NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ QUY CHẾ KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về địa vị pháp luật về địa vị pháp lý của NHTM và liên hệ kinh nghiệm nước ngoài (Trang 35)

2.6.1 Các hạn chế đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại thương mại

Tối đa hóa lợi nhuận và đảm bảo an toàn trong kinh doanh là những mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp, trong đó có NTHM. Do đặc thù và tính nhạy cảm trong kinh doanh, hệ thống NHTM đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, song trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro cao và khi rủi ro phát sinh sẽ tác động sâu sắc tới mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, nhà nước cần đặt ra những quy định có tính hạn chế quyền tự do kinh doanh của các TCTD nhằm đảm bảo an toàn cho chính các TCTD, đảm bảo sự ổn định của chính sách tiền tệ quốc gia, sự an toàn của cả hệ thống các TCTD, quyền và lợi ích của người gửi tiền và hạn chế tới mức tới mức thấp nhất những tiêu cực, rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của các TCTD. Các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD chủ yếu được quy định tại Chương VI Luật các TCTD 2010, bao gồm các quy định chủ yếu sau

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 126 Luật các TCTD 2010 thì NHTM không được cấp tín dụng cho các cá nhân, tổ chức như : người quản lý, người điều hành NHTM (Thành viên HĐQT, thành viên HĐTV, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc), Phó Tổng giám đốc, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát của NHTM cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của NHTM; những người có liên quan đến người quản lý, người điều hành NHTM. NHTM không được cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm của các đối tượng trên, đồng thời NHTM cũng không được bảo đảm dưới bất kì hình thức để các TCTD khác cấp tín dụng cho các đối tượng kể trên. NHTM không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà NHTM nắm quyền kiểm soát; không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính NHTM hoặc công ty con của NHTM và không được cho vay để góp vốn vào một TCTD khác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính TCTD nhận vốn góp.

ngày 27/9/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13 và các văn bản pháp luật của Ngân hàng Nhà nước thì pháp luật cấm cho vay và hạn chế cho vay đối với các cá nhân có liên quan trong quá trình cho vay hoặc có trách nhiệm chính trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng hoặc công ty chứng khoán trực thuộc TCTD.

Các quy định trên là hợp lý và có cơ sở. Bởi nếu pháp luật cho phép các đối tượng trên được vay vốn họ sẽ có quyền lực hoặc có khả năng tạo áp lực đối với người có quyền vì lợi ích riêng và có thể tạo ra giao dịch tư lợi hoặc để đầu tư vào lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của ngân hàng, gây rủi ro tín dụng.

Ngoài ra, pháp luật còn cấm cho vay đối với những trường hợp không đáp ứng được các điều kiện vay vốn. Ngân hàng không cấp tín dụng cho những khoản vay không đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn như: mục đích sử dụng vốn vay là bất hợp pháp hoặc không có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc không có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định pháp luật chẳng hạn như đi vay trả nợ thuế…

Thứ hai, bên cạnh quy định về đối tượng bị cấm cho vay, pháp luật còn quy định NHTM phải hạn chế cấp tín dụng trong một số trường hợp như: NHTM không được cấp tín dụng không có đảm bảo, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho các đối tượng theo quy định tại Điều 127 Luật các TCTD 2010. Thực chất, pháp luật không ngăn cấm NHTM cấp tín dụng cho các đối tượng nói trên nhưng đồng thời pháp luật cũng không khuyến khích NHTM cho các đối tương này vay, điều này thể hiện qua việc NTHM không được đưa ra những ưu đãi khi thực hiện việc cấp tín dụng cho các đối tượng trên như cấp tín dụng không có đảm bảo hay cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi. Ngoài ra, việc cấp tín dụng cho các đối tượng trên phải được HĐQT, HĐTV của NHTM thông qua và công khai trong NHTM và phải đảm bảo điều kiện tổng nợ dư cấp tín dụng không vượt quá 5% vốn tự có của NTHM, riêng đối với công ty con, công ty liên kết của NHTM hoặc doanh nghiệp do NHTM nắm quyền kiểm soát thì tổng nợ dư cấp tín dụng không vượt quá 10% với một công ty, và không vượt quá 20% đối với toàn bộ các công ty. Những quy định này nhằm hạn chế sự ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Ngoài ra,

hiện nay các NHTM hạn chế vay đối với kinh doanh chứng khoán và bất động sản do hai lĩnh vực này hệ số rủi ro là 250%.

Thứ ba, NHTM phải đảm bảo thực hiện giới hạn cấp tín dụng theo quy định tại Điều 128 Luật các TCTD năm 2010 như tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại. Mức dư nợ cấp tín dụng trên không bao gồm các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là TCTD khác.

Thứ tư, NHTM không được góp vốn, mua cổ phần ở doanh nghiệp khác vượt quá mức tỉ lệ được quy định theo quy định tại Điều 129 Luật các TCTD năm 2010. Do việc góp vốn, mua cổ phần quá mức nhất định sẽ làm cho ngân hàng có một mức ảnh hưởng quá giới hạn cho phép đối với doanh nghiệp đó. Mặt khác, quy định này cũng nhằm đảm bảo an toàn cho NHTM trong quan hệ đầu tư.

Thứ năm, NHTM phải đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong quá trình hoạt động.Theo quy định tại Điều 130 Luật các TCTD năm 2010 thì đó là các tỷ lệ sau: Tỷ lệ khả năng chi trả; Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ; Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn; Trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có; Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi; Các tỷ lệ tiền gửi trung, dài hạn so với tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn.

Thứ sáu, NHTM phải dự phòng rủi ro trong hoạt động của mình. Khoản dự phòng rủi ro này được hạch toán vào chi phí hoạt động. Việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động do Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính. Trong trường hợp TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu hồi được vốn đã xử lý bằng khoản dự phòng rủi ro, số tiền thu hồi này được coi là doanh thu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thứ bảy, NHTM không được kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp như sau: Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của TCTD; Cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết, thuộc sở hữu

của TCTD; Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay. Bởi bất động sản là lĩnh vực kinh doanh rủi ro cao, vì vậy, pháp luật Việt Nam gần như cấm NHTM thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực này, trừ các trường hợp mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để phục vụ cho nhu cầu sử dụng riêng của NHTM như vừa nêu trên.

2.6.2 Quy chế kiểm soát đặc biệt

NHTM có vai trò quan trọng trong hệ thống ngân hàng, nên nếu một NHTM bị phá sản thì hậu quả của nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống TCTD. Do đó, pháp luật còn có quy định về quy chế kiểm soát đặc biệt được áp dụng riêng đối với NHTM trong một số trường hợp nhất định nhằm bảo đảm lợi ích của những người gửi tiền, khắc phục được những khó khăn về tài chính, giúp hạn tới mức thấp nhất khả năng phá sản của NHTM. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 07/2013/TT – NHNN quy định về kiểm soát đặc biệt với TCTD thì: ”kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của NHNN do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an toàn hoạt động”. Căn cứ vào thực trạng tài chính, mức độ rủi ro và vi phạm pháp luật của TCTD, NHNN sẽ quyết định đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt dưới hình thức giám sát đặc biệt hay kiểm soát toàn diện. Giám sát đặc biệt là hình thức kiểm soát đặc biệt được thực hiện qua việc NHNN áp dụng các biện pháp giám sát hoạt động hàng ngày của TCTD. Kiểm soát toàn diện là hình thức kiểm soát đặc biệt được thực hiện qua việc NHNN áp dụng các biện pháp kiểm soát trực tiếp, toàn diện hoạt động hàng ngày của TCTD.

Trình tự tiến hành kiểm soát đặc biệt sẽ được đưa ra dựa trên quyết định của NHNN. Sau khi quyết định kiểm soát đặc biệt được đưa ra thông tin về việc kiểm soát đặc biệt có thể được đăng tải trên báo, qua họp báo; qua website của TCTD hoặc tại Đại hội cổ đông của TCTD đó. Thống đốc NHNN là người quyết định thời điểm, nội dung và hình thức công bố thông tin về việc kiểm soát đặc biệt với TCTD nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai xử lý các yếu kém của TCTD đó. Trong quá trình NHTM bị đặt trong diện kiểm soát đặc biệt, NHNN có quyền yêu cầu chủ sở hữu NHTM đó thực hiện tăng vốn điều lệ để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định, đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động

trong 1 thời gian cụ thể; hoặc yêu cầu chủ sở hữu NHTM bị kiểm soát đặc biệt xây dựng, trình NHNN kế hoạch tái cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại với các NHTM khác trong trường hợp NHTM đó không thể tăng được vốn điều lệ theo yêu cầu trong thời gian NHNN giao.

Đối với các TCTD có triển vọng hoạt động lại bình thường hoặc các TCTD tiến hành thủ tục sáp nhập, hợp nhất, mua lại, NHNN sẽ gia hạn thêm thời hạn kiểm soát đặc biệt. Còn đối với TCTD đã áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt mà không khôi phục được khả năng thanh toán thì NHNN sẽ gửi văn bản tới Tòa án về việc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi thanh toán và yêu cầu TCTD đó làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định.

Như vậy, có thể thấy thông tư 07/2013/TT – NHNN về quy chế kiểm soát đặc biệt là một trong những văn bản thể hiện động thái giảm bớt các TCTD yếu kém, cơ cấu lại để tạo ra hệ thống các TCTD phát triển bền vững của NHNN. Các quy định tại văn bản này đã đưa ra những quy định chặt chẽ về kiểm soát đặc biệt, góp phần đảm bảo an toàn và hạn chế sự phá sản của các NHTM.

Tóm lại, qua nghiên cứu các nội dung cơ bản của pháp luật về địa vị pháp lý

của NHTM, có thể nhận thấy: các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của NHTM ở Việt Nam hiện nay khá đầy đủ và thống nhất, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động của các NHTM, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống NHTM ở Việt Nam

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về địa vị pháp luật về địa vị pháp lý của NHTM và liên hệ kinh nghiệm nước ngoài (Trang 35)