Liên hệ kinh nghiệm nước ngoài về các quy định về quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về địa vị pháp luật về địa vị pháp lý của NHTM và liên hệ kinh nghiệm nước ngoài (Trang 50)

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ LIÊN HỆ KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀ

3.2.3 Liên hệ kinh nghiệm nước ngoài về các quy định về quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mạ

vụ của ngân hàng thương mại

Pháp luật Việt Nam quy định về các quyền và nghĩa vụ của NHTM khá đầy đủ và cụ thể. Tuy nhiên, như đã nêu trên, trong các quy phạm pháp luật về nghĩa vụ mà NHTM phải thực hiện, không có quy định nào đề cập đến nghĩa vụ cảnh bảo rủi ro tín dụng của NHTM. Trong khi đó, nghĩa vụ này được ghi nhận trong pháp luật ngân hàng của nhiều quốc gia khác.

Pháp là một nước thuộc hệ thống pháp luật thành văn nhưng án lệ của Pháp đã thiết lập nên một loạt các quy định về nghĩa vụ cảnh báo rủi ro tín dụng và nếu NHTM không thực hiện nghĩa vụ này, ngân hàng sẽ phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp cam kết bảo lãnh tỷ lệ nghịch với khả năng tài chính của người bảo lãnh.

Tại Anh và xứ Wales – thuộc hệ thống thông luật – các điều khoản về nghĩa vụ cảnh báo rủi ro tín dụng được quy định trong một số văn bản luật về thương mại. Về phần mình, các thẩm phán cũng từng bước xác lập nghĩa vụ cảnh báo rủi ro tín dụng của ngân hàng cho vay khi mối quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh không mang tính chất thương mại. Điều này được thể hiện thông qua hai bản án mang tính nguyên tắc là Barclays Bank LTd v O’Brien (1993) Royal Bank of Scotland v Etridge (2001). Tài liệu Hướng dẫn thực hành (Pratical Guidance) đã được Tòa tối cao soạn thảo sau khi có hai bản án trên và được dành cho các TCTD và các luật sư tư vấn, trong đó có nêu nghĩa vụ tư vấn về rủi ro tín dụng mà ngân hàng và các luật sư tư vấn phải tiến hành.

Tại Úc, nghĩa vụ tư vấn được xác lập cả trong các văn bản pháp luật – Bộ luật tín dụng tiêu dùng (UCCC) và Bộ luật về thực hành ngân hàng (Code of banking

practice) – lẫn trong thực tiễn xét xử. Theo quy định của pháp luật, nghĩa vụ tư vấn dẫn đến việc các ngân hàng phải bảo đảm rằng người bảo lãnh hiểu hợp đồng mà mình ký, đặc biệt là ảnh hưởng về mặt tài chính của hợp đồng này đối với mình. Tuy vậy, pháp luật chỉ dừng lại ở việc yêu cầu các ngân hàng phải tiến hành điều tra, xác minh về điều kiện tài chính của người bảo lãnh. Các thẩm phán Úc hoàn thiện các quy định của pháp luật bằng cách đưa ra nguyên tắc theo đó nghĩa vụ giải thích, tư vấn phải được thực thi khi ngân hàng ý thức được rằng bên bảo lãnh ở trong tình trạng mất khả năng đặc biệt làm cho anh ta dễ phải chịu thiệt thòi trong một giao dịch nhất định[27].

Như vậy, có thể thấy, các quốc gia ở các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới đều có các quy định về nghĩa vụ cảnh báo rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên bảo lãnh cho khách hàng mà NHTM cho vay, đây là một quy định tiến bộ mà Việt Nam cần học hỏi. Chính vì vậy, pháp luật ngân hàng Việt Nam cần bổ sung những quy định về nghĩa vụ cảnh báo rủi ro tín dụng với NHTM.

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về địa vị pháp luật về địa vị pháp lý của NHTM và liên hệ kinh nghiệm nước ngoài (Trang 50)