Nguồn vốn theo hình thức huy động

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tăng cường hoạt động huy động vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (Trang 42)

B THU DỊCH VỤ (trước dồn tích) 46 58.58 69

2.2.3 Nguồn vốn theo hình thức huy động

Tiền gửi là đầu vào sống còn trong hoạt động của ngân hàng. Đây là nguồn tài chính cơ bản dùng để tài trợ cho các khoản vay, đầu tư tạo lợi nhuận để đảm bảo cho sự phát triển vững mạnh của ngân hàng.

Trong cơ chế thị trường vùng với các ngân hàng khác, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã có nhiều hình thức huy động nguồn vốn khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng của dân chúng . Do vậy kết cấu nguồn vốn của Ngân hàng có thể bao gồm các loại nguồn vốn theo các hình thức huy động vốn sau đây :

Bảng 2.6: Sự biến động của huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng tiền gửi tiết kiệm 4.212 100 4.043 100 3.487 100

Tiền gửi KKH 362 8,6 371 9,2 279 8,0

Kỳ hạn dưới 12 tháng 3.293 78,2 3.102 76,6 2.653 76,1 Kỳ hạn trên 12 tháng 557 13,2 570 14,2 555 15,9

(Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch tổng hợp)

Tiền gửi tiết kiệm là nguồn huy động chính chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy nguồn tiền gửi tiết kiệm biến động không đều qua các năm.Cùng với sự biến động của tình hình tài chính, kỳ vọng vào sự biến chuyển của nền kinh tế chưa cao nên nhìn chung nguồn tiền huy động được từ tiền gửi tiết kiệm ngày càng khó khăn., cụ thể là năm 2010 giảm 169 tỷ đồng so với năm 2009, trong đó nguồn tiền gửi dưới 12 tháng giảm 191 tỷ đồng. Bước sang năm 2011 thì nguồn tiền gửi tiết kiệm giảm 556 tỷ đồng so với năm 2010. Nguồn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn giảm 92 tỷ đồng, có thể lý giải cho điều này là với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn người dân có thể rút tiền lúc nào họ muốn do đó họ có thể yên tâm về khoản tiền gửi của mình khi nào họ cảm thấy không có lợi, dễ gặp rủi ro là họ rút ra. Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dưới 12 tháng giảm 449 tỷ đồng , tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn trên 12 tháng giảm 15 tỷ đồng. Nguyên nhân làm cho tiền gửi tiết kiệm năm 2011 giảm là do ảnh hưởng của sự suy thoái và khủng hoảng kinh tế của một số nước trên thế giới tới nền kinh tế nước ta. Điều này làm cho các hoạt động đầu tư khác đều bị ảnh hưởng dễ xảy ra rủi ro, những người có tiền muốn an toàn ngoài lựa chọn hình thức gửi tiền vào Ngân hàng, còn đầu tư các đối tượng khác như vàng, đô la Mỹ. Thêm

vào đó là lạm phát làm cho giá cả hàng hoá tăng lên như giá các mặt hàng xi măng, xăng dầu, sắt thép… làm cho người dân cảm thấy tâm lý hoang mang lo sợ đồng tiền bị mất trượt giá vì thế họ có xu hướng gửi tiền vào loại không kỳ hạn và kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng để có thể dễ dàng rút tiền ra khi có biến động xấu.

Tiền Gửi Của Các Tổ Chức Kinh Tế Và Ký Quỹ

Đây là bộ phận tiền gửi tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khoản tiền gửi này bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán) và tiền gửi có kỳ hạn.

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và ký quỹ thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế không chỉ giúp Ngân hàng tăng số vốn huy động mà còn giúp Ngân hàng nắm chắc được tình hình tài chính, những biến động về tài chính của các tổ chức kinh tế này.

Bảng 2.7: Biến động huy động vốn từ tiền gửi của các TCKT và ký quỹ

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Tiền gửi TCKT và ký quỹ 4.129 4.319 3.009 So sánh thời điểm sau so với trước +190 -1.310 Tỷ lệ % sau so với trước +4,6 -31,7

(Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch tổng hợp)

Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế và ký quỹ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010 đạt 4.319 tỷ đồng tăng 190 tỷ đồng tương ứng với 4,6% so với năm 2009. Năm 2011 đạt 3.009 tỷ đồng giảm 1.310 tỷ đồng tương ứng 31,7% so với năm 2010.

Có kết quả như vậy là do chính sách ưu đãi chưa được hợp lý và các dịch vụ tiện lợi của Ngân hàng cung cấp cho khách hàng, đồng thời kết quả này còn phụ thuộc trực tiếp vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, môi trường kinh tế xã hội. Trong hai năm vừa qua nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn, bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái, khủng hoảng kinh tế trên thế giới và lạm phát làm cho hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc. Do vậy việc duy trì ổn định nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế có uy tín, kinh doanh tốt là một cố gắng rất lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội.

Các tổ chức kinh tế gửi tiền vào không phải để lấy lãi như người dân gửi tiết kiệm, mà họ gửi tiền vào Ngân hàng là muốn sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng, mặt khác hiện nay Ngân hàng có mạng lưới khá rộng nhằm đảm bảo thanh toán kịp thời đầy đủ.

Trong năm vừa qua số tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã giảm xuống, song đây vẫn là một nguồn vốn lớn cần khai thác tốt nhằm tăng nguồn vốn huy động của Ngân hàng bởi nguồn vốn của các tổ chức kinh tế được hình thành qua nhiều nguồn như:

• Nguồn thu từ việc sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức kinh tế. • Nguồn vốn huy động, nguồn vốn liên doanh liên kết.

• Nguồn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

Giấy Tờ Có Giá Và Chứng Chỉ Tiền Gửi

Mục đích của việc phát hành giấy tờ có giá và chứng chỉ tiền gửi của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là nhằm huy động vốn trung và dài hạn trong nước từ các tầng lớp dân cư để cho vay góp phần hình thành

và phát triển thị trường vốn trong nước.

Ngoài các hình thức huy động vốn còn phát hành các giấy tờ có . Việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh và cũng để thu hút một phần tiền mặt từ lưu thông. Để hiểu rõ hơn về nghiệp vụ này chúng ta cùng tìm hiểu về tình hình phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi của Ngân hàng qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.8: Biến động vốn trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Tổng nguồn vốn 755 1.155 627

So sánh thời điểm sau so với trước +400 -528

Tỷ lệ % sau so với trước +52,9 -45,8

(Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch tổng hợp)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy sự biến động của công cụ trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi qua các đợt huy động vốn. Là nguồn vốn chiếm tỷ trọng không cao nhưng rất quan trọng đối với Ngân hàng. Năm 2010 huy động được 1.155 tỷ đồng tăng 400 tỷ đồng tương ứng 52,9% so với năm 2009. Tuy nhiên đến năm 2011 thì con số huy động được đạt 627 tỷ đồng giảm 528 tỷ đồng tương ứng -45,8% so với năm 2010.

Có thể nói Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đang cố gắng củng cố được niềm tin với dân chúng hơn, bởi cơ chế phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi của Ngân hàng đã đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, lãi suất có sức hấp dẫn cao. Do đó Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội tuỳ theo chiến lược huy động cần thiết để điều chỉnh lãi suất cũng như cơ cấu huy động phù hợp hơn nữa.

Đây là nguồn tiền huy động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng, song có xu hướng giảm dần qua các năm.

Bảng 2.9: Biến động vốn tiền gửi tổ chức tín dụng

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Tổng nguồn vốn 3.047 1.573 625

So sánh thời điểm sau so với trước −1.474 -948

Tỷ lệ % sau so với trước −48,4 -60,3

(Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch tổng hợp)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy lượng tiền gửi của các tổ chức tín dụng biến động qua các năm. Cụ thể năm 2009 huy động được 3.047 tỷ đồng nhưng sang đến năm 2010 chỉ huy động được 1.573 tỷ đồng giảm 1.477 tỷ đồng tương ứng 48,4%. Năm 2011 huy động được 625 tỷ đồng giảm 948 tỷ đồng tương ứng 60,3%.

Tiền Gửi Tổ Chức khác: Nguồn tiền gửi này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Nó biến động liên tục và không đều qua các năm.

Bảng 2.10: Biến động vốn tiền gửi khác

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Tổng nguồn 3.094 7.432 4.201

So sánh thời điểm sau so với trước +4.338 -3213

Tỷ lệ % sau so với trước +140,2 -43,2

(Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch tổng hợp)

học…. còn có nguồn vốn tiền gửi của Kho Bạc Trung ương. Với tổng nguồn vốn khác này chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn toàn chi nhánh có đầu vào rất thấp đã góp phần mang lại hiệu quả tốt cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh song cũng có những hạn chế nhất định biến động thường xuyên nên ảnh hưởng đến công tác kế hoạch hoá nguồn vốn cũng như điều hành trong hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tăng cường hoạt động huy động vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (Trang 42)