1.2.3.1. Nhân tố khách quan
Đây là các nhân tố mà các nước tiếp nhận không thể chi phối được gồm:
a. Loại hình viện trợ và tính chất nguồn vốn
Có nhiều loại hình viện trợ ODA, tùy theo từng loại hình này mà việc giải ngân sẽ được tiến hành nhanh hay chậm và theo những quy trình tương
28
ứng cho phù hợp. Đối với những khoản viện trợ mang tính khẩn cấp như cứu trợ, thiên tai, viện trợ lương thực... thì tốc độ giải ngân thường nhanh hơn những khoản viện trợ khác.
Tác động trực tiếp đến quá trình giải ngân là tính chất nguồn vốn (hoàn lại hay không hoàn lại). Những khoản viện trợ không hoàn lại được xem như là những khoản “cho không”, vì vậy những điều khoản đối với một dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại rất thoáng. Đối với những khoản viện trợ có hoàn lại, tuy thời gian ân hạn và thời gian trả nợ dài nhưng vẫn cần có các điều kiện nhận vốn một cách chặt chẽ đòi hỏi nước tiếp nhận phải cân nhắc và có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý.
b. Các điều kiện ràng buộc của Nhà tài trợ đối với nước tiếp nhận
Một khoản vay ODA luôn gắn liền với một Hiệp định vay được ký kết giữa Nhà tài trợ với đại diện có thẩm quyền của Chính phủ nước tiếp nhận. Trong Hiệp định vay, Nhà tài trợ luôn quy định rõ các điều kiện về tài chính có ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian, quy mô và tốc độ giải ngân của dự án.
c. Mức độ ổn định của đồng ngoại tệ nhận viện trợ
Trước sự biến động liên tục của tỷ giá, các nước nhận viện trợ chỉ có một cách duy nhất là dự báo chu kỳ biến động của đồng ngoại tệ mà mình sẽ nhận về. ODA là khoản vay với thời hạn dài, vì vậy việc biến động tỷ giá có thể có lợi cho nước nhận viện trợ cũng như có thể gây nợ cho quốc gia. Việc đồng tiền viện trợ tăng giá trong quá trình thực hiện dự án sẽ gây khó khăn cho các nhà thầu.
1.2.3.2. Nhân tố chủ quan a. Về tổ chức thực hiện
Thứ nhất, công tác đấu thầu: Nội dung trong Hiệp định đã ký kết giữa Nhà tài trợ và nước tiếp nhận sẽ quy định rõ về thời gian tổ chức đấu thầu, chấm thầu, xét thầu, ký hợp đồng với nhà thầu trong nước. Các công việc này
29
đòi hỏi nước tiếp nhận viện trợ phải thực hiện đầy đủ nên giai đoạn này thường diễn ra khá chậm nên cũng làm cho việc giải ngân chậm lại.
Thứ hai, công tác giải phóng mặt bằng: Đây là vấn đề lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian giải ngân. Chính phủ của nước tiếp nhận khi thực hiện việc này cần phải đảm bảo thống nhất hai yếu tố: tính hợp pháp của tài sản và đảm bảo đời sống của người bị ảnh hưởng bởi dự án. Thực tế để thống nhất hai yếu tố này là điều không dễ, đòi hỏi phải có thời gian và nhận thức của người dân.
Thứ ba, chính sách thuế: Các nước viện trợ ODA thường yêu cầu các nước tiếp nhận mua hàng hóa (trang thiết bị, máy móc,vật tư…) của nước mình. Các loại hàng này phải chịu sự điều tiết của các loại thuế như: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng…Các chính sách để điều tiết những loại thuế này sẽ ảnh hưởng tới quá trình mua sắm, cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho dự án.
Thứ tư, trình độ chuyên môn và năng lực của cán bộ thực hiện dự án: trước khi ODA được giải ngân bên viện trợ và bên nhận viện trợ phải tiến hành đàm phán về thời gian và thủ tục rút vốn giải ngân do đó năng lực đàm phán của các cán bộ thực hiện công việc này là rất quan trọng. Ngoài ra, với những dự án ODA được giải ngân nhiều lần thì những cán bộ làm công tác điều phối ODA cũng rất quan trọng, thực hiện tốt công tác này sẽ làm cho quá trình giải ngân ODA diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
b. Về chuyên môn nghiệp vụ
Thứ nhất, chất lượng thiết kế của dự án khả thi: dự án khả thi là căn cứ để nước viện trợ quyết định cung cấp ODA và cam kết giải ngân. Nếu như dự án khả thi không phù hợp với thực tế, không đáp ứng được những thông số về tài chính và kỹ thuật, phải sửa đổi nhiều lần thì tất yếu sẽ dẫn đến sự chậm trễ trong công tác giải ngân.
30
Thứ hai, quy trình và thời gian thẩm định dự án trong nước: việc thẩm định một dự án ODA thường phải trải qua nhiều khâu, nhiều bước và được tiến hành bởi nhiều cơ quan chức năng. Việc thẩm định các dự án này mất nhiều thời gian sẽ làm ảnh hưởng đến việc giải ngân ODA.
Thứ ba, thời gian chuyển tiền từ nước viện trợ đến nước tiếp nhận: trong tất cả các trường hợp, nước tiếp nhận đều có tài khoản tại một ngân hàng của nước viện trợ. Tại Việt Nam, BTC là chủ tài khoản ở nước ngoài. Thời gian chuyển tiền nhanh hay chậm phụ thuộc phần lớn vào phía nước ngoài nên sẽ ảnh hưởng đến việc giải ngân tại nước tiếp nhận.
Thứ tư, thủ tục rút vốn thanh toán trong nước: có rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến việc rút vốn thanh toán trong nước như: tính pháp lý của chứng từ thanh toán, thời gian thanh toán, thủ tục hành chính…do đó ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian thực hiện giải ngân.
31
Chương 2
THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH GIẢI NGÂN VỐN VAY ODA CỦA TỔ CHỨC HỢP TÁC
QUỐC TẾ NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM