Quy trình, thủ tục vay vốn ODA của JICA

Một phần của tài liệu Giải pháp nguồn vốn ODA có hoàn lại của Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam (Trang 40)

2.1.3.1 Nguồn vốn vay – ODA của JICA

Với việc trở thành cơ quan phát triển song phương lớn nhất thế giới, JICA mới cùng lúc có thể thực hiện cả ba hình thức hợp tác của ODA, bao gồm: Hợp tác kỹ thuật, các khoản cho vay ODA và một phần viện trợ không hoàn lại do Bộ Ngoại giao Nhật Bản thực hiện. Tuy nhiên, luận văn sẽ chỉ đề

cập tới hình thức hợp tác vốn vay. Theo hình thức hợp tác này, thì nguồn vốn

vay – ODA của JICA là các khoản tín dụng ưu đãi (các khoản vay với các điều kiện ưu đãi như lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài, có khoảng thời gian không trả lãi hoặc trả nợ) để trợ giúp công cuộc phát triển kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển. Vốn vay ODA của JICA cấu thành một bộ phận quan trọng trong công tác hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản.

Các điều khoản và điều kiện của vốn vay ODA-JICA:

a. Tỷ lệ lãi suất và thời hạn hoàn vốn

Tỷ lệ lãi suất và thời hạn hoàn trả vốn vay ODA của JICA do Chính phủ Nhật Bản quyết định. Tỷ lệ lãi suất trung bình cam kết trong năm tài khóa 2009 là 1,2%/năm. Thời hạn hoàn trả trung bình của vốn vay cam kết trong năm tài khóa là 30 năm (kể cả thời kỳ ân hạn trung bình là 10 năm). Tỷ lệ lãi suất ưu đãi được áp dụng cho các khoản vốn vay điều khoản đặc biệt dành cho các đối tác kinh tế STEP là 0,2%/năm.

b. Các điều kiện đấu thầu

Các điều kiện đấu thầu là các điều kiện ràng buộc các nước đi vay vốn ODA của Nhật Bản phải mua hàng hóa và dịch vụ từ một số nước nhất định. Tùy theo từng loại vốn vay ODA, điều kiện đấu thầu vốn vay được chia thành 4 loại sau: hoàn toàn không ràng buộc, một phần không ràng buộc, ràng buộc song phương và ràng buộc.

34

2.1.3.2 Quy trình và thủ tục vay vốn ODA của JICA

Vốn vay ODA-JICA được thực hiện theo một quy trình chuẩn mực. Khâu đầu tiên là xác định dự án, các khâu tiếp theo bao gồm: chuẩn bị, thẩm định, thông báo trước, trao đổi công hàm, đàm phán vay vốn, hiệp định vay vốn, đấu thầu, giải ngân và giám sát dự án. Khâu cuối cùng là đánh giá và theo dõi sau khi hoàn thành dự án. Toàn bộ các khâu trên làm nên một chu trình dự án.

a. Xác định

Đây là khâu đầu tiên trong chu trình dự án, bắt đầu với việc xem xét khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của một dự án và kết thúc với việc bước đầu sàng lọc dự án. Việc xác định dự án được thực hiện như thế nào phụ thuộc vào các mục tiêu phát triển, các chiến lược và nhu cầu của nước cần viện trợ.

b. Chuẩn bị

Đây là khâu tiếp theo nhằm xem xét một cách chi tiết hơn lợi ích kinh tế, xã hội, tài chính, tính khả thi về mặt kỹ thuật của dự án. Bản thân nước tiếp nhận hoặc các tổ chức viện trợ song phương hay đa phương, doanh nghiệp tư nhân, tổ chức công cộng sẽ tiến hành việc chuẩn bị dự án.

c. Thẩm định

JICA sẽ tiến hành xem xét sàng lọc các dự án nghiên cứu khả thi và giới thiệu các dự án phù hợp cho các Bộ phụ trách hợp tác kinh tế tài chính của Chính phủ Nhật Bản. Một phái đoàn của Chính phủ Nhật Bản sẽ được cử sang nước tiếp nhận để tiến hành thảo luận chung. Sau đó, JICA sẽ cử một phái đoàn thẩm định để khẳng định lại tính khả thi của dự án. Căn cứ vào kết quả thẩm định của JICA, Chính phủ Nhật Bản sẽ đi đến quyết định xem xét liệu dự án có phù hợp với vốn vay ODA của Nhật Bản không.

35

Chính phủ Nhật bản thông báo quyết định cho vay vốn của mình tại Hội nghị Quốc tế. Sau đó, hai Chính phủ tiến hành đàm phán về Hiệp định chính thức. Sau khi đạt được thỏa thuận, hai Chính phủ ký và trao đổi công hàm xác nhận các vấn đề đã được thỏa thuận. Sau đó, JICA và bên vay tiến hành đàm phán một Hiệp định song phương trong đó, JICA đưa ra cam kết tài trợ, chi tiết trị giá và điều kiện vay vốn, mục đích, quy mô, nội dung dự án, cơ quan thực hiện dự án, các thủ tục đấu thầu, các thủ tục giải ngân và các điều khoản, điều kiện chung gọi tắt là GTC (General Term and Conditions).

e. Đấu thầu và giải ngân

Sau khi Hiệp định vay vốn được ký, dự án bắt đầu đi vào giai đoạn xây dựng. Về cơ bản, đấu thầu hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho việc xây dựng dự án được thực hiện thông qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) và theo hướng dẫn đấu thầu cho các khoản vay ODA của JICA. Dựa trên các thủ tục đấu thầu đã được xác định trong Hiệp định vay vốn, JICA xem xét lại các thủ tục đấu thầu này để đảm bảo rằng dự án sẽ được thực hiện bởi nhà thầu có năng lực. Việc giải ngân vốn vay được thực hiện phù hợp với tiến trình xây dựng dự án, theo yêu cầu giải ngân của bên vay.

f. Giám sát

Trong suốt quá trình thực hiện dự án, JICA luôn theo dõi tiến trình thực hiện, nếu cần thiết sẽ thảo luận các vấn đề với bên vay nhằm đảm bảo thực hiện dự án một cách trôi chảy và thành công. Các báo cáo định kỳ về việc thực hiện dự án theo yêu cầu của Hiệp định vay vốn rất có ích cho việc xác định sớm bất cứ vấn đề nào nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án.

g. Đánh giá và theo dõi sau khi hoàn thành dự án

Việc đánh giá sau khi hoàn thành dự án giúp cho JICA hiểu một cách chi tiết các mặt hoạt động của dự án. Việc thực hiện theo dõi sự vận hành và duy

36

trì dự án trong một giai đoạn nhất định sẽ đảm bảo hiệu quả trong thời gian trung và dài hạn đồng thời đảm bảo tính bền vững của lợi nhuận dự án.

2.1.4 Điều kiện để giải ngân vốn vay ODA của JICA

2.1.4.1 Điều kiện chung

Bộ tài chính chịu trách nhiệm quản lý tài chính đối với việc rút vốn thanh toán cho dự án. Cơ quan kiểm soát chi: Kho bạc nhà nước các cấp, Cơ quan cho vay lại (Quỹ hỗ trợ phát triển hoặc cơ quan được ủy quyền của BTC). Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án có trách nhiệm thực hiện dự án. Ngân hàng phục vụ bên vay là các Ngân hàng thương mại Việt Nam do Bộ Tài chính lựa chọn tham gia dự án. Ngân hàng phục vụ bên cho vay là Bank of Tokyo Mitsubishi, Ltd.

2.1.4.2 Các điều kiện cơ bản

Dự án khả thi đã được duyệt. Hiệp định vay đã được ký kết và có hiệu lực. Hợp đồng kinh tế đã được ký phê duyệt theo đúng quy định và được

JICA và BTC thông qua. Có kế hoạch rút vốn hàng năm được lập và đăng ký phù hợp với dự toán ngân sách của dự án đã được phê duyệt.

Các điều khoản trong Hiệp định vay về mục đích, nội dung tài trợ, lượng vốn tài trợ của JICA, lượng vốn đối ứng góp từ phía Việt Nam, thời gian rút vốn, hình thức rút vốn, hình thức giải ngân... phải được thỏa mãn đầy đủ.

Để quá trình rút vốn được tiến hành thuận tiện và nhanh chóng thì yếu tố con người rất quan trọng như: phải đảm bảo trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, trình độ tổ chức thực hiện dự án...

2.1.5 Các hình thức rút vốn giải ngân Thanh toán theo hình thức thư cam kết

Hình thức thư cam kết thường được sử dụng để thanh toán chi bằng ngoại tệ của Hợp đồng nhập hàng hóa, thiết bị và dịch vụ. Để tiến hành rút vốn thanh toán theo hình thức này, BTC xem xét chấp thuận các điều kiện

37

thanh toán. Căn cứ vào ý kiến của BTC, BTM trong 2 ngày làm việc sẽ làm thủ tục mở L/C, ký đơn đề nghị phát hành thu cam kết (L/COM) và chuyển cho JICA. Căn cứ vào hợp đồng đã ký, JICA sẽ thanh toán cho người thụ hưởng. Thông báo của JICA là căn cứ để BTC làm thủ tục hạch toán ngân sách đối với dự án.

Thanh toán theo hình thức chuyển tiền

Đây là hình thức rút vốn vay để thanh toán phần chi nội tệ (VND) cho nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ được quy định trong hợp đồng.

Hợp đồng cung cấp hàng hóa và dịch vụ chỉ được thực hiện sau khi BTC xem xét và chấp thuận các điều kiện thanh toán của hợp đồng.

Khi có nhu cầu thanh toán, BQLDA cần gửi các chứng từ cho BTC gồm: Hóa đơn nhập thiết bị hàng hóa, chứng từ xác nhận khối lượng công việc đã thực hiện. Riêng đối với trường hợp thanh toán ứng trước lần đầu thì không cần chứng từ trên nhưng phải có bảo lãnh tạm ứng và bảo lãnh thực hiện của Ngân hàng nhà thầu; Đơn rút vốn theo mẫu quy định.

Thanh toán theo hình thức tài khoản đặc biệt

Theo hình thức này, nhà tài trợ ứng trước một số tiền vào tài khoản đặc biệt của dự án để đẩy nhanh quá trình rút vốn.

Để rút vốn về tài khoản đặc biệt, BQLDA gửi BTC các tài liệu cần thiết bao gồm: đơn rút vốn, công văn đề nghị rút vốn. Nếu rút vốn để bổ sung tài khoản đặc biệt cần có thêm bảng kê chi tiêu do BQLDA lập, các chứng từ do NHTM lập. BTC lập thư yêu cầu rút một khoản tiền ứng trước chuyển vào tài khoản đặc biệt theo quy định tại Hiệp định vay và gửi Ngân hàng phục vụ bên vay một bản thư rút vốn để theo dõi nhận tiền.

Để sử dụng tài khoản đặc biệt, phải sử dụng các phương thức sau:

Phương thức chuyển tiền: Được áp dụng để thanh toán đối với hợp đồng thi

38

thanh toán theo các Hiệp định vay, đính kèm chỉ thị thanh toán của nhà thầu cho Ngân hàng phục vụ bên vay. Sau đó, Ngân hàng phục vụ bên vay kiểm tra yêu cầu thanh toán nếu thấy phù hợp và tài khoản đặc biệt có đủ tiền sẽ tiến hành thủ tục cần thiết để chuyển tiền thanh toán.

Phương thức thư tín dụng: Được áp dụng để thanh toán đối với những hợp

đồng nhập khẩu thiết bị, hàng hóa. BQLDA gửi hợp đồng đã được JICA phê duyệt cho BTC để BTC xem xét chấp thuận các điều kiện thanh toán cho phép sử dụng tiền trên tài khoản đặc biệt. Căn cứ vào ý kiến của BTC và yêu cầu mở L/C của BQLDA, Ngân hàng phục vụ bên vay sẽ tiến hành mở L/C. Người thụ hưởng thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết và sẽ được Ngân hàng phục vụ bên vay thanh toán theo quy định trong L/C.

Thanh toán theo hình thức hoàn trả

Theo hình thức này, vốn vay được rút để hoàn trả cho số tiền mà chủ đầu tư

ứng trước thanh toán cho người thụ hưởng.

Đây là những hình thức chủ yếu được sử dụng để giải ngân nguồn vốn ODA- JICA. Qua nhiều lần sửa đổi, những hình thức này tỏ ra khá phù hợp và hiệu quả trong công tác rút vốn, thanh toán ODA. Đây là một bước tiến lớn theo hướng thúc đẩy nhanh quá trình giải ngân.

Một phần của tài liệu Giải pháp nguồn vốn ODA có hoàn lại của Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)