2.2.2.1 Giải ngân theo các ngành kinh tế
JICA tiếp cận nguồn vốn ODA cho Việt Nam theo các ngành kinh tế vì vậy theo hướng phân tích dựa vào số liệu từng ngành, lĩnh vực là hợp lý và khoa học.
Tính đến hết năm tài khóa 2009, không kể đến tỷ lệ giải ngân cho vốn vay hàng hóa thì Điện khí là ngành có tỷ lệ giải ngân vốn vay cao nhất đạt 56,24% chiếm hơn một nửa tổng số vốn JICA đã giải ngân. Đây là ngành tập trung nhiều nhất các dự án lớn được JICA cam kết tài trợ như xây dựng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện...đây đều là các dự án kiến tạo cơ sở nền tảng cho sự phát triển và nâng cao đời sống xã hội nên được ưu tiên giải ngân sớm.
Ngành giao thông vận tải là ngành có tổng số dự án được JICA cam kết
tài trợ nhiều nhất nhưng tỷ lệ giải ngân lại đạt mức thấp hơn ngành điện khí (38,2%). Các dự án thuộc lĩnh vực này cần một mặt bằng rộng và kéo dài, thời gian thực hiện có thể lên đến 2-3 năm. Trong khi công tác giải phóng mặt
49
bằng gặp rất nhiều khó khăn, công tác đấu thầu triển khai chậm...Thực tế cho thấy đây là ngành tập trung nhiều bất cập nhất trong công tác giải ngân.
Viễn thông, thông tin liên lạc là ngành được Chính phủ quan tâm và đầu
tư khá lớn trong những năm gần đây, nhu cầu vốn lớn nhưng tỷ lệ giải ngân chỉ đạt 9,3% so với số vốn JICA cam kết tài trợ và chỉ đạt 1% so với tổng số vốn được JICA giải ngân. BQLDA chưa có đủ kinh nghiệm lại bị động và phụ thuộc rất nhiều vào bộ chủ quản trong việc ra quyết định nên tiến độ giải ngân các dự án thuộc lĩnh vực này đến nay vẫn rất chậm.
Đối với lĩnh vực dịch vụ xã hội, tỷ lệ giải ngân đạt 37,7%. Các dự án
thuộc lĩnh vực này cũng là dự án tập trung ở các thành phố lớn, mật độ dân cư đông đúc nên gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Cơ quan quản lý các dự án này chủ yếu là Ủy ban Nhân dân tỉnh, Thành phố nên còn ít kinh nghiệm so với các cơ quan khác trong việc thực hiện thủ tục giải ngân.
Vốn vay hàng hóa là khoản vay có tỷ lệ giải ngân cao nhất đạt 98,6%.
Kể từ khi nối lại viện trợ cho Việt Nam từ 1992, đến nay JICA đã cam kết viện trợ tổng cộng 10 khoản cho vay hàng hóa và chương trình, trong đó vào năm 1999 JICA ký cam kết khoản vay Hỗ trợ cải cách kinh tế áp dụng phương thức giải ngân nhanh thông qua tài khoản đặc biệt và rút vốn ngay một lần với tổng số tiền là 20.000 triệu JPY.
50
Bảng 2.2: Giải ngân theo các ngành kinh tế (thời kỳ 1996-2011)
Ngành/Tài khóa Giá trị ký kết (triệu JPY) Giải ngân (triệu JPY) Tỷ lệ giải ngân (%) Điện / Khí 369,173 207,623 56,24
Giao thông Vận tải 552,198 210,940 38,2
Viễn thông thông tin liên lạc 60,594 5,635 9,3
Thủy lợi và phòng chống lũ lụt 8,362 337 4,03
Nông – Lâm – Ngư nghiệp 0 - -
Khai thác và Sản xuất 12,329 3,132 25,4
Dịch vụ Xã hội 214,760 80,965 37,7
Vốn vay hàng Hóa 36,304 35,796 98,6
Tổng 1,253,720 544,428 43,5
Nguồn: Phòng vay nợ - viện trợ, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam 2.2.2.2 Giải ngân theo dự án
Các khoản vay được giải ngân theo dự án dần dần đã có những dấu hiệu khả quan hơn. Trong năm tài khóa 2000 có 19 dự án được coi là giải ngân chậm thì đến 2001 chỉ còn 17 dự án. Có những dấu hiệu tích cực này là bởi sau một thời gian khá dài thực hiện giải ngân nhiều khoản vay ODA, các chủ thể tham gia vào quá trình giải ngân như BTC, BQLDA, NHTMVN... đã làm quen được với quy trình giải ngân và thu được những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.
Về môi trường pháp lý, Chính phủ cũng đã ban hành những văn bản cụ thể nhằm hướng dẫn chi tiết việc thực hiện giải ngân cho các dự án sử dụng
51
ODA như: Thông tư liên tịch số 81/1998/TTLT/BTC-NHNN ngày 17/06/1998 của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước về hướng dẫn quy trình thủ tục và quản lý việc rút vốn đối với nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức – ODA; Quyết định 1860a/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998 đã được sửa đổi bổ sung bằng Quyết định 96/2000/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính (hướng dẫn chi tiết về quy trình và thủ tục rút vốn ODA...)
Để thúc đẩy nhanh hơn việc giải ngân các dự án ODA, JICA cũng rất tích cực trong việc giúp đỡ và hướng dẫn phía Việt Nam theo dõi giải ngân và quản lý khoản vay này. Đồng thời thường xuyên giám sát để có những điều chỉnh, xử lý kịp thời.
Tốc độ giải ngân cho các dự án cũng phụ thuộc vào hình thức rút vốn giải ngân, thông thường thì các dự án được giải ngân theo hình thức chuyển tiền sẽ nhanh hơn hình thức thư cam kết hay tài khoản đặc biệt vì thủ tục hình thức chuyển tiền đơn giản hơn, tránh được rủi ro về tỷ giá...Chính vì vậy, càng nhiều dự án được thanh toán theo hình thức này thì tốc độ giải ngân nói chung sẽ càng nhanh hơn.
2.2.2.3 Giải ngân theo kế hoạch
Lập kế hoạch giải ngân là một khâu quan trọng trong quá trình tiếp nhận ODA. Kế hoạch giải ngân không chỉ giúp bên nhận viện trợ có được cái nhìn tổng thể về thời gian, số lượng giải ngân của khoản vay mà đó còn là cơ sở để các Nhà tài trợ theo dõi được những khoản vay họ đã chấp nhận giải ngân.
Thông thường theo thỏa thuận giữa BQLDA với JICA thì hàng năm kế hoạch rút vốn sẽ được lập lần đầu vào tháng 4 sau đó tùy theo thực tế sẽ có sự điều chỉnh lại vào tháng 9 cùng năm đó. Tuy nhiên theo như JICA cho biết, kế hoạch rút vốn của BQLDA lập lúc đầu thường không đạt được những yêu cầu mà JICA đề ra do vậy mất thời gian cho việc điều chỉnh lại sao cho hợp lý.
52
Báo cáo tổng kết hoạt động ODA của JICA năm 2003 cho thấy tỷ lệ rút vốn thực tế so với kế hoạch là không đồng đều, có những dự án tỷ lệ rút vốn TT/KH đạt tới 197% (Dự án xây dựng Cầu Bính...) nhưng cũng có những dự án tỷ lệ này chỉ đạt được 2% (Dự án Nhiệt điện Ô Môn...). Từ khi Chính phủ Nhật Bản chính thức nối lại việc cung cấp ODA cho Việt Nam tháng 11/1992 cho đến hết tài khoá 2008 (tháng 3/2009), hai Chính phủ đã ký tất cả 107 hiệp định vay tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản. Trong năm tài khóa 2008, Chính phủ Nhật Bản đã tạm ngưng giải ngân các hợp đồng tư vấn với PCI trong một thời gian đối với 7 dự án sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản do vậy tỷ lệ giải ngân vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản chỉ đạt 12,4%, tương đương 67,437 tỷ Yên. Tuy nhiên một điều đáng mừng là riêng năm 2011 số vốn được giải ngân là 98 tỷ Yên đạt tỷ lệ 19,5%, đây là tỷ lệ giải ngân cao, đứng thứ hai trên thế giới, so với các nước nhận ODA của Nhật Bản.
Như vậy theo đánh giá của JICA-nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam thì tốc độ giải ngân vốn ODA của Việt Nam vẫn thấp hơn mức giải ngân trung bình của khu vực và theo dự đoán thì trong những năm tới một số dự án cũng vẫn sẽ gặp phải khó khăn trong công tác giải ngân.
Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư , mặc dù các chỉ tiêu về cam kết, ký kết và giải ngân nguồn vốn ODA đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, nhưng tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn ODA vẫn chưa đạt yêu cầu và đối với một số nhà tài trợ còn thấp hơn với mức bình quân của khu vực và thế giới. Đối với vốn của Ngân hàng thế giới (WB), tỷ lệ của Việt Nam là 11,6% so với 19,4% của khu vực. Còn đối với vốn của JICA, tỷ lệ của Việt Nam là 13,6% so với 16,6% của quốc tế. Nhiều chương trình, dự án đầu tư bằng vốn vay ODA phải gia hạn, dẫn đến hiệu quả đầu tư giảm, do các công trình này chậm đưa vào
53
khai thác, sử dụng.(www.mof.gov.vn: Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA: Những vấn đề đặt ra, 17/1/2012)