD năm 2010 và các văn bản hướng dẫn về cơ bản đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho NHTM thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. So với các quy định pháp luật của những quốc gia khác trên thế giới về địa vị pháp lý của NHTM, có thể nói, các quy định về địa vị pháp lý của các NHTM ở Việt Nam hiện nay khá đầy đủ, chặt chẽ và đã học hỏi được nhiều quy định tiến bộ của các quốc gia khác. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới hệ thống văn bản pháp luật về địa vị pháp lý của NHTM, vẫn còn một số các quy định còn hạn chế, chưa phù hợp khi áp dụng vào thực tiễn. Do đó, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của NHTM, đặc biệt là thông qua phương pháp so sánh, đối chiếu và học hỏi kinh nghiệm lập pháp của các nước phát triển và các nước có hoàn cảnh tương tự như Việt Nam trên thế giới.
4. Để hoàn thiện các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của NHTM, nhà nước cần tiếp tục ban hành đồng bộ các văn bản quy định chi tiết việc thực hiện các vấn đề nằm trong địa vị pháp lý của NHTM mà chưa được ban hành thông tư, nghị định hướng dẫn.