Trong lĩnh vực kinh tế, lao động

Một phần của tài liệu Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam (Trang 58)

Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế, lao động được xác định là những quyền cơ bản của phụ nữ. Xuất phát từ nguyên nhân sâu xa đã tồn tại trong xã hội phong kiến Việt Nam là trọng nam khinh nữ, không coi trọng phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội, do đó phụ nữ không có cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội nói chung và các hoạt động sản xuất kinh tế xã hội nói riêng. Xác định được tầm trọng của phụ nữ là chiếm 1/2 lực lượng lao động trong xã hội, Việt Nam, thành viên của Công ước CEDAW đã sớm xác định vị trí quan trọng của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế và đã thể chế chúng trong các quy định của pháp luật.

Trong lĩnh vực kinh tế nội dung bình đẳng giới bao gồm:

1. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

2. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm: a. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;

b. Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.

Các quy định liên quan đến bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế được quy định trong Hiến pháp 1992, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Bộ luật lao động, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Hợp tác xã, Luật Bình đẳng giới và nhiều văn bản pháp luật khác. Cụ thể Hiến pháp 1992 quy định “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” (Điều 57) và “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình” (Điều 63) [18, tr.157]. Để thể chế các quy định của Hiến pháp 1992, các luật chuyên ngành khi xây dựng đã thể hiện tư tưởng chỉ đạo đó. Tại Điều 13 của Luật Doanh nghiệp quy định: Tổ chức cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, và trong luật này cũng quy định cụ thể, chi tiết các điều kiện tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp. Chẳng hạn, tại khoản 3 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp quy định: Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. Tương tự, ở Luật Chứng khoán, Luật kinh doanh bất động sản, Luật Đầu tư đều có những quy định về quyền thành lập doanh nghiệp và sản xuất kinh doanh. Điều 6 Luật Chứng khoán quy định nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán. Như vậy, nguyên tắc bình đẳng giới đã được quy định tại pháp luật về doanh nghiệp trong việc tham gia thành lập doanh nghiệp, góp vốn, điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bình đẳng trong việc thực hiện quyền và chấp hành nghĩa vụ của người góp vốn; tiêu chuẩn và điều kiện tham gia quản lý doanh nghiệp; tiêu chuẩn và điều kiện của người điều hành sản xuất, kinh doanh; tiêu chuẩn và điều kiện để được cấp phép kinh doanh, giấy phép hoạt động; tiêu chuẩn, điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề. Như vậy, ngoài quy định về nguyên tắc bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh

tế thì trong Điều 12 của Luật Bình đẳng giới còn đưa ra các biện pháp để thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế. Tại Điều 110 của Bộ luật lao động ghi: Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ để ngoài nghề đang làm, người lao động nữ còn có thêm nghề dự phòng và để việc sử dụng lao động nữ được dễ dàng, phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ; Nhà nước có chính sách ưu đãi, xét giảm thuế đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ. Cụ thể là Điều 5 của Nghị định số 23/CP năm 1996 xác định doanh nghiệp có đủ một trong hai điều kiện sau đây là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ:

1. Doanh nghiệp sử dụng thường xuyên từ 10 đến 100 lao động nữ và số lao động nữ từ 50% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ và có số lao động nữ từ 30% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp [9].

Và khi đáp ứng được các điều kiện trên doanh nghiệp sẽ được vay vốn với lãi suất thấp từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm; được ưu tiên sử dụng một phần trong tổng số vốn đầu tư hàng năm của doanh nghiệp để chi cho việc cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ và hưởng chính sách ưu đãi xét giảm thuế lợi tức để chi thêm chế độ cho lao động nữ.

Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế còn bao gồm cả vấn đề sở hữu. Điều 58 Hiến pháp 1992 hiện hành quy định: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác;… Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân” [18, tr.155]. Điều 170 Bộ luật dân sự cũng quy định rõ những căn cứ để xác lập quyền sở hữu như xác lập sở hữu thông qua lao động sản xuất, kinh doanh mà có, do tham gia giao dịch dân sự, do được thừa kế… Theo quy định này thì bất kỳ người nào dù là nam giới hay phụ nữ đều được cộng nhận là chủ sở hữu hợp

pháp đối với tài sản khi tài sản đó được xác lập dựa trên những căn cứ hợp pháp. Ngoài ra tại các Điều 164, 167, 184, 193, 197 của Bộ luật dân sự đã quy định cụ thể các quyền chủ quan của chủ sở hữu như quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình theo ý chí của mình. Bình đẳng nam, nữ trong lĩnh vực kinh tế còn thể hiện ở hành vi xác lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Tại Điều 36 Bộ luật dân sự năm 2005 khẳng định: “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trong giao lưu dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, bền vững, hoà thuận, hạnh phúc” và “các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung” [14]. Nguyên tắc bình đẳng nam, nữ trong quan hệ sở hữu còn được thể hiện ở quan hệ thừa kế vợ chồng. Đó là khi một bên vợ hoặc chồng chết trước thì khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng sẽ được chia đôi, một nửa thuộc sở hữu của người còn sống, nửa còn lại được xác định là di sản của người chết. Trên cơ sở nguyên tắc về sở hữu tài sản của Bộ luật dân sự thì ở các quy định pháp luật khác cũng quy định và thừa nhận quyền sở hữu về tài sản không phân biệt giới tính. Chẳng hạn quy định của Luật đất đai thì căn cứ pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất và công nhận người có quyền sử dụng đất hợp pháp mà không phân biệt giới tính.

Trong lĩnh vực lao động, Điều 13 của Luật Bình đẳng giới quy định:

1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác;

2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh;

3. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:

a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ

c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

Công ước CEDAW khi đề cập tới nội dung của việc đảm bảo quyền bình đẳng của lao động nữ trong lĩnh vực việc làm đã xác định trách nhiệm của các quốc gia là: Các nước tham gia Công ước phải làm mọi biện pháp thích hợp để xoá bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực việc làm nhằm đảm bảo những quyền như nhau trên cơ sở bình đẳng nam nữ. Tại Điều 55 của Hiến pháp 1992 quy định: Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động. Và công dân nam, nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, gia đình và xã hội. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ (Điều 63). Điều 5 khoản 1 của Bộ luật lao động khẳng định: “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo”. Bên cạnh đó tại khoản 1 Điều 109 quy định: “Nhà nước đảm bảo quyền việc làm của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới, có chính sách khuyến khích người lao động, tạo điều kiện để người lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn ngày, không trọn tuần, giao việc làm tại nhà” [16].

Trong việc ký kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động, Điều 111 Bộ luật lao động năm 2002 quy định: “1.Người sử dụng lao động phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam, nữ về tuyển dụng lao động; 2. Người sử dụng lao động phải ưu tiên nhận lao động nữ vào làm việc khi người đó đủ tiêu chuẩn tuyển chọn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ mà doanh nghiệp đang cần” [16]. Đặc biệt tại Điều 39 và Điều 111 Bộ luật quy định rõ về việc người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do người đó kết hôn, có thai hay nuôi con nhỏ.

Trong việc trả lương cho lao động nữ, tại Điều 63 Hiến pháp 1992 nêu rõ: “… Lao động nữ và nam làm việc như nhau thì tiền lương ngang nhau” Điều này tiếp tục được cụ thể hoá tại Điều 111 của Bộ luật lao động năm 2002: “Người sử dụng lao động phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam, nữ về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động” [16]. Điều 18 Nghị định số 114/CP ngày 31/12/2002 hướng dẫn về tiền lương chỉ rõ, lao động nữ nếu làm công việc như lao động nam thì được trả lương như nhau.

Trong lĩnh vực bảo hộ lao động: Quyền được làm việc trong điều kiện lao động thuận lợi, hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là quyền đương nhiên của mọi người lao động khi tham gia quá trình lao động. Nhưng đối với phụ nữ đây là vấn đề cần được đặc biệt coi trọng bởi nó liên quan đến thiên chức làm vợ, làm mẹ của họ. Ý thức được vấn đề này, pháp luật Việt nam đã quy định rõ tại Điều 113 của Bộ luật lao động: “1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục do Bộ Lao động thương binh xã hội và Bộ Y tế ban hành; 2. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ bất kỳ độ tuổi nào làm việc thường xuyên dưới hầm mỏ hoặc ngâm mình dưới nước” Thêm vào đó, Điều 116 Bộ luật lao động năm 2002 cũng buộc người sử dụng lao động ở những nơi sử dụng nhiều lao động nữ phải có các trách nhiệm khác như: thiết kế chỗ thay quần áo, buồng vệ sinh, tổ chức các nhà trẻ, lớp mẫu giáo…

Về vấn đề bảo đảm quyền lợi cho lao động nữ trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Tại khoản 1 Điều 145 Bộ luật lao động năm 2002 và các Điều 10, Điều 11, 12 của Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 về việc ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội và được sửa đổi, bổ sung ở Nghị định số 01/2003/NĐ - CP ngày 09/01/2003 quy định: “Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ 4 đến 6 tháng tuỳ theo điều kiện lao động, tính chất công việc nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi hẻo lánh, được nghỉ việc đi khám thai, thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình. Nếu sinh đôi trở lên thì mỗi con tính từ con thứ hai trở đi,

người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày” [10]. Lao động nữ được hưởng trợ cấp ốm đau và khi hết tuổi lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng và theo điểm a khoản 1 Điều 145 Bộ luật lao động và Nghị định số 01/2003/NĐ-CP năm 2003, lao động nữ đủ 55 tuổi và đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng tỷ lệ % lương hưu hàng tháng tối đa do Chính phủ quy định như lao động nam đủ 60 tuổi và đủ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội. Sở dĩ có những quy định như vậy là do, đối với lao động nữ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sau 15 năm được tính thêm 3%, trong khi nam giới chỉ được tính 2%.

Như vậy, bên cạnh các quy định của pháp luật lao động quy định về quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới trong việc tham gia các quan hệ lao động thì trong một số các văn bản pháp luật khác như Pháp lệnh cán bộ công chức, các Nghị định số 116, 117 năm 2003… cũng quy định chi tiết các điều kiện tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức người lao động đảm bảo không có sự phân biệt đối xử nào giữa nam và nữ.

Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế, lao động đã được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện và thực tế là những quy định của pháp luật đó đã trở thành khung pháp lý quan trọng cho việc thực hiện các quyền này của phụ nữ.

Với những quy định công khai và trên nguyên tắc bình đẳng giới trong việc tạo điều kiện cho nữ giới tham gia vào các quan hệ của quá trình sản xuất kinh doanh đã góp phần vào phát triển kinh tế đất nước và quan trọng là giải quyết việc làm, thúc đẩy kinh tế gia đình phát triển. Một ưu điểm dễ dàng nhận thấy từ việc thực hiện quyền về kinh tế của phụ nữ là con số doanh nhân nữ thành đạt ngày càng nhiều. Hiện nay chúng ta cũng chưa có một con số điều tra chính xác nào về số liệu doanh nhân nữ nhưng theo số liệu khảo sát diện rộng của một công ty tài chính quốc tế (IFC) năm 2005 thì doanh nhân nữ tại Việt nam đang ngày càng chiếm nhiều vị thế quan trọng trong kinh tế và tại các doanh nghiệp. Hiện nữ giới đang điều hành khoảng 30% doanh nghiệp nhỏ và

Một phần của tài liệu Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)