Liên hệ kinh nghiệm nước ngoài các quy định về thành lập và giải thể ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về địa vị pháp luật về địa vị pháp lý của NHTM và liên hệ kinh nghiệm nước ngoài (Trang 48)

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ LIÊN HỆ KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀ

3.2.1 Liên hệ kinh nghiệm nước ngoài các quy định về thành lập và giải thể ngân hàng thương mạ

thể ngân hàng thương mại

Các cá nhân, tổ chức muốn thành lập NHTM ở Việt Nam hay tại các quốc gia khác trên thế giới đều phải đáp ứng được những điều kiện về vốn, về nhân lực, về kế hoạch kinh doanh và các điều kiện cụ thể khác và phải được cấp giấy phép bởi cơ quan có thẩm quyền riêng biệt tại quốc gia mình. Quy định này được ghi nhận tại điều 32, mục 1, chương 3 Đạo luật ngân hàng của Đức (German banking act): “Bất cứ ai muốn thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng hoặc cung cấp các dịch vụ tài chính ở Đức vì mục đích thương mại hoặc trong phạm vi công việc kinh doanh đòi hỏi cần được tổ chức phải có được giấy phép bằng văn bản từ Văn phòng giám sát liên bang. Hồ sơ xin giấy phép phải có các nội dung sau đây:

1. bằng chứng phù hợp về nguồn vốn cần thiết cho các hoạt động kinh doanh; 2. tên của các nhà quản lý;

3. các thông tin cần thiết để đánh giá độ tin cậy của người nộp đơn và của những người được quy định trong phần 1 (2) câu 1;

4. các thông tin cần thiết để đánh giá trình độ chuyên môn, các yêu cầu quản lý tổ chức, của chủ sở hữu và của những người quy định tại mục 1 chương 2 ý 1;

5. một kế hoạch kinh doanh khả thi thể hiện, cơ cấu quản lý tổ chức và các thủ tục giám sát nội bộ của tổ chức

Ngoài ra, để có được giấy phép kinh doanh NHTM, các cá nhân, tổ chức ở Đức phải đáp ứng được những điều kiện tiên quyết về vốn, về công nghệ thông tin, về bộ máy,… được quy định trong Đạo luật ngân hàng Đức. Như vậy, khác với Luật các TCTD Việt Nam, yêu cầu các NHTM phải đáp ứng được hai loại giấy phép, là giấy phép “chính” và giấy phép “con” để được thành lập và bắt đầu hoạt động. Đạo luật ngân hàng Đức buộc các tổ chức, cá nhân phải đáp ứng đủ các yêu

cầu mới được cấp giấy phép và sau đó có thể hoạt động. Quy định này là hợp lý và khả thi hơn so với quy định pháp luật Việt Nam

Hơn nữa, trong Đạo luật ngân hàng Đức có ghi nhận các trường hợp sẽ bị từ chối cấp giấy phép hoạt động tại điều 33, mục 1, chương 3. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam không quy định về các trường hợp này mà chỉ đề cập đến trường hợp nếu NHNN từ chối cấp giấy phép hoạt động thì phải nêu rõ lý do. Có thể nhận thấy, việc quy định các trường hợp bị từ chối cấp giấy phép của Đức đảm bảo cho hoạt động của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép rõ ràng và khách quan hơn.

Đối với các quy định về chấm dứt tư cách chủ thể của một NHTM, ở Việt Nam hay tại các quốc gia cũng phải có được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể tại Điều 71 Luật NHTM Trung Quốc (Commercial bank law of the People’s Republic of China) quy định về thủ tục phá sản NHTM: “Nếu một NHTM không có khả năng thanh toán các khoản nợ đúng thời hạn, Toà án nhân dân có trách nhiệm, sau khi có sự đồng ý của cơ quan quản lý ngân hàng thuộc Hội đồng Nhà nước, tuyên bố NHTM phá sản một cách hợp pháp. Nếu một NHTM được tuyên bố phá sản, Toà án nhân dân có trách nhiệm sắp xếp cho các cơ quan có liên quan, chẳng hạn như cơ quan quản lý ngân hàng thuộc Hội đồng Nhà nước và người có liên quan để thiết lập một đội ngũ thanh lý, thực hiện thanh lý”. Nhìn chung, các quy định về chấm dứt tư cách pháp lý của NHTM ở Việt Nam khá phù hợp và tiến bộ và có nhiều điểm chung so với một số quốc gia trên thế giới, điều này cho thấy xu hướng quản lí hệ thống NHTM chặt chẽ trên thế giới.

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về địa vị pháp luật về địa vị pháp lý của NHTM và liên hệ kinh nghiệm nước ngoài (Trang 48)