3.2.1.1. Xây dựng và hoàn thiện chiến lược thu hút ODA
Tầm quan trọng của nguồn vốn ODA-JICA đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam là không phải bàn cãi. Vì vậy, để thu hút được nguồn vốn
70
này thì việc xây dựng chiến lược để thu hút, sử dụng và quản lý nguồn vốn này là rất cần thiết.
Đối với vốn vay ODA-JICA nói riêng cũng như các khoản cho vay khác, cấu thành nên ODA-JICA có một khoản “cho không”. Do đó, để tranh thủ được nguồn vốn này mà không bị khống chế bởi Nhà tài trợ thì Việt Nam cần lưu ý một số điểm sau:
• Phải cương quyết nhưng khéo léo trong quá trình đàm phán với Nhà tài trợ để tách các ràng buộc chính trị ra khỏi quan hệ viện trợ ODA
• Dự đoán về nhu cầu và tình hình tiếp nhận ODA trong thời gian tới về số lượng quy mô cơ cấu. Điều này giúp cho Việt Nam chủ động hơn trong các khâu chuẩn bị để đảm bảo thực hiện tốt các điều kiện mà JICA đặt ra nhằm thúc đẩy công tác giải ngân được thực hiện sớm.
• Việt Nam cần nắm bắt và hiểu rõ những thay đổi trong chiến lược hỗ trợ của JICA. Tùy từng giai đoạn khác nhau mà tinh hình kinh tế-xã hội Việt Nam cũng có những thay đổi, nhiều vấn đề mới nảy sinh đòi hỏi phải tập trung nguồn lực trong nước và ngoài nước để giải quyết. Theo đó, JICA cũng có những thay đổi trong chiến lược hỗ trợ Việt Nam để đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Nắm bắt và hiểu rõ được những thay đổi một cách kịp thời sẽ tránh được những ảnh hưởng xấu đến khả năng thu hút ODA, hơn nữa có thể tận dụng cơ hội này để chủ động kêu gọi việc tăng cường hỗ trợ ODA cho mình.
• Tăng cường mối quan hệ đối tác với nhà tài trợ JICA, cải tiến chất lượng đối thoại giữa Chính phủ và JICA thông qua các cơ chế đã được hình thành như Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG) thường niên và giữa kỳ, các nhóm quan hệ đối tác ngành, Nhóm Quan hệ đối tác về Hiệu quả viện trợ (PGAE). Việt Nam cần phát huy vai trò làm chủ và nâng cao tính chủ động của các Bộ, ngành và các địa phương trong việc
71
vận động ODA đối với JICA đồng thời hợp tác chặt chẽ với nhà tài trợ JICA để thực hiện Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần thúc đẩy JICA cùng làm việc với nhau trên cơ sở lợi ích chung với mục đích hợp lý hóa, hài hoà quy trình thủ tục nhằm giảm chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả viện trợ; thực hiện các hoạt động nhằm hài hoà quy trình thủ tục giữa Chính phủ và JICA trong các khâu chuẩn bị, tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá chương trình, dự án ODA.
3.2.1.2. Thực hiện nghiêm chỉnh cam kết với các Nhà tài trợ
Phê duyệt và cam kết viện trợ cho một khoản vay ODA, JICA thường có những ràng buộc nhất định đòi hỏi Việt Nam cũng phải cam kết thực hiện đầy đủ như cam kết vể mục đích sử dụng vốn, về thời gian trả nợ gốc, lãi và phí...Vì vậy, BQLDA nên hạn chế tối đa việc yêu cầu JICA thay đổi các điều khoản trong Hợp đồng và Hiệp định vay đã được ký kết giữa hai bên vì điều này vừa làm mất thời gian vừa tạo tâm lý không tốt cho Nhà tài trợ.
Thực hiện nghiêm chỉnh cam kết với Nhà tài trợ ODA nói chung và JICA nói riêng sẽ tạo lòng tin trong cộng đồng tài trợ quốc tế. Đó cug là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong việc thực hiện cải cách kinh tế và nâng cao đời sống xã hội.
Trong bối cảnh cạnh tranh nguồn vốn ODA gay gắt như hiện nay, chỉ xét riêng trong khu vực Đông Nam Á các nước như Mailaysia, Indonesia, Thailand...đều có những chiến lược thu hút và đảm bảo sử dụng ODA chặt chẽ. Do đó, việc thực hiện đầy đử và nghiêm túc các cam kết đối với các nhà tài trợ là một trong những vấn đề mà Việt Nam cần lưu tâm.
3.2.1.3. Hoàn thiện chính sách, thể chế tạo điều kiện cho cơ chế tiếp nhận và sử dụng ODA có hiệu quả
72
Trước hết cần nâng cao nhận thức về bản chất của nguồn vốn ODA nói chung và ODA-JICA nói riêng, phát huy tinh thần làm chủ trong thu hút và sử dụng nguồn vốn này phục vụ các mục tiêu phát triển của cả nước, của các Bộ, ngành và địa phương;
Bên cạnh đó, việc quản lý nguồn vốn đầu tư công cần được thực hiện một cách minh bạch và có trách nhiệm; cải thiện hơn nữa hệ thống của Chính phủ về mua sắm công theo hướng tiếp cận tới các chuẩn mực quốc tế; thực hiện các chương trình và giải pháp cụ thể để phòng chống tham nhũng;
Phải bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, rõ ràng, minh bạch, đơn giản và dễ thực hiện của hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến quản lý sử dụng ODA-JICA;
Đồng thời hoàn thiện chính sách tài chính trong nước đối với nguồn vốn ODA này, cụ thể:
- Triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Định hướng quản lý nợ nước ngoài đến năm 2010;
- Công bố chính sách cho vay lại nguồn vốn ODA-JICA cụ thể đối với chương trình, dự án trong từng lĩnh vực và địa bàn đầu tư;
- Bảo đảm chính sách thuế thông thoáng và dễ thực hiện đối với chương trình, dự án ODA-JICA;
- Tăng cường quản lý nguồn vốn ODA-JICA theo quy định của Luật Ngân sách.
3.2.1.4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và năng lực cán bộ quản lý
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các cơ quan đầu mối về quản lý và sử dụng ODA- JICA ở các cấp là một vấn đề cấp thiết hiện nay, đặc biệt là ở Sở Kế hoạch và Đầu tư của các tỉnh và thành phố nhằm thực hiện nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân các cấp thẩm định chương trình, dự án ODA- JICA;
73
Bên cạnh đó, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Ban quản lý chương trình, dự án ODA- JICA; đẩy mạnh hoạt động của Tổ công tác nguồn vốn này của Chính phủ về thúc đẩy giải ngân các chương trình, dự án ODA.
Ngoài ra, cần nâng cao trình độ hiểu biết của lãnh đạo và cán bộ quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA- JICA ở các cấp về chính sách, quy trình và thủ tục ODA- JICA của Việt Nam cũng như của nhà tài trợ; nâng cao năng lực chuẩn bị chương trình, dự án ODA- JICA; đồng thời tăng cường năng lực cho các Ban quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.
3.2.1.5. Xây dựng kế hoạch giảm dần ODA với thời gian trả nợ ngắn và gắn với điều kiện chặt chẽ
Kinh nghiệm từ các nước ASEAN và Trung Quốc cho thấy rằng lượng ODA huy động phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. ODA có khuynh hướng giảm ở các nước ASEAN cả về lượng và bình quân đầu người. Vì vậy, Việt Nam cũng cần phải bắt đầu nghiên cứu kế hoạch và chiến lược giảm dần ODA- JICA, đặc biệt là những khoản ODA có điều kiện, đồng thời tăng cường thu hút các nguồn vốn nước ngoài khác như FDI. Bằng cách đó, Việt Nam không chỉ duy trì được sự gia tăng của tổng vốn đầu tư mà còn cải thiện được hiệu quả của tất cả các nguồn vốn, bao gồm cả nguồn vốn ODA.