Từ đường lối chính sách phát triển kinh tế-xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra trong thời gian qua, một hệ thống các quan điểm chi phối công tác
tiếp nhận và quản lý nguồn vốn ODA như sau:
• ODA là một nguồn của Ngân sách Nhà nước. Đây là nguồn vốn mà Chính phủ tiếp nhận với mục đích cải thiện và nâng cao đời sống xã hội trong nước nên toàn dân sẽ được hưởng thụ lợi ích do ODA mang lại. Tuy nhiên, ODA là một nguồn viện trợ do đó nó không được Chính phủ hoàn toàn bố trí sử dụng như các nguồn từ Ngân sách Nhà nước mà còn phải phụ thuộc vào
tôn chỉ và mục đích của các nhà tài trợ.
• ODA được ưu tiên sử dụng để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển nguồn nhân lực và tăng cường thể chế. Hầu hết các Nhà tài trợ đều có mục tiêu chung là sử dụng ODA để tạo môi trường, tạo điều kiện ban đầu cho bên nhân viện trợ từ đó có thể khai thác được các nguồn lực khác và tự phát triển. Ngoài một bộ phận nhỏ ODA được sử dụng như một khoản chi thường xuyên thì đa phần ODA được sử dụng cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội, phát triển nguồn nhân lực.
• Nhà nước phối hợp bố trí sử dụng ODA cùng với các nguồn vốn FDI, vốn đầu tư của tư nhân và hộ gia đình, vốn của doanh nghiệp Nhà nước và các nguồn vốn Ngân sách khác.
• Đầu tư ODA để phát triển hạ tầng kinh tế có trọng tâm, trọng điểm. Trong giai đoạn sắp tới, trọng tâm của nguồn vốn ODA vẫn là các ngành như
65
giao thông vận tải, thủy điện, thủy lợi, các hệ thống cơ sở hạ tầng (bệnh viện, trường học...), phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ...