Trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khoẻ gia đình

Một phần của tài liệu Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam (Trang 82)

Phụ nữ với thiên chức là mẹ, là vợ trong gia đình do đó việc ưu tiên chăm sóc về y tế là một trong những quyền không thể thiếu. Trong một thời gian dài, do ảnh hưởng của những phong tục, tập quán cũ, lạc hậu người phụ nữ đã không được hưởng sự chăm sóc y tế mà lẽ ra họ phải được hưởng. Để thay đổi quan niệm và những đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực y tế, Luật Bình đẳng giới được thông qua đã quy định tại Điều 17 như sau:

1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế.

2. Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường tình dục.

3. Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

Quyền của phụ nữ nói riêng và quyền bình đẳng nam, nữ nói chung trong lĩnh vực y tế còn được quy định ở nhiều văn bản pháp luật. Trước hết là Hiến pháp tại Điều 63 quy định: Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức nhà nước và người lao động làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật…; chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ… tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ. Và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân là: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ tuyên truyền, tư vấn có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền, vận động giáo dục, tư vấn về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hoá gia đình cho các thành viên của cơ quan, tổ chức và cho toàn xã hội.” (khoản 2 Điều 18 Nghị định 104/2003/NĐ-CP) [11]; “Phổ biến, tuyên truyền rộng rãi Nghị quyết và Chương trình hành động, các chủ trương đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân số và kế hoạch hoá gia đình đến mọi tầng lớp nhân dân; huy động đông đảo các lực lượng tham gia công tác tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. Thường xuyên nêu gương các đơn vị, dòng họ, gia đình và cá nhân thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình” (điểm a, b khoản 2 Mục II Quyết định số 09/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) [40].

Đồng thời pháp luật cũng quy định nam, nữ có quyền và nghĩa vụ như nhau trong công tác dân số và thực hiện kế hoạch hoá gia đình: Cụ thể tại Điều 10 Pháp lệnh dân số quy định mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền: quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và

nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng trên cơ sở bình đẳng; lựa chọn và sử dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình. Và nghĩa vụ: sử dụng các biện pháp trách thai; bảo vệ sức khoẻ và thực hiện các biện pháp phòng, tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình [42]. Khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng quy định: “Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình” [30].

Chăm sóc sức khỏe gia đình không chỉ bao gồm chăm sóc về y tế mà nó còn bao gồm cả việc thực hiện các quyền bình đẳng giữa vợ, chồng trong việc tham gia các quan hệ gia đình như: vợ chồng tôn trọng giữ gìn danh dự, uy tín, nhân phẩm cho nhau, cấm vợ chồng có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau (Điều 21 Luật Hôn nhân và gia đình); vợ chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ nhau, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người (Điều 23); cùng chăm lo cho cuộc sống hạnh phúc của gia đình, có nghĩa vụ cấp dưỡng và chăm sóc lẫn nhau, nuôi dưỡng, giáo dục các con trở thành công dân có ích cho xã hội (Điều 24).

Trong quan hệ gia đình, người phụ nữ không những bị thiệt thòi trong chăm sóc về y tế mà còn là đối tượng của bạo lực gia đình đặc biệt là trong những gia đình ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Để có cơ sở cho việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ gia đình và đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình, tháng 11 năm 2007 Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Theo luật này thì bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Và “Nạn nhân của bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tần tật và phụ nữ” (khoản 3 Điều 3) [32]. Luật cũng quy định các biện

pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc phòng chống, bạo lực gia đình.

Để bảo vệ tốt nhất các quyền về lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khoẻ gia đình của phụ nữ nói riêng và đảm bảo quyền bình đẳng nam, nữ nói chung pháp luật còn quy định các hành vi phạm về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế như sau: “a) Cản trở, xúi dục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khoẻ vì định kiến giới; b) Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi dục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi” (Khoản 4 Điều 7 Luật Bình đẳng giới) [25, tr. 8]. Những quy định này của pháp luật sẽ là những căn cứ quan trọng để cá nhân, gia đình và xã hội đặc biệt là phụ nữ tự bảo vệ mình.

Pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọng để mỗi cá nhân cũng như các cơ quan chức năng bảo vệ quyền cho phụ nữ. Các chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình đã được Đảng và nhà Nước quan tâm và tạo ra sự chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách, chương trình này còn bị hạn chế bởi những yếu tố tài chính, thể chế và xã hội.

Trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ, phụ nữ thường bị thiệt thòi hơn nam giới. Thứ nhất, phụ nữ có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn nam giới chủ yếu do thai nghén, sinh con và do họ phải gánh hầu hết trách nhiệm về kế hoạch hoá gia đình cùng với những rủi ro về sức khoẻ và tác động phụ liên quan. Thứ hai, phụ nữ là người chủ yếu phải chăm sóc người khác trong gia đình nên họ phải cố gắng để bù lại khả năng tiếp cận giảm dần tới hệ thống y tế. Thứ ba, các giá trị xã hội đòi hỏi rằng trong điều kiện thiếu thốn, phụ nữ phải hy sinh nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của chính bản thân mình cho sức khoẻ của các thành viên khác trong gia đình. Vì vậy, đặc biệt là phụ nữ nghèo, ít có khả năng hơn nam giới trong việc chi trả và sử dụng các dịch vụ y tế và khi gia đình có người ốm thì phụ nữ lại phải chăm sóc người ốm nhiều hơn nam giới.

Nhà nước đã có những cải cách cho hoạt động y tế từ y tế không mất tiền sang hệ thống dịch vụ có chi trả, hệ thống bảo hiểm y tế đã phần nào cải thiện

được tình hình chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ. Nhưng thực tế một bộ phận không nhỏ phụ nữ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa lại khó khăn trong việc chi trả các dịch vụ y tế và tham gia bảo hiểm y tế. Họ không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế hiện đại, trong khi đó hệ thống y tế xã, phường thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu cả về cơ sở hạ tầng và chất lượng phục vụ. Sự tiếp cận của phụ nữ tới dịch vụ y tế còn bị hạn chế bởi sự bất bình đẳng giới trong gia đình. Trong nhiều gia đình việc nam giới dùng tiền của gia đình để uống rượu và cờ bạc đã làm hạn chế phần kinh phí dành cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ. Hơn nữa nam giới lại quyết định hầu hết các vấn đề tài chính nên phụ nữ càng gặp khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.

Số liệu sau đây sẽ giúp chứng minh phần nào sự thiệt thòi trong việc chăm sóc y tế của phụ nữ: 32, 2% phụ nữ ở độ tuổi sinh để thiếu máu so với 9,4% nam giới, 40% phụ nữ mang thai không sinh nở thành công, trung bình một phụ nữ nạo thai 2,5%, 3/4 số trẻ em nông thôn được sinh ra ở các cơ sở y tế, trong khi đó hầu hết mọi trẻ em thành thị được sinh ra ở các cơ sở y tế. Theo số liệu của tổng cục thống kê, số phụ nữ có thai được quản lý thai nghén đạt khoảng 66% đến 2001 tăng lên 81%, khám thai 3 lần 80% và số lần khám trung bình là 2,7 lần, tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ được khám thai và được khám đủ 3 lần có sự khác biệt giữa các khu vực, các vùng và nhóm chỉ tiêu. Phụ nữ thường là người phải chủ động sử dụng các biện pháp tránh thai và theo số liệu của Bộ Y tế năm 2003 thì phụ nữ đặt vòng để tránh thai là 57%. Phụ nữ bị mắc bệnh HIV/AIDS ngày càng nhiều do quan hệ tình dục trước hôn nhân, số nam giới nhiễm HIV đang tiếp tục tăng, làm tăng nguy cơ lây bệnh cho vợ. Theo Chương trình phối hợp về HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc (UNIADS) ước tính lên đến 70.000 phụ nữ (29.000 ở thành thị và 38.000 ở nông thôn) sống chung với HIV, gái mại dâm chỉ chiếm 14% trong số phụ nữ sống chung với HIV. Mà nguyên nhân của vấn đề này cũng được dẫn chiếu tới những thiệt thòi trong tiếp cận về y tế của phụ nữ và sự bất bình đẳng giới trong xã hội liên quan đến việc đào tạo và tạo việc làm cho phụ nữ.

Ngoài ra, phụ nữ còn là nạn nhân của vấn đề xâm hại tình dục. Nhiều vụ án nghiêm trọng, với các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, cách thức thực hiện hành

vi rất dã man vẫn tiếp tục xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái.

Bảng 2.3: Số vụ và bị cáo bị đƣa ra xét xử về tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em:

Năm Hiếp dâm

(Vụ/bị cáo) Hiếp dâm trẻ em (vụ/bị cáo) Tổng số các tội (vụ/bị cáo) 1999 401/622 624/763 49022/74803 2000 408/679 713/792 41427/61484 2001 399/618 700/761 41136/58066 2002 384/617 673/767 42311/60333 2003 364/557 638/725 45668/67439

Nguồn: Số liệu từ phòng tổng hợp Toà án nhân dân tối cao, 2003

Vấn đề bạo lực gia đình cũng đang là vấn đề đe doạ hàng đầu tới hạnh phúc gia đình và sức khoẻ người phụ nữ. Bạo lực gia đình bắt nguồn từ những quan hệ giới bất bình đẳng, đó là người đàn ông có quyền lực hơn phụ nữ và xã hội thì cho rằng phụ nữ phải phục vụ nam giới và đáp ứng mọi đòi hỏi của họ. Quan niệm xã hội cho rằng trong gia đình, người đàn ông được quyền áp đặt ý muốn và duy trì địa vị ưu thế của mình bằng các hành vi bạo lực. ở một chừng mực nào đó, bạo lực gia đình được xã hội chấp nhận và người phụ nữ thường bị quy trách nhiệm trước những hành vi ngược đãi của chồng vì họ không làm tròn bổn phận của người vợ. Nhiều khi bạo lực gia đình được coi là việc riêng của mỗi gia đình và chưa có sự can thiệp từ người khác cũng như các cơ quan chính quyền ở địa phương. Theo kết quả nghiên cứu bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam, nước ta có đến 15% các bà vợ bị chồng đánh, gần 80% bị chồng mắng chửi, hơn 79% bị chồng bỏ mặc, gần 20% bị chồng ép buộc quan hệ tình dục [77, tr.3]. Theo báo cáo của Toà án nhân dân tối cao, từ ngày 01/01/2000 đến 31/12/2005, các toà án địa phương trong cả nước đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm 352.047 vụ việc về lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trong đó có tới 186.954 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, hành vi đánh đập ngược đãi chiếm 53,1% trong tất cả các nguyên nhân dẫn đến ly hôn.

Như vậy, trong lĩnh vực y tế các quy định của pháp luật hiện hành đã quy định tuơng đối chi tiết và cụ thể về bình đẳng nam, nữ, bình đẳng vợ chồng, bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình trong hoạt động giáo dục truyền thông về sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, có cơ hội tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ y tế; bình đẳng trong lựa chọn và quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục và phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên trong thực tế thực hiện thì vẫn còn biểu hiện của sự bất bình đẳng như sử dụng biện pháp tránh thai thì thường là phụ nữ phải áp dụng nhiều hơn như đặt vòng, thuốc cấy tránh thai, uống thuốc tránh thai… còn đối với nam giới đình sản tỷ lệ thấp, ít người lựa chọn. Phụ nữ vẫn là người phải áp dụng nhiều biện pháp hơn so với nam giới, thậm chí người vợ không được áp dụng nếu không được chồng đồng ý (mặc dù đã có quy định cấm cản trở…). Ở mỗi vấn đề liên quan đến quyền của phụ nữ trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khoẻ gia đình, chúng ta sẽ có những đánh giá và đề xuất cụ thể.

Một là cải cách y tế. Trong thời gian qua, chúng ta đã có những cải cách y tế quan trọng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ y tế như nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thông qua việc nâng cấp các cơ sở y tế; tiếp tục tăng cường hỗ trợ trực tiếp cho các trạm y tế xã, đặc biệt ở các vùng nghèo. Chúng ta đã có những quy định về bình đẳng trong việc tham gia các hoạt động và sử dụng các dịch vụ y tế nhưng để hiện thực vấn đề này chúng ta phải cụ thể hoá các chính sách y tế đối với từng giới chẳng hạn đưa vấn đề điều chỉnh nam giới sử dụng biện pháp tránh thai bằng hoặc nhiều hơn phụ nữ vào trong Luật Bình đẳng giới; Luật Bình đẳng giới khi quy định việc hỗ trợ cho phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa tại khoản 3 Điều 17 là quy định mới về chính sách ưu đãi, mang tính nhân văn và phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật nhà nước, có chính sách khuyến khích, ưu đãi, động viên kịp thời đối với những người thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình.

Hai là vấn đề tiếp cận các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hoá gia đình. Nhà nước nên tăng ngân sách nhà nước cho các hoạt động

Một phần của tài liệu Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)