3.1.2.1 Định hướng thu hút, sử dụng ODA trong thời gian tới
Số liệu thống kê cho thấy công tác vận động và thu hút ODA trong thời gian qua đã có những kết quả khả quan. Định hướng trong giai đoạn 5 năm 2010-2015 là tiếp tục thu hút ODA, chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ODA và đảm bảo khả năng trả nợ. Trọng tâm của giai đoạn này là cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án và chương trình ODA đã ký kết để đưa các công trình vào khai thác và sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ODA.
Trong những năm tới, nhu cầu về xây dưng cơ sở hạ tầng vẫn rất lớn nhằm đáp ứng sự gia tăng của sản xuất công nghiệp. Chính phủ Việt Nam đặt ra mục tiêu cho những năm tới là phát triển những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo sự thay đổi cơ cấu kinh tế này, một chiến lược mới sử dụng ODA là rất cần thiết. Một mặt, phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và điện, cần được xem là những ưu tiên cao nhất. Mặt khác, ODA cần được phân bổ cho các khu vực và vùng ưu tiên, như các vùng nghèo và khó khăn. Dành một phần viện trợ ODA để giúp các đơn vị sản xuất thực hiện những dự án giải quyết công ăn việc làm, tạo ngành nghề, sản phẩm mới, hoặc những đối tượng sản xuất mà nhà tài trợ quan tâm. Sự ưu tiên ODA cho cơ sở hạ tầng và những vùng ưu tiên là cần thiết nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm đói nghèo.
Việt Nam đang hướng tới nguồn vốn vay thương mại sau năm 2010. Theo kinh nghiệm quốc tế, một nước đang phát triển được xếp có mức thu nhập trung bình (GDP bình quân đầu người đạt trên 1.000 USD) sẽ nhận được
66
ít vốn ODA có điều kiện ưu đãi cao hơn. Đến hết năm 2010, GDP bình quân đầu người của Việt Nam dự định đạt đến 1.050 USD. Khi thời điểm đó đến, các nhà tài trợ sẽ muốn tăng lượng ODA cho vay thay vì ODA ưu đãi. Đồng thời, Việt Nam cần phải sử dụng tốt hơn nguồn vốn ODA đã nhận được.
Mặt khác, khi Việt Nam trở thành một nước mà nhiều người dân có mức thu nhập trung bình, những vấn đề mới sẽ nảy sinh. Thực tế cho thấy, ở một số nước như Philipin hay Sri Lanka không có sự cải thiện nào sau khi đạt được mức thu nhập trung bình. Do vậy, Việt Nam không nên theo bước chân của những nước này. Thay vào đó, Việt Nam cần phải xây dựng và đi theo chiến lược riêng của mình, đặc biệt là cải cách việc huy động và sử dụng vốn ODA. Xây dựng năng lực cho tương lai cũng là một điều quan trọng, trong đó đặc biệt là năng lực quản lý và năng lực con người.
Khi Việt Nam trở thành một nước có mức thu nhập trung bình, tỷ trọng nguồn vốn ODA có điều kiện ưu đãi cao trong tổng vốn ODA sẽ giảm xuống, đồng thời vốn vay ODA có điều kiện gần với vay thương mại sẽ tăng lên. Do vậy, Việt Nam cần phải xây dựng kế hoạch giảm vốn vay ODA sau năm 2010. Hơn nữa, kinh nghiệm sử dụng các khoản vay thương mại cũng cần được nghiên cứu để chuẩn bị các điều kiện thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này trong tương lai. Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn này, Việt Nam cần có định hướng phân bổ ODA hợp lý. Cụ thể, trong khi vốn ODA với các điều kiện ưu đãi cao cần được ưu tiên sử dụng để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, vốn ODA gắn với các điều kiện kém ưu đãi và vốn vay thương mại cần phải được sử dụng cho các chương trình, dự án, ngành và vùng có khả năng thu hồi vốn nhanh và đảm bảo khả năng trả nợ vốn vay một cách bền vững.
67
3.1.2.2 Khả năng vận động và ký Hiệp định vay ODA-JICA tại Việt Nam
Căn cứ trên Kế hoạch Hỗ trợ cho Việt Nam của Chính phủ Nhật Bản và hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu quốc gia: “ đến hết năm 2010 đưa Việt Nam ra khỏi các nước kém phát triển (trở thành nước có thu nhập trung bình)” và “ đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp”, JICA tiến hành tập trung vào 4 lĩnh vực ưu tiên:
● Thúc đẩy tăng trưởng và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế ● Cải thiện điều kiện sống và thu hẹp khoảng cách phát triển ● Hỗ trợ bảo vệ và quản lý môi trường
● Tăng cường quản trị Nhà nước
JICA cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực thể chế, phát triển đô thị và tăng cường hạ tầng cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của khối tư nhân.
Cụ thể, trong giai đoạn sắp tới, JICA sẽ tiếp tục đẩy mạnh các dự án vốn vay ODA cho Việt Nam như: trong tháng 3/2010, JICA ký hiệp định vốn vay đối với hai dự án là Nhà ga mới sân bay quốc tế Nội Bài và đường cao tốc Nội Bài - Nhật Tân; tiếp tục phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải đẩy nhanh thủ tục và công tác đấu thầu để sớm triển khai xây dựng các công trình này.
Đối với tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, tiếp theo đoạn thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đă được khởi công trong năm 2009, JICA sẽ xem xét cung cấp vốn vay, tùy thuộc vào tiến độ triển khai dự án đối với đoạn Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Bên cạnh đó, cũng theo đại diện JICA, trong kế hoạch xây dựng cảng Lạch Huyện, dự kiến sẽ sử dụng vốn vay ODA từ Nhật Bản để xây dựng hạ tầng cơ bản cho cảng, các doanh nghiệp tư nhân sẽ đảm nhận phần trang thiết bị và vận hành khai thác. Để đáp ứng được nhu cầu xây dựng hạ tầng rất lớn của Việt Nam, bên cạnh nguồn vốn nhà nước và vốn ODA, cần đẩy mạnh
68
việc huy động nguồn vốn tư nhân theo mô hình kết hợp giữa nhà nước và tư nhân (mô hình PPP).
Theo ông Tsuno Motonori, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam cho biết, trong năm 2010, JICA sẽ thúc đẩy thực hiện các dự án: Cầu Nhật Tân (còn gọi là cầu hữu nghị Việt- Nhật), hợp phần đường dẫn còn lại của cầu Thanh Trì và đường vành đai 3.
Đối với dự án Cải thiện môi trường nước giai đoạn 2 nhằm chống ngập cho thành phố Hà Nội cũng như để cải thiện môi trường, JICA sẽ thúc đẩy xây dựng các hạng mục mở rộng trạm bơm, nạo vét và làm sạch nước của các hồ trong thành phố.
Đối với dự án Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến 1 (Gia Lâm-Giáp Bát) và Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến 2 (Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo), vốn được kỳ vọng sẽ là biện pháp cải thiện mạnh mẽ vấn đề giao thông đô thị của thủ đô Hà Nội, JICA sẽ thúc đẩy việc thiết kế chi tiết và chuẩn bị đấu thầu để sớm khởi công xây dựng công trình.
Đồng thời, Nhật Bản cũng đã đề ra phương hướng mới tích cực và tiến bộ để ủng hộ nỗ lực của Việt Nam trước những thách thức lớn và giúp cho hoạt động vốn vay ODA có hiệu quả. Ngoài việc hỗ trợ các dự án và chương trình, vốn vay ODA của Nhật Bản còn được sử dụng cho các hoạt động sau:
● Tham gia vào chương trình Sáng kiến chung Nhật Bản -Việt Nam giúp cải thiện môi trường kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của Việt Nam
● Xem xét và thực hiện Chương trình Trợ giúp quốc gia của Nhật Bản dành cho Việt Nam
● Tăng cường hiệu quả viện trợ bao gồm hài hoà các Thủ tục Viện trợ ● Thực hiện Chiến lược xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng toàn diện (CPRGS), kết hợp CPRGS vào Chương trình Phát triển Kinh tế Xã Hội 5năm.
69
Như ta đã biết, theo thông lệ tài trợ quốc tế, một nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình (GDP bình quân đầu người đạt trên 1.000 USD) sẽ ít được hưởng vốn ODA có điều kiện ưu đãi cao.
Theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, đến năm 2010, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 1.050 USD. Như vậy, tỷ trọng nguồn vốn ODA có điều kiện ưu đãi cao trong tổng vốn ODA thời kỳ sau năm 2010 sẽ giảm xuống, đồng thời vốn vay ODA có điều kiện gần với điều kiện vốn vay thương mại có thể sẽ tăng lên.
Do đó, trong thời gian tới, chúng ta cần triển khai công tác nghiên cứu việc sử dụng các khoản vay mới có điều kiện kém ưu đãi hơn từ nguồn Tài trợ chính thức khác (OOF) của Nhật Bản nhằm chuẩn bị các điều kiện thu hút và sử dụng có hiệu quả những nguồn vốn này trong thời kỳ sau năm 2010 như mở rộng các đối tượng thụ hưởng ODA kể cả các thành phần kinh tế tư nhân; điều chỉnh hướng sử dụng vốn ODA, tập trung chủ yếu cho các lĩnh vực ưu tiên có khả năng thu hồi vốn nhanh, bảo đảm trả nợ vốn vay bền vững.