Các điều kiện ràng buộc khi sử dụng ODA

Một phần của tài liệu Giải pháp nguồn vốn ODA có hoàn lại của Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam (Trang 27)

1.1.5.1. Điều kiện ràng buộc về chi phí vay vốn

Thông thường lãi suất được tính theo năm với các loại sau:

a. Lãi suất cố định:

Là lãi suất không thay đổi trong suốt thời kỳ vay, lãi suất được quy định trong Hiệp định, hợp đồng vay tại thời điểm hợp đồng vay vốn có hiệu lực.

b. Lãi suất quá hạn:

Là lãi suất được quy định bằng mức lãi suất cho vay cộng thêm một tỷ lệ phần trăm nhất định trên một phần trăm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi ấn định lãi suất phạt bên vay thường đưa ra hai phương án tính lãi suất phạt và lựa chọn lãi suất phạt có lợi nhất cho bên vay.

Ngoài ra, các khoản phí trong quá trình sử dụng ODA cũng là chi phí vay vốn cần tính đến bao gồm:

c. Phí quản lý:

Thường được quy định bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số vốn vay. Cũng có những trường hợp khoản phí này được tính ra một số tiền cụ thể nhưng trong mọi trường hợp nó phải được thanh toán trước khi giải ngân.

d. Phí cam kết:

Đây là khoản phí mà người cho vay quyết định để ràng buộc trách nhiệm của bên vay về việc chuẩn bị vốn vay. Phí cam kết thường được tính trên số vốn vay chưa được rút tính từ khi khoản cho vay có hiệu lực đến khi khoản vốn vay này được rút hết.

e. Phí bảo hiểm:

Đây là khoản phí do cơ quan bảo hiểm tín dụng bên xuất khẩu thông báo, được tính một lần trên giá trị khoản vay. Đối tượng phải trả khoản phí này (người xuất khẩu hay người nhập khẩu) sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng

21

nhập khẩu. Phí bảo hiểm sẽ được thanh toán gọn một lần trước khi giả ngân hay trả dần trong suốt thời gian vay.

1.1.5.2. Điều kiện ràng buộc về thời gian

Thời kỳ giải ngân: là khoảng thời gian tính từ ngày giải ngân đầu tiên

đến ngày giải ngân cuối cùng.

Thời hạn hiệu lực của khoản vay: được tính từ ngày bên cho vay công bố chấp thuận khoản cho vay đến một thời điểm nhất định mà bên vay phải hoàn thành việc rút vốn hoặc chấm dứt việc rút vốn vay.

Thời gian cho vay: được tính từ ngày bên vay bắt đầu nhận tiền vay đến ngày trả hết nợ cho vay, bao gồm:

a. Thời gian ân hạn:

Là khoảng thời gian bên vay phải trả lãi của khoản vay nhưng chưa phải trả nợ gốc.

b. Thời gian trả nợ gốc:

Nợ gốc thường được tính bán niên (6 tháng/lần), theo một lịch trả nợ vay cố định do bên cho vay yêu cầu.

Thời gian tính lãi: được tính trên số ngày thực tế trong năm (360 ngày nếu các nước cho vay là các nước Châu Âu trừ Anh, Mỹ; 365 ngày nếu các nước cho vay là Anh, Nhật, Hồng Kông, Singapore...).

Ngoài ra, còn có một số điều kiện ràng buộc khác như: Nguồn cung cấp hàng hóa và dịch vụ đối với dự án, thông thường các thiết bị và dịch vụ cung ứng cho dự án phải do nước tài trợ ODA sản xuất và cung ứng. Loại tiền nhận vay và trả nợ, các chủ dự án phải nhận nợ vay và trả nợ lãi bằng ngoại tệ vay của phía nước ngoài.

1.1.5.3. Các điều ước quốc tế về ODA

Việc thu hút và phân bổ vốn vay ODA phải được căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình đầu tư công cộng, quy hoạch thu

22

hút và sử dụng ODA, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm và nhu cầu của Nhà nước về các nguồn vốn hỗ trợ bên ngoài trong từng thời kỳ phát triển.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) cùng các Bộ chuyên ngành lập danh mục các dự án ưu tiên trong sử dụng ODA để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, danh mục các chương trình, dự án dự kiến sử dụng vốn ODA sẽ được công bố rộng rãi và là cơ sở cho việc triển khai vận động ODA trong từng thời kỳ.

Căn cứ vào Điều ước quốc tế khung về ODA đã được ký kết với bên nước ngoài, văn kiện dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt), các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành đàm phám với bên nước ngoài trong đó: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì phối hợp với Bộ KH&ĐT và các cơ quan liên quan đàm phám các Điều ước quốc tế cụ thể về ODA không hoàn lại. [6]

Bộ Tài chính (BTC) chủ trì phối hợp với Bộ KH&ĐT, cơ quan có nhu cầu về ODA và các cơ quan liên quan tiến hành đàm phám các Điều ước quốc tế cụ thể về vốn vay ODA.

Trong quá trình đàm phán Điều ước quốc tế cụ thể về ODA nếu như có những chi tiêt thay đổi so với văn kiện chương trình, dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì các cấp ra quyết định phê duyệt đó sẽ quyết định những nội dung cần sửa đổi.

Kết thúc đàm phám, cơ quan chủ trì đàm phán trình Thủ tướng Chính phủ về kết quả đàm phán, nội dung các văn bản thỏa thuận sẽ ký với bên nước ngoài, đồng thời đề xuất người thay mặt Chính phủ ký Điều ước Quốc tế về ODA với bên nước ngoài. Văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phải kèm theo ý kiến bằng văn bản của Bộ KH&ĐT, BTC, Bộ Tư pháp.

23

Trong trường hợp Điều ước Quốc tế về ODA được ký kết với danh nghĩa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay trường hợp dự thảo Điều ước Quốc tế về ODA có những điều khoản trái với pháp luật Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Chủ tịch nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nguồn vốn ODA có hoàn lại của Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)