2.2.1.1 Tình hình chung
Tháng 11/1992 OECF nối lại hoạt động cho vay với Việt Nam bằng việc cung cấp khoản cho vay hàng hóa trị giá 45,5 tỷ Yên (JPY). Theo đó, tổng giá trị vốn vay ODA tích lũy của OECF và JICA cho Việt Nam là 964.990 triệu JPY, phân bổ cho 49 dự án phát triển và 5 khoản cho vay hàng hóa. ODA Nhật Bản tăng dần ngay cả trong giai đoạn nền kinh tế Nhật Bản gặp khó
39
khăn nhất, và trong các năm gần đây Nhật Bản luôn là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.
Tổng số vốn cam kết mỗi năm được tăng dần (Báo cáo của JICA Việt Nam, tháng 3/2012), năm 2006 là 95,1 tỷ JPY, năm 2007 là 97,9 tỷ JPY, năm 2008 là 83,2 tỷ JPY đạt gần 100 tỷ Yên mỗi năm. Năm 2009 số vốn cam kết đạt mức kỷ lục 145,6 tỷ JPY bao gồm cả kinh phí hỗ trợ đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu (số tiền tương đương 500 triệu đô la). Đến cuối năm 2010 số vốn cam kết là 86,6 tỷ JPY, đưa tổng số vốn cam kết lên đến 1566,1 tỷ JPY. Trong năm 2011, số vốn cam kết đạt 136,477 tỷ JPY, lượng vốn này tăng lên đáng kể so với năm 2010 (tăng tới gần 52%), đạt gần mức kỷ lục năm 2009. Con số này chiếm tới khoảng 30% tổng số vốn tài trợ của cộng đồng quốc tế. Tổng mức giải ngân năm 2007 là 79,2 tỷ JPY, năm 2008 là 71,8 tỷ JPY, năm 2009 là 121,4 tỷ JPY và năm 2010 là 84,1 tỷ JPY..Như vậy, Việt Nam đang là nước có tổng thực giải ngân ( nhận viện trợ ) nhiều nhất mà JICA hợp tác hỗ trợ.
Khoản tài trợ này đang được dùng để cung cấp vốn cho 5 dự án, bao gồm dự án xây dựng nhà ga hành khách - cảng hàng không quốc tế Nội Bài (12,6 tỷ JPY); dự án đường từ cầu Nhật Tân đi Nội Bài (6,5 tỷ JPY); dự án cầu Cần Thơ (4,63 tỷ JPY); dự án khôi phục cầu quốc lộ 1 giai đoạn 3 (đoạn Cần Thơ - Cà Mau, 1,04 tỷ JPY); dự án hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc (1 tỷ JPY). Dự án cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc hiện vẫn ở giai đoạn bắt đầu. Trong thời gian tới, dự án sẽ được chia làm nhiều phần nhỏ hơn và được phía Nhật Bản tiếp tục rót vốn.
40
Hình 2.1: Viện trợ phát triển chính thức ODA của Nhật Bản cho Việt Nam
Đơn vị: tỷ Yên
Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư
Có thể nói, trước sự biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới, các nước đang phát triển đang đứng trước cuộc cạnh tranh gay gắt nhằm thu hút ODA, do vậy hình thức hợp tác vốn vay mà JICA đã, đang cung cấp cho Việt Nam là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, mở cửa và hội nhập.
41
Hình 2.2: Cơ cấu ODA Nhật Bản theo loại hình viện trợ (thời kỳ 1996-2011)
Đơn vị: tỷ yên
Nguồn: Bộ kế hoạch - đầu tư
Theo số liệu thống kê, vốn vay chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số ODA Nhật Bản : 94% trong năm 2010. Năm 2011, tỷ lệ này có giảm đi và vẫn đạt mức 89% (Báo cáo của JICA Việt Nam, 3/2012).Tư tưởng chủ đạo của ODA Nhật Bản là nhấn mạnh đến yếu tố làm chủ và chủ động của nước tiếp nhận viện trợ, và do vậy Nhật Bản tập trung cho các khoản tín dụng ưu đãi hơn là
42
viện trợ. Chính phủ Nhật cho rằng nghĩa vụ trả nợ sẽ tạo động lực mạnh hơn cho những nỗ lực tăng cường ý thức tự lực cánh sinh.
Cho đến nay thì Nhật Bản đã cùng hợp tác với các nhà đầu tư của Việt Nam xây dựng các dự án như: Dự án cầu Bãi Cháy, dự án cầu Cần Thơ, dự án xây dựng nhà ga hành khách Quốc Tế sân bay Tân Sơn Nhất, xây dựng đường cao tốc Đông Tây Sài Gòn, dự án đường hầm Hải Vân, dự án phát triển cơ sở hạ tầng qui mô nhỏ cho người nghèo, Dự án nhà máy nhiệt điện Phả Lại, dự án nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, dự án cải thiện môi trường nước Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, dự án mở rộng cảng Cái Lân, dự án nâng cấp quốc lộ số 5, dự án mạng lưới thông tin liên lạc nông thôn miền Trung Việt Nam, dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn.
2.1.1.2 Phân bổ vốn vay ODA – JICA cho Việt Nam
Cam kết của JICA về ODA cho Việt Nam
Năm 2001, mặc dù tổng giá trị ODA của Chính phủ Nhật Bản giảm 10% và tổng giá trị các khoản vay ODA trên toàn thế giới giảm 23% nhưng JICA vẫn tăng giá trị cam kết cho Việt Nam thêm 4%, theo đó ODA Nhật Bản chiếm khoảng 30% tổng khối lượng ODA mà cộng đồng quốc tế cam kết tài trợ. Trong năm tài khóa 2001, 6 Hiệp định tín dụng đã được ký kết với số tiền là 74.314 triệu JPY, trong đó có 29.572 triệu JPY nằm trong khuôn khổ vốn vay tiền JPY đặc biệt là 44.742 triệu JPY là khoản vay ODA thường niên.
Trong tài khóa 2003, Chính phủ Nhật Bản cam kết cho Chính phủ Việt Nam vay vốn ODA của JICA trị giá 79,33 tỉ yên (xấp xỉ 728 triệu USD) cho 8 dự án: xây dựng Nhà máy Điện Ô Môn - tổ máy số 2, xây dựng Nhà máy Thủy điện Đại Ninh, dự án tín dụng chuyên ngành điện, dự án mở rộng Nhà máy Thủy điện Thác Mơ, dự án tín dụng chuyên ngành giao thông phục hồi các cầu yếu đường bộ, dự án xây dựng cầu sông Hồng (cầu Thanh Trì), dự án
43
phục hồi cầu trên tuyến đường sắt Thống Nhất giai đoạn 3, dự án cấp nước Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm tài khóa 2004 đã có 6 dự án được ký kết với tổng số tiền là 82.000 triệu JPY, trong đó có 1 dự án thuộc khuôn khổ vốn vay tiền JPY đặc biệt trị giá 12.496 triệu JPY và 5 dự án thuộc gói vay thường niên trị giá 67.531 triệu JPY. Trong 3 năm tài khóa 2005, 2006, 2007 lần lượt có 10 dự án, 9 dự án và 7 dự án được ký kết với tổng số vốn được ký kết là 90.820 triệu JPY, 95.078 triệu JPY và 97.853 triệu JPY. Mặc dù số vốn cam kết ký năm 2008 giảm xuống còn 83.200 triệu JPY do ảnh hưởng của vụ hối lộ PCI tuy nhiên cùng với sự nỗ lực từ hai phía Nhật Bản và Việt Nam thì trong năm tài khóa 2009 có tổng cộng 5 dự án vốn vay ODA cho Việt Nam trị giá 65 tỉ yên (tương đương 650 triệu USD); một khoản vay bao gồm hai hợp phần: vay tín dụng hỗ trợ giảm nghèo lần thứ 8 trị giá 7 tỉ yên và gói hỗ trợ kích thích kinh tế 47,9 tỉ yên và khoản vay 500 triệu USD (54,9 tỉ yên) để thực hiện kích thích kinh tế và giảm nghèo đã được ký kết với tổng số vốn là 145.610 triệu JPY, gấp gần 2 lần so với năm tài khóa 2008. Đây là con số rất ấn tượng tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản.
Như vậy, tổng giá trị vốn vay ODA tích lũy của OECF trước đây và JBIC (nay là JICA) cho Việt Nam kể từ năm 1996 đến năm 2011 là 1.720 tỷ Yên, phân bổ cho 80 dự án phát triển và 7 khoản cho vay hàng hoá và chương trình. Tổng vốn vay tích lũy theo năm, ngành và tỉ trọng được minh hoạ trong bảng 2.1.
44
Bảng 2.1: Các khoản vay cam kết theo ngành và năm
Đơn vị: triệu yên
Tài khóa 1
Ngành 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Điện/Khí 55,831 25,529 25,630 0 29,027 15,594 21,689 55,851 4,433
Giao thông vận tải 7,739 29,605 46,370 59,867 33,240 58,720 11,788 20,171 67,904
Viễn thông liên lạc 1,997 11,930 0 21,414 0 0 19,497 0 0
Thuỷ lợi và phòng chống lũ lụt 0 0 0 0 437 0 0 0 0 Nông-lâm-ngư nghiệp 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Khai thác và sản xuất 0 0 4,000 0 0 0 0 0 6,146 Dịch vụ xã hội 15,433 17,936 12,000 0 8,200 0 26,356 3,308 1,517 Vốn vay và hàng hoá 0 0 0 20,000 0 0 0 0 2,000 Tổng 81,000 85,000 88,000 101,281 70,904 74,314 79,330 79,330 82,000 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số Tỉ lệ theo ngành Tài khóa 1 Ngành 29,421 30,307 10,906 20,915 44,040 369,173 29.45% Điện/Khí
27,409 39,181 49,395 33,798 67,011 552,198 44.04% Giao thông vận tải
0 3,602 0 1,051 1,103 60,594 4.83% Viễn thông liên lạc
4,874 0 0 1,488 1,563 8,362 0.67% Thuỷ lợi và phòng chống lũ lụt 0 0 0 0 0 0 0.00% Nông-lâm-ngư nghiệp 0 0 0 0 2,183 12,329 0.98% Khai thác và sản xuất 26,616 19,488 34,052 23,463 26,391 214,760 17.13% Dịch vụ xã hội 2,500 2,500 3,500 2,485 3,319 36,304 2.90% Vốn vay và hàng hoá 90,820 95,078 97,853 86,600 136,45 1,720,630 100% Tổng
Năm tài khóa của Nhật Bản bắt đầu từ 01/04 đến 31/03
Nguồn: Báo cáo thường niên của JBIC
Phân bổ vốn vay ODA cho các ngành:
ODA của JICA được sử dụng cho các dự án tập trung vào một số ngành, lĩnh vực chủ yếu như sau:
a. Điện khí
Về điện khí có 13 dự án với tổng vốn vay ODA cam kết là 400.499 triệu Yên trong đó lớn nhất là dự án Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ (75.059 triệu Yên), Nhà máy Nhiệt điện Phả lại (72.826 triệu Yên), Dự án Thủy điện Hàm
45
Thuận – Đa Mi (53.074 triệu Yên) và Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn và Hệ thống Truyền tải điện ĐBSCL (43.819 triệu Yên).
b. Giao thông - vận tải
Vượt lên trên cả hai nhà tài trợ lớn là Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), JICA trở thành nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam trong lĩnh vực giao thông vận tải với 518.479 triệu Yên, chiếm 41,4% tổng số vốn vay ODA mà JICA dành cho Việt Nam. Các dự án mà JICA tập trung cho vay là các dự án lớn như nâng cấp đường Quốc lộ, xây dựng hầm cầu, nhà ga, sân bay... bao gồm 30 dự án quan trọng trong đó đáng chú ý là các dự án lớn như cải tạo, xây dựng các tuyến đường liên tỉnh ở miền Bắc nối với Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long và các cầu (Cầu bãi Cháy ở Hạ Long, Cầu Bính ở Hải Phòng), mở rộng các cảng (Cảng Hải Phòng và Cảng Cái Lân), nâng cấp Quốc Lộ I nối liền Bắc – Nam, cải tạo tuyến đường sắt Hà Nội – TP.Hồ Chí Minh, tiếp đó là xây dựng đường hầm Hải Vân, vốn là điểm khó cho giao thông ở khu vực miền Trung và cải tạo Cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng...
Ngoài ra, còn có các dự án xây dựng mới các Cầu Nhật Tân (Cầu Hữu Nghị Việt Nam-Nhật Bản), Cầu Hồng Hà (Thanh Trì), Cầu Cửu Long (Cần Thơ)...Nhờ những công trình này, lưu thông hàng hóa ở miền Bắc, miền Trung và trục Bắc Nam được cải thiện rõ rệt, nhiều khu công nghiệp đã hình thành ở các vùng phụ cận đóng góp vào sự phát triển của kinh tế khu vực thông qua đầu tư nước ngoài trong đó có đầu tư từ Nhật Bản. Từ những năm 2000, sau khi hoàn thành xây dựng nhà ga hành khách của Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất bằng vốn vay ODA, JICA bắt đầu hỗ trợ phát triển Cảng Quốc tế Cái Mép – Thị Vải là cảng đầu mối của miền Nam và xây dựng đường bộ cao tốc Bắc Nam (đoạn TP.Hồ Chí Minh - Long Thành – Dầu Giây).
46
c. Thông tin – liên lạc
Trong lĩnh vực thông tin – liên lạc có 6 dự án với tổng vốn vay ODA cam kết là 58.440 triệu Yên bao gồm các dự án Hệ thống thông tin liên lạc vùng Duyên Hải (1.997 triệu Yên), dự án Hệ thống thông tin liên lạc Duyên Hải miền Nam Việt Nam (1.866 triệu Yên), dự án Trung tâm Truyền hình Việt Nam (20.146 triệu Yên), dự án Trục cáp quang biển Bắc – Nam (19.497 triệu Yên) và dự án phát triển sử dụng Internet ở cộng đồng nông thôn (3.602 triệu Yên).
d. Thủy lợi và phòng chống lũ lụt
Về lĩnh vực Thủy lợi và phòng chống lũ lụt chỉ có một Dự án thuỷ lợi
Phan Rí - Phan Thiết (Dịch vụ tư vấn kỹ thuật) với mục đích nhằm thiết lập hệ thống thuỷ lợi và thoát nước ở Phan Rí - Phan Thiết thuộc quận Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận Dự án sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, qua đó đóng góp vào việc xoá nghèo ở nông thôn thông qua việc tăng mức thu nhập. Các khoản vay được sử dụng cho các dịch vụ tư vấn và xây dựng. JICA đã cung cấp khoản vay trị giá 437 triệu Yên trong năm TK 2000, 4.874 triệu Yên năm
TK 2005, tổng giá trị: 5.311 triệu Yên. e. Khai thác và sản xuất
Về khai thác sản xuất có 2 dự án được triển khai với tổng vốn vay ODA cam kết là 10.146 triệu Yên bao gồm Dự án Tài trợ Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (4.000 triệu Yên) với mục đích cung cấp nguồn tài trợ trung và dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam dưới hình thức tín dụng “Hai bước” thông qua chính phủ Việt Nam và các tổ chức tài chính, nhằm xoá bỏ sự thiếu hụt vốn đang là vấn đề lớn nhất hiện nay cản trở sức tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; và Dự án Tài trợ Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (II) (6.146 triệu Yên) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đủ điều
47
kiện vay vốn bằng việc cung cấp khoản vay trung và dài hạn thông qua các tổ chức tài chính tham gia (PFIs), nâng cao khả năng tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức tài chính tham gia.
f. Dịch vụ xã hội
Đây là lĩnh vực mà JICA đặc biệt chú trọng hỗ trợ với tổng vốn vay ODA cam kết lên tới 188.312 triệu Yên trong đó tiêu biểu là các dự án Dự án Thoát nước Cải thiện Môi trường các thành phố lớn thuộc ba miền Bắc – Trung – Nam (Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh, Huế) nhằm cải tạo và phát triển các hệ thống nước thải, rác thải để cải thiện chất lượng nước cũng như phòng ngừa lụt lội và xử lý rác thải rắn, tiếp đó là các dự án Tín dụng chuyên ngành nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về CSHT nông thôn gồm hệ thống tưới tiêu qui mô nhỏ, trồng rừng...giúp cải thiện CSHT nông thôn của các tỉnh, đóng góp vào sự phát triển kinh tế cũng như cải thiện điều kiện sống của các địa phương.
Hơn nữa, từ giữa những năm 2000, JICA cũng cho tiến hành cho vay hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục gồm dự án Hỗ trợ và Phát triển Đào tạo Đại học và Sau đại học về Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT) (5.422 triệu Yên). Theo đó tiêu chuẩn về đào tạo đại học và sau đại học trong lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) ngày càng được nâng cao, qua đó cung cấp được nguồn nhân lực có chất lượng cao đongs vai trò là cầu nối nền công nghiệp công nghệ thông tin và giáo dục của Việt Nam và Nhật Bản.
Ngoài ra, JICA còn hỗ trợ cho vay trong lĩnh vực y tế-xã hội trong đó có Dự án nâng cấp bệnh viện tỉnh và khu vực (1.805 triệu Yên ) nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng các dịch vụ y tế thông qua việc cung cấp các thiết bị và chương trình giáo dục liên quan cho các bệnh viện khu vực, qua đó giúp cải thiện điều kiện sức khoẻ của người dân trong khu vực.
48
g. Vốn vay hàng hóa
Đây là một lĩnh vực mà JICA ưu tiên hỗ trợ với tồng vốn vay ODA cam kết là 30.500 triệu Yên bao bồm 4 dự án Vốn vay Hỗ trợ Cải cách Kinh tế (20.000 triệu Yên), dự án Tín Dụng Hỗ trợ Giảm nghèo 3 (PRSC 3) (2.000 triệu Yên), dự án Tín Dụng Hỗ trợ Giảm nghèo 4 (PRSC 4) (2.500 triệu Yên), dự án Tín Dụng Hỗ trợ Giảm nghèo 5 (PRSC 5) (2.500 triệu Yên) và dự án Tín Dụng Hỗ trợ Giảm nghèo 6 (PRSC 6) (3.500 triệu Yên). Mục tiêu của các dự án này là để hỗ trợ ngân sách cần thiết cho các chương trình cải cách kinh tế Việt Nam cũng như phục vụ cho kế hoạch giảm nghèo.